Trên đường đến thăm các địa danh phía tây Luxor, hai tượng đá khổng lồ nằm trên bờ phía Tây của thành phố Thèbes sẽ là điểm dừng chân đầu tiên của bạn. Đây là vết tích còn sót lại của một ngôi đền rất lớn vào thế kỷ XVIII. Hai tượng này được xây dựng khoảng 1350 năm trước Công nguyên, là hiện thân của Pharaon Ai Cập, với tư thế ngồi trên ngai, hai bàn tay đặt trên hai đầu gối. Mỗi bên chân của tượng, có hình mẹ và vợ vua. Hai bức được tạc bằng đá granite và nặng hơn 1300 tấn. Người Hy Lạp đã đặt tên cho hai pho tượng này để tưởng niệm Trojan Memnon, người anh hùng đã bị giết bởi Achilles.
![Ai Cập - vùng đất của các Pharaoh (P.2) - Tin180.com (Ảnh 8)](http://beforeitsnews.com/vietnamese/wp-content/blogs.dir/11/files/2010/11/Ai-Cap-vung-dat-cua-cac-Pharaoh-P-2_Tin180.com_008.jpg)
Được xây dựng vào năm 1928 trước Công nguyên, đây là công trình kiến trúc – nghệ thuật tiêu biểu cho sự thịnh vượng của Ai Cập thời tân đại (khoảng 1.500-1.000 năm trước Công nguyên). Đền được nối liền với đền Luxor bằng một đại lộ dài 3.000 m, trên một khu đất rộng 40 ha với hàng trăm cột trụ đá cao 16 m với những bút tháp bằng đá granit nguyên khối, cao 29 m, nặng 385 tấn. Khác với các công trình ở Hy Lạp chỉ xây một lần bởi một kiến trúc sư, các công trình kiến trúc cổ Ai Cập được xây dựng qua nhiều thời kỳ khác nhau, bởi nhiều Pharaon khác nhau, Karnak được xây dựng hơn 1300 năm và hiện là ngôi đền lớn nhất và lâu đời nhất trên trái đất.
Nằm trên bờ phía đông của sông Nile, đền Luxor là nơi tiến hành các lễ nghi tôn giáo quan trọng của Ai Cập cổ đại. Được xây dựng bởi Pharaoh Amenhotep III và Ramesses II, mặt tiền ngôi đền là ngọn tháp cao vút được trang trí cảnh những chiến thắng của Ramesses, các Pharaoh sau này cũng ghi những chiến thắng của họ ở đó. Các cuộc hành lễ sẽ bắt đầu ở đền Karnak và kết thúc tại đền Luxor. Theo những biến đổi của địa chất, ngôi đền này đã từng bị chìm sâu dưới lòng đất. Vào năm 1885, để “moi” ngôi đền này lên, các nhà khảo cổ đã phải đào cả … một ngôi làng.
Bảo tàng Ai Cập
Viện bảo tàng của Ai Cập là nơi trưng bày những cổ vật vô giá của các triều đại Ai Cập cổ đại. Đây cũng là một trong những viện bảo tàng lớn nhất thế giới với vô số những tạo tác và di sản từ thời cổ đại. Cùng với 250.000 mẫu vật của các niên đại có từ 5.000 năm trước là 11 xác ướp của các triều đại Pharaoh Ai Cập. Đây sẽ là bộ sưu tập khổng lồ dành cho bạn khám phá về nền văn minh lâu đời nhất trên thế giới. Những hình vẽ sinh động trên vách tường hay những nét chạm khắc tuyệt mỹ trên các bức phù điêu sẽ đưa bạn trở về thế giới huyền ảo của Ai Cập cổ đại với hình ảnh các vị Pharaoh đang uy nghiêm trên ngai vàng lộng lẫy, các cung tần mĩ nữ đang reo hò, nhảy múa cùng những trận chiến oai hùng…
Một cô gái Hồi giáo với khăn trùm đầu màu đỏ
Ngoài những lăng tẩm và đền đài thì việc tìm hiểu về văn hóa và con người Ai Cập cũng là một điều khá tuyệt vời và thú vị không kém. Đa số người Ai Cập theo đạo Hồi cho nên quan điểm và cách ăn mặc của người Ai Cập rất khắt khe, đặc biệt là với phụ nữ. Để tỏ lòng tôn trọng và yêu mến đất nước Ai Cập thì du khách nữ không nên mặc váy ngắn khi vào các đền đài, lăng tẩm…,và việc mặc trang phục giống người bản xứ, nhất là các bộ trang phục truyền thống là một điều cấm kỵ ở Ai Cập.