ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: Cơ Duyên
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Khi tân nương ‘đi bụi’
Wednesday, October 6, 2010 15:19
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Giận chồng ham chơi game online ngay trong tuần trăng mật, Đào một mình bắt xe khách trở về thành phố. Sợ mẹ đẻ và mẹ chồng mắng, cô dâu mới xách va ly đến nhà bạn trú ngụ.

Thanh Đào (quận 3, TP HCM) tâm sự, sau khi cưới xong, hai vợ chồng chọn tuần trăng mật ở Nha Trang. Ngày đi, cô bất ngờ vì chồng nhất quyết đòi mang theo laptop với lý do chính đáng là giải quyết công việc đột xuất khi cần, lưu hình đi chơi của hai đứa, mở nhạc cho vợ nghe… Phần mình, cô chủ tâm sẽ dành thời gian hạnh phúc bên chồng, tạm gác công việc dù rất quan trọng sang một bên.

Vừa đến khách sạn, đưa vợ đi ăn uống, tắm bùn thư giãn xong, Tứ – chồng Đào, lao vào ôm máy tính. Anh thuyết phục: “Cần giải quyết công việc rất quan trọng, liên quan tới tiền tỷ”. Thế là bà xã thông cảm, đi dạo biển một mình trong khi chờ chồng. Nhưng gần một tiếng đồng hồ vẫn không thấy chồng đâu, gọi điện thì bảo gần xong, Đào trở vào phòng bắt quả tang chàng đang chăm chú “tiêu diệt kẻ thù” trên game, đã vậy còn tổ chức cưới vợ ảo nữa. Giận dỗi chồng ham chơi, bỏ bê vợ ngay tuần trăng mật, cô đi thẳng một mạch ra bến xe về lại thành phố.

“Khi xe chuyển bánh, lòng tôi hoang mang vì mới cưới đã bỏ chồng đi rồi. Có trở về thành phố, chắc chắn tôi không can đảm về nhà mẹ đẻ, bố mẹ tôi mắng chết. Còn nhà chồng thì tôi càng không dám về một mình. Không có nơi để về, tôi đành xin bạn cho ở nhờ”, Đào bộc bạch.

Còn Tứ sau khi “giao chiến” trên mạng xong ra bãi biển không thấy vợ cũng hốt hoảng đi kiếm, điện thoại lại báo không liên lạc được. Ông chồng tức tốc chạy về khách sạn nhờ lễ tân báo công an, mới biết cô vợ mới đã bắt xe khách về thẳng Sài Gòn.

Khi tân nương ’đi bụi’ - Tin180.com (Ảnh 1)
Để cuộc chung sống hạnh phúc vững bền, vợ chồng cần chia sẻ và hòa hợp với nhau, sống có trách nhiệm với cả cha mẹ, họ hàng hai bên. Ảnh có tính minh họa: P.A.

Còn chị Sinh ở quận 9, TP HCM, vừa lập gia đình gần một tháng cũng phàn nàn: “Ngày còn yêu nhau, mỗi lúc giận hờn tôi hay bỏ đi không cãi nhau, không nghe điện thoại và không gặp mặt anh ấy. Nhưng anh xuề xòa bỏ qua vì hiểu tính tôi trẻ con. Cưới mới một tuần, vợ chồng cãi nhau, tôi tức giận chạy ra đường gọi xe ôm về nhà bố mẹ đẻ”.

Trước khi lấy nhau, các đôi chưa bị ràng buộc bởi nhiều mối quan hệ khác như cha mẹ vợ, chồng, làng xóm. Nhưng sau hành động bỏ nhà đi của cô dâu mới, chị Sinh phải nhận nhiều lời chê trách và cái nhìn không thiện cảm từ gia đình chồng.

“Dâu mới đã bỏ nhà đi nên vô tình tôi làm ông xã tôi bị mất mặt với bố mẹ, anh em ruột. Còn phía nhà tôi lại nghĩ anh làm điều gì sai quấy nên gặp anh ngoài đường không thèm hỏi một câu dù anh đã vui vẻ chào trước, khiến anh rất buồn. Tôi cũng khổ, hối hận nhưng chuyện đã rồi”, người vợ trẻ kể.

Chị Phượng (quận Tân Bình, TP HCM) đã bỏ gia đình mới ra đi trong nước mắt vì xung đột với mẹ chồng. Chị quyết định lập gia đình khi sắp bước sang tuổi 30. Vui mừng vì sắp có mái ấm riêng của mình, nhưng chị cũng có nhiều nỗi lo khác như thu nhập nhân viên văn phòng như chị chỉ khoảng 4 triệu đồng một tháng. Với mức lương này chị có thể chi tiêu tiết kiệm và sống thoải mái lúc độc thân; nhưng khi có gia đình, có con, hay đám cưới, cúng giỗ bên nhà chồng… đồng nghĩa với việc phát sinh thêm nhiều khoản chi phí khác. Những lo toan này khiến cảm thấy bị áp lực đè nặng.

Phượng tâm sự: “Có lúc tôi tự ti về gia cảnh của mình, bố mất khi lên 10, mẹ ở nhà nội trợ đã nhiều năm. Nếu lấy chồng, phần lớn khoản chi phí đều do gia đình chồng lo. Tôi biết anh Tân sẽ không toan tính vì chúng tôi là vợ chồng nhưng còn bà con, cha mẹ anh sẽ lời ra tiếng vào”.

Một lần tình cờ, chị nghe được cuộc nói chuyện của mẹ chồng cùng vài người bạn. Bà tự hào khoe, nhiều nhà lấy vợ cho con còn được sui gia hỗ trợ, mua thêm đất đai, cho tiền cất ngân hàng lên đến 7 con số. Còn nhà bà, lấy vợ cho con đúng nghĩa vì nhà sui không phải bỏ ra một hào nào lo cho tiệc cưới hay mua sắm gì trong gia đình. Cô dâu chỉ mang quần áo về nhà chồng, nên ăn ở không biết điều nữa là bà đuổi thẳng cổ.

Không nói với chồng tâm sự của mình, nhưng trong lòng chị cảm thấy rất đau, bị tổn thương vì mẹ chồng coi khinh gia cảnh nghèo của mình. Còn anh Tân, lấy vợ rồi nhưng tiền lương mỗi tháng vẫn đưa mẹ giữ. Chị Phượng trao đổi thẳng thắn với chồng, anh bảo: “Đó là thói quen từ xưa đến giờ của anh. Hai vợ chồng ăn ở nhà của mẹ, tiền lương của anh xem như tiền cơm nước, tiền biếu bố mẹ hàng tháng. Còn ‘lậu’ anh giữ, em muốn chi tiêu hay mua sắm gì thì nói anh cho”.

Vừa mặc cảm với mẹ chồng về hoàn cảnh gia đình, vừa giận chồng vì vẫn quen kiểu tiêu tiền như khi chưa có vợ, thế là hai vợ chồng son xảy ra xung đột. Chị Phượng khéo léo không thể hiện “chiến tranh lạnh” trước mặt mẹ chồng. Nhưng anh Tân lại “tâm sự” với mẹ. Con dâu đang rửa chén dưới bếp thì nghe giọng mẹ chồng vang lớn ở phòng bên: “Chỉ biết vác cái thân không về nhà này, bây giờ còn đòi hỏi tiền chồng”.

Vốn uất ức nhiều ngày dồn nén, chị mạnh dạn bước chân vào phòng mẹ chồng thưa chuyện. Bà vừa nhìn thấy chị lại càng nổi cơn thịnh nộ, kể lể từ lúc lo đám hỏi đến đám cưới, từ mền, gối, drap giường, tivi, máy lạnh… đều một tay bà mua sắm. Anh Tân xua vợ về phòng, dỗ dành mẹ bớt giận. Chị nước mắt lưng tròng: “Nếu mẹ cần con dâu giàu có, nhiều tiền của, mẹ có thể chọn vợ giàu cho anh Tân. Con đồng ý ly hôn. Xin phép mẹ cho con về nhà mẹ đẻ”.

Chị trở về phòng thu dọn quần áo, ông xã chạy theo can ngăn, còn mẹ chồng oang oang: “Cô đến đây mang theo những gì thì khi đi mang theo những thứ đó, để lại tất cả những gì của nhà này lại đây”. Cô con dâu đau khổ tháo đôi bông tai, nhẫn cưới, dây chuyền mẹ chồng mua cho trả lại. Chị chỉ mang theo những bộ quần áo của mình ngày qua nhà chồng, lao ra cửa, khóc nghẹn vì niềm vui lấy chồng chỉ đến vài ngày.

Cho lời khuyên trong những trường hợp này, theo chuyên viên tư vấn tâm lý Trần Thế Thành, Trung tâm Tình yêu – Hôn nhân – Gia đình, quận Tân Bình, nền tảng của hôn nhân hạnh phúc là tình yêu, sự chia sẻ và lòng vị tha. Và yếu tố quan trọng để duy trì hôn nhân bền vững là sự chia sẻ. Khi có xung đột, các đôi vợ chồng trẻ phải bình tĩnh trao đổi thẳng thắn vấn đề, khúc mắc của mình để tìm ra cách giải quyết trên tinh thần “hợp tác cùng có lợi”.

“Mỗi người là một cá thể độc lập, một tính cách, vì vậy, các bạn phải có sự thay đổi để hòa hợp và cùng nhau chung sống đến cuối đời”, chuyên gia này nói.

Ông cho rằng, ngày nay các cô vợ trẻ khi giận hờn chồng thường có hành động bỏ nhà chồng về nhà mẹ đẻ. Vì khi trở về nhà mẹ đẻ, họ cảm thấy được an toàn, được bảo bọc và có nhiều người đứng về phía họ hơn tại nhà chồng. Nhưng người Việt có một câu: “Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”.

Ông Thành nói: “Khi đã lấy chồng, các chị em nên tập cho mình thói quen xem gia đình chồng là gia đình mình, không nên tự ý bỏ đi vì hành động nhất thời sẽ dẫn đến nhiều hậu quả khác làm tan vỡ hạnh phúc lứa đôi”.

Nhật My
(theo vnexpress)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.