Tập trung vào cuộc nói chuyện
Hằng, 29 tuổi: “Tôi đã gặp bố mẹ bạn trai của tôi trong một buổi tiệc. Lúc đó mũi tôi đang có một chiếc mụn khá lớn, vì vậy mọi sự lo lắng tôi đều dồn hết về phía nó và cũng chính vì chiếc mụn quái gở đó mà tôi không tài nào có thể tập trung vào cuộc nói chuyện.
Không gây ấn tượng bằng cách phóng đại mình
Chị Mai, 27 tuổi, thích khoe về câu chuyện lần đầu gặp bố mẹ chồng cũ của mình. Theo lời chị ấy kể, sau buổi gặp gỡ với bố mẹ chồng tương lai, chị đã gửi một bó hoa đắt tiền đến gia đình anh ấy như một cách thể hiện bản thân.
Trong khi đó, thực tế chúng tôi đều biết rằng, điều kiện kinh tế của chị Mai không phải khá giả hay nói một cách chính xác chị ấy là một cô gái con nhà nghèo.
Không đưa ra những câu hỏi khó trả lời
“Chúng tôi đã đính ước với nhau khi ra mắt bố mẹ người yêu tôi”, Dung, 26 tuổi, tâm sự. “Chúng tôi đã có mối quan hệ tốt đẹp nếu cô ấy không liên tục đăt ra những câu hỏi khó trả lời cho bố mẹ tôi.
Đó không hẳn là những câu hỏi hóc búa không thể trả lời, nhưng đó lại là những câu hỏi khá tế nhị và nhạy cảm, vì vậy đã khiến bố mẹ tôi rất khó xử”.
Ăn uống một cách chừng mực
Một câu chuyện cảnh báo từ Hằng, 27 tuổi: “Khi gặp bố mẹ anh ấy trong bữa ăn trưa, không hiểu sao lúc đó tôi lại ăn một cách ngấu nghiến như một kẻ chết đói.
Và tôi nghĩ rằng chính điều này làm tôi “mất điểm” trong mắt bố mẹ chàng vì nếu là bạn, bạn có thấy ấn tượng với một cô gái ăn uống một cách tùy tiện đến phát ói và phải vào nhà tắm để “xả” không?”.
Đối xử với bố mẹ chàng như những người bạn, chứ không phải như với các cụ cổ hủ
Bố mẹ chàng cũng giống như bố mẹ mình, đều là những người của thế hệ trước, chính vì vậy, những suy nghĩ, lời nói hay việc làm của “các cụ” đều có những nét khác biệt đối với thế hệ trẻ hiện tại.
Nếu thực sự muốn hòa nhập với họ, bạn hãy tỏ ra thân thiện với họ như những người bạn, những người cùng thế hệ, chứ không để ánh mắt coi thường, coi nhẹ các cụ như những người của thế hệ trước, những người cổ hủ.
theo afamily