Từ Staline Tới Putin
Friday, February 6, 2015 8:18
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.
Vả lại việc dân chủ hóa Sô viết và Đông Âu phá hủy quyền lực của Đảng CS Nga cũng như của Gorbachev, các nước thuộc địa đòi trả độc lập nhất là ba nước Lithuania, Latvia, và Estoniađã bị Staline sáp nhập vào Nga năm 1940. Năm 1989 người Tây phương gọi là cuộc Cách mạng 1989 (Revolutions of 1989) các nước đông Âu từ bỏ chế độ CS và trở lại chế độ dân chủ tự do của họ trước 1945. Ngoài ra các nước trong Liên bang, thuộc địa cũ từ thời Nga Hoàng tuyên bố độc lập, Liên Bang Sô viết tan như xác pháo cuối năm 1991. Mười lăm (15) nước tuyên bố độc lập tách khỏi Liên bang Sô viết là Armenia, Azerbaijan,Belarus, Estonia, Georgia, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Latvia, Lithuania, Moldova, Russia, Tajikistan,Turkmenistan, Ukraine, và Uzbekistan. Sự ly khai này đã khiến Nga mất một nửa dân số, trước là 290 triệu nay chỉ còn 145 riệu
Cách đây 72 năm Lenine đem lý thuyết Marx Engels về thực hiện cuộc Cách mạng vô sản long trời lở đất năm 1917 và bây giờ Gorbachev thực hiện cuộc Cách mạng 1989, giải tỏa xiềng xích chế độ CS áp bức, đem lại dân chủ tự do cho Nga, cho các nước Đông Âu và các nước thuộc địa cũ của Nga từ thuở xa xưa. Gorbachev là người có công lớn với nhân loại, ông đã cứu nước Nga, các nước Đông Âu, các thuộc địa cũ của Liên bang, đem lại tự do bác ái cho nhân dân. Gorbachev người có ảnh hưởng nhất thế giới thập niên 80, đã thay đổi cả một kỷ nguyên, một vĩ nhân của thế kỷ. Chính ông ta đã đào huyệt chôn vùi chế độ CS tại Nga, Đông Âu và cả trên thế giới mặc dù nay các nước CS da vàng còn thoi thóp thở nhưng chúng cũng đang từ từ dẫy chết.
Tháng 8-1991, Ủy ban nhà nước tình trạng khân trương đưa quân nhẩy về Moscow làm đảo chính theo kiểu Nguyễn Chính Thi năm 1960 tại Sài Gòn để lật đổ Gorbachev, ông này bị giam ba ngày tại Crimea. Yeltsin, Tối cao liên bang (Chủ tịch quốc hội) đã đứng trên một chiếc xe tăng hô hào nhân dân chống đảo chính, ông đã dẹp được cuộc phản loạn, nhân dân biểu tình chống quân đảo chính, Gorbachev được cứu tại Crimea.
Cuộc đảo chính của nhóm CS bảo thủ thất bại, người dân không muốn trở lại chế độ hà khắc, tàn bạo, đây là cái quẫy mình cuối cùng của bọn tàn dư CS Nga trước khi chết
Boris Yeltsin
Sự nghiệp chính trị Gorbachev suy thoái, Yeltsin dần dần nắm được quyền hành từ bộ này sang bộ khác kể cả điện Cẩm Linh. Ngày 6-11-1991 ông ra nghị quyết bãi bỏ tất cả mọi hoạt động của Đảng CS trên đất Nga. Mới đầu ông là người ủng hộ Gorbachev, Yeltsin nổi lên khi thực hiện Tái cấu trúc, đổi mới, ông thành đối thủ chính trị mạnh nhất của Gorbachev. Ngày 29-5-1990 Yeltsin được bầu Chủ tịch Tối cao Sô viết (Chủ tịch Quốc hội). Ngày 12-6-1991 Yeltin được bầu theo phổ thông đầu phiếu làm Tổng thống Cộng hòa Xã hội liên bang Sô Viết Nga (Russian Soviet Russian Soviet Federative Socialist Republic), lúc đó là một nước trong liên bang 15 nước. Khi Gorbachev từ chức và Liên bang Số viết giải tán ngày 25-12-1991, Yeltsin giữ chức Tổng thống liên bang Nga, năm 1996 ông tái đắc cử.
Ông chủ trương cải tổ kinh tế chỉ huy xã hội chủ nghĩa tới một nền kinh tế thị trường tự do, dưới thời Yeltsin, nhiều suy thoái như lạm phát, tham nhũng, kinh tế khủng hoảng và nhiều vấn đề chính trị xã hội ảnh hưởng nặng nước Nga. Năm 1992 vật giá tăng vọt, thập niên 90 tổng sản lượng suy giảm còn một nửa, thất nghiệp dữ dội, lạm phát phi mã khiến bao nhiếu người mất hết tiền tiết kiệm, mười triệu người Nga lâm vào cảnh bần hàn.
Ông tiếp tục giữ chức Tông thống cho tới 31-12-1999, tỷ lệ ủng hộ xuống không còn gì trong những ngày cuối cùng, một loạt những khủng hoảng kinh tế chính trị khiến Yeltsin không lấy lại được uy tín lúc ban đầu. Ông từ chức ngày 31-12-1999, Thủ tướng Vladimir Putin trở thành tổng thống lâm thời cho tới khi cuộc bầu cử mới được tổ chức ngày 26 tháng 3, 2000.
Vladimir Putin
Ông giữ chức Thủ tướng Nga từ tháng 8-1999 tới tháng 12-1999, sau đó làm Tổng thống lâm thời do Yeltsin trao lại từ cuối 1999 tới tháng 3-2000. Putin đắc cử Tổng thống 26-3-2000 với 53% số phiếu nhiệm kỳ đầu 2000-2004 và tái đắc cử nhiệm kỳ hai 2004-2008 đồng thời với hai nhiệm kỳ của TT Mỹ Bush con. Ông lại làm Thủ tứớng từ 2008-2012 trong khi Dmitry Medvedev, Thủ tướng của ông lên làm Tổng thống. Putin cũng là chủ tịch đảng Thống nhất Nga, đã phục vụ cho KGB 16 năm, lên tới trung tá trước khi hoạt động chính trị. Ông tham gia chính phủ Yeltsin và lên rất nhanh. Vì hiến pháp chỉ cho làm Tổng thống hai nhiệm kỳ ông không thể ra ứng cử tiếp năm 2008.
Dmitry Medvedev, Thủ tướng của Putin đắc cử Tổng thống 2008 và cử Putin làm Thủ tướng. tháng 9-2011 sau khi luật thay đổi tăng nhiệm kỳ Tổng thống từ 4 lên 6 năm, Putin cho biết ông sẽ ứng cử lần thứ ba (2012) khiến nhân dân biểu tình chống đối tại nhiều thành phố Nga. Ông lại thắng cử Tổng thống năm 2012 (63.6% số phiếu) và sẽ cầm quyến 6 năm, cử Dmitry Medvedev làm Thủ tướng. Đây chỉ là một trò hề bầu cử, ông Tổng thống xuống làm Thủ tướng rồi ông Thủ tướng lên làm Tổng thống, nước Nga trở thành một hí trường cho hai anh hề diễn tuồng bầu bán ma mãnh.
Putin bị trong nước chống đối, bị thế giới coi là dân chủ giả hiệu, người ta cho là nền dân chủ lai căng này sẽ từ từ đưa tới độc tài, năm 2014 Nga bị truất khỏi G-8 vì sáp nhập bán đảo Crimea vào nước họ.Ngày 21-2-2014 Quốc hội Ukraine lật đổ Tổng thống thân Nga Yanukovych và cử TT lâm thời Turchynov lên thay. Mỹ và Tây phương công nhận chính phủ mới, Nga phủ nhận. Hai ngày sau Putin đưa vũ khí lén giúp bọn gốc Nga chiếm bán đảo Crimea, cuối tháng 3 họ tổ chức bầu cử ma mãnh dưới sự yểm trợ xe tăng để sáp nhập bán đảo này vào Nga.
Kinh tế tốt đẹp trong thời kỳ Putin làm Thủ tướng và Tồng thống lần đầu 1999-2008 lợi tức thực sự tăng 2.5 (hai lần rưỡi), lương bổng thực sự tăng gấp ba, thất nghiệp, nghèo nàn giảm một nửa, nhân dân mãn nguyện. Nhiệm kỳ trước của Putin được đánh dấu kinh tế tăng trưởng, kinh tế Nga tiến một mạch 8 năm, Tổng sản lượng tăng 600% , chính phủ giảm thuế. Chính sách năng lượng khiến Nga trở thành siêu cường năng lượng. Putin trợ giúp kỹ nghệ high tech như Quốc phòng, nguyên tử, đầu tư ngoại quốc gia tăng khiến kỹ nghệ xe hơi tăng trưởng. Nay đầu tư vừa giảm 2.5% vì Ukraine khủng hoảng, nước Nga khác thường trong số những nền kinh tế lớn ở chỗ họ dựa vào lợi tức năng lượng dầu, khí để tăng trưởng
Đất nước được thiên nhiên ưu đãi có đầy tài nguyên thiên nhiên gồm dầu, khí đốt thiên nhiên, kim loại quí…chiếm phần lớn hàng xuất khẩu Nga. Những thập niên 2000 năng lượng nhiên liệu đã thay đổi bộ mặt nước Nga trở thành siêu cường năng lượng như năm 2012 dầu và khí đốt chiếm 16% Tổng sản lượng, chiếm 52% lợi tức ngân sách liên bang và chiếm hơn 70% hàng xuất cảng. Kỹ nghệ quân sự Nga rất cao, năm 2013 vũ khí xuất cảng là 15 tỷ (Mỹ kim) đứng thứ hai sau Mỹ gồm máy bay chiến đấu, phòng không, tầu chiến, tiềm thủy đĩnh …
Từ 2000-2012 xuất cảng dầu khí khiến đời sống người dân tăng, lợi tức tăng 160% nhưng lợi tức phân phối không đều trong khi 110 nhà tỷ phú chiếm giữ 35% tiến của trong nước. Nga cũng bị nạn tiền thất thoát ra ngoại quốc, từ 2000-2012 mất 880 tỷ Mỹ kim.
Nay kinh tế Nga bị suy thoái từ khi sáp nhập bán đảo Crimea, bị Mỹ và Tây phương trừng phạt kinh tế, thị trường chứng khoán lao xuống vực thẳm, đồng Rúp mất giá gần một nửa. Nay giá dầu thô tụt xuống dưới 50 đô so với trên 100 đô nửa năm trước khiến kinh tế Nga càng khốn đốn vì họ sống bằng bán dầu, năng lượng.
Nga hoàn toàn trái ngược với nước Nhật, diện tích Nga nay 17 triệu Km vuông gấp 44 lần nước Nhật (337 ngàn Km2), Nga có rừng vàng biển bạc trong khi Nhật bị thiên nhiên bạc đãi, không có tài nguyên nhưng nhờ trí thông minh, tài năng họ đã chế tạo được các hàng xuất khẩu tuyệt hảo bán khắp năm châu. Kỹ nghệ đã đưa Nhật lên hàng kinh tế lớn thứ nhì trên thế giới thập niên 80, 90 và 2000, chỉ mới xuống hàng thứ ba những năm gần đây. Putin có công đào xới cái “của trời cho” đem xuất cảng đưa đất nước lên hàng cường quốc kinh tế thứ 8 mà trước đó đứng hàng thứ mấy chục.