ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: Cơ Duyên
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Sóng ngầm trong nhà
Saturday, December 25, 2010 7:52
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Giá mà một nhà đừng có hai chủ thì đâu đến nỗi bất hòa…

Sóng ngầm trong nhà - Tin180.com (Ảnh 1)

“Tiền là do chồng con kiếm được thì đương nhiên con có quyền giữ, mẹ già rồi giữ làm gì cho nặng người”, con dâu có cái lý của con dâu nhưng mẹ chồng có cái lẽ của mẹ chồng: “Tôi đẻ nó ra nuôi lớn bằng ngần ấy cho chị lấy thì không có lý gì tiền nó kiếm mà tôi không được giữ, còn tiêu hay cho ai thì chị không có quyền quản”…

Ngày này qua ngày khác lời qua tiếng lại thêm nặng, khiến cho hàng xóm cũng thấy phiền chỉ vì sự phân chia người “tay hòm chìa khóa” mà mẹ chồng nói xấu con dâu, con dâu tố khổ mẹ chồng. Chỉ khổ cho anh Hoàn, mải ra ngoài lo kiếm tiền “đầu tắt mặt tối”, không ngờ tiền đã châm ngòi nổ cho cuộc chiến giữa mẹ và vợ mình – hai người phụ nữ quan trong nhất đời anh.

Bề ngoài Thu với mẹ chồng mình “mẹ mẹ con con” ngọt như mía lùi, nhưng trong lòng cả hai đều có ý đề phòng người kia nói xấu mình với cái “két sắt di động”. Trước khi cưới nhau, Hoàn đã tự mở được công ty và kinh doanh có lãi, số lời kiếm được, anh đem gửi cả cho mẹ để lo cưới vợ. Đến khi lấy Thu rồi, anh vẫn quen như thế khiến cô cảm thấy khó chịu. Cô hỏi chồng: “Bây giờ em đã là vợ hợp pháp của anh thì mọi thứ của anh đều thuộc về em đúng không? Vậy thì tiền của anh kiếm được đương nhiên cũng phải do em giữ đúng không?” Anh Hoàn bảo vợ: “Em nhường mẹ một chút đi đâu mà thiệt. Mẹ già rồi chỉ thích giữ để ngắm thế thôi chứ sau này không cho mình thì cho ai, vì anh cam đoan em là dâu độc nhất của mẹ mà. Anh xin hứa sẽ chia đôi, mẹ một nửa và em một nửa được chưa?”.

Dù không bằng lòng nhưng Thu vẫn phải miễn cưỡng gật đầu.

Trước khi con trai cưới vợ, mẹ anh Hoàn cũng thủ thỉ: “Lấy vợ rồi con có thay đổi gì không?”. Anh liến láu cho qua chuyện: “Trước sao thì giờ vậy. Con lấy vợ chứ có lấy về thần giữ của đâu mà mẹ phải lăn tăn. Tiền của chúng con vẫn nhờ mẹ giữ hộ cho an toàn”. Được lời như cởi tấm lòng, bà hân hoan hỉ hả vì nghĩ rằng con trai mình vẫn để mình ở vị trí số một.

Hoàn biết vậy nên hàng tháng anh đều kín đáo đưa cho mẹ một phần và đưa cho vợ một phần coi như mua lấy sự bình yên, nhưng anh không ngờ chính sự không minh bạch ấy lại nảy sinh mối nghi ngờ. Thu nghĩ Hoàn đưa cho mẹ nhiều hơn, còn bà lại gặng hỏi: “Con lại giấu mẹ dúi cho vợ phải không, mà sao làm thì nhiều mà tiền càng ngày càng ngót thế”.

Hàng ngày, bà là người bỏ tiền chi phí cho việc ăn uống của cả nhà, còn Thu lo tiền điện, nước và điện thoại hàng tháng. Vốn tính tiết kiệm nên mỗi ngày đi chợ, bà chỉ tính mua vừa đủ ăn để không bị thừa cho lãng phí, thực phẩm và hoa quả toàn những loại trung bình. Nếu nhân dịp gì đó muốn cải thiện thì đích thân Thu phải lấy tiền trong ví mình mà đi chợ. Mẹ chồng lườm nguýt bóng gió: “Đồ tôi mua không phải để dành cho tiểu thư ăn nên tiểu thư muốn ăn thì phải tự đi mua lấy”. Thu không nói gì cả cho êm chuyện, đến bữa thì ngồi ăn qua loa cho xong.

Nhiều khi muốn cùng chồng ra ngoài ăn nhưng vừa gọi món xong thì nghe điện thoại của mẹ chồng réo: “Tối nay có món cá rô đồng nấu rau cải, hai đứa về sớm ăn cho nóng mới ngon”. Thu nhỏ nhẹ góp ý: “Có mỗi việc về ăn cơm bữa nào chẳng thế mà mẹ phải gọi mất một cuộc điện thoại”. Thế là bà tự ái: “Chị sợ tôi gọi điện thoại nhiều tốn tiền chứ gì, cuộc nào tôi gọi cuối tháng tôi trả”. Cô giãi bày: “Ý con không phải thế, nhưng việc nào không cần thiết thì thôi. Tối nào chúng con chẳng về nhà ăn cơm mà mẹ cứ thường xuyên gọi như thế sẽ không vui vẻ gì”. Bà khó chịu: “Tôi gọi cho con trai tôi cũng không được sao?”. Biết chẳng thu được lợi lộc gì trong những cuộc tranh luận nên cô lạnh lùng: “Tùy mẹ!”.

Thu mang bầu đứa con đầu lòng. Cô bị nghén nên ngửi mùi thức ăn nóng là buồn nôn, đến bữa cô đều phải đợi mọi thứ nguội lạnh và mọi người đã ăn xong hết thì mới ngồi vào bàn ăn. Mẹ chồng thấy thế nghĩ con dâu lấy cớ nghén để chống đối lại mình nên góp ý: “Cơm mẹ nấu là để cho cả nhà ăn, thái độ của con là gì vậy?”.

Trước mặt mẹ chồng, Thu vẫn nhỏ nhẹ: “Con xin lỗi! Tại con nghén nên sợ mùi thức ăn nóng, con ăn sau một chút cũng được”. Vừa ăn hết bát cơm trong ánh mắt dò xét của mẹ chồng thì thức ăn lại dâng đầy họng. Thu chạy vội vào nhà vệ sinh nôn ra bằng hết, bà ngồi ngoài phòng khách nói vọng vào: “Cơm mẹ nấu khó ăn đến thế sao? Con cứ làm như mình con biết chửa ấy. Ngày mẹ chửa thằng Hoàn ăn nồi bảy quăng ra, nồi ba quăng vào mà vẫn thiếu”. Bực mình trước thái độ thiếu thiện cảm của mẹ chồng nên Thu cũng không cần giữ ý nữa: “Mẹ tưởng con muốn mệt mỏi thế này lắm sao? Con khổ sở thế này không phải vì dòng giống nhà này sao?…”. Bà gào lên: “Chị giỏi lắm. Chị tưởng đẻ cho nhà này đứa con thì thích làm gì thì làm, thích hành ai thì hành hả?”.

Thấy khẩu chiến nổ giòn, anh vội dìu vợ vào phòng lựa lời an ủi: “Em nhường mẹ một chút mà khó thế sao. Đợi lát nữa mẹ lên phòng, anh đưa em ra ngoài ăn phở”. “Nhường, nhường, nhường…lúc nào anh cũng bắt em nhường mẹ anh sao không bảo mẹ nhường em một lần. Mẹ cứ nấu toàn bằng món đồ ăn rẻ tiền thế nào con anh cũng có ngày đói lả”.

Hoàn khó chịu: “Em nói xem, anh phải làm gì cho em thoải mái?”. Thu nói luôn: “Ra ở riêng, dù có phải thuê nhà em cũng muốn ra ngoài ở để em muốn ăn gì, làm gì theo ý mình tùy thích”. Hoàn quả quyết: “Được. Anh sẽ chiều theo ý em. Chưa đủ tiền mua nhà thì mình thuê tạm. Mai anh sẽ đi tìm nhà”. Bà chép miệng: “Đi thì đi cho rảnh nợ, để xem đi được mấy ngày”.

Vợ một nhà, mẹ một nhà, ngoài công việc kinh doanh của công ty, Hoàn phải chạy đi chạy lại như con thoi khiến anh không còn thời gian để nghĩ đến việc khác. Thu thường xuyên bắt chồng đưa đi ăn ngoài vì cô không thể tự tay vào bếp.

Một lần, do thức ăn không đảm bảo nên Thu bị ngộ độc thức ăn phải vào viện cấp cứu. Đang ngồi bên giường bệnh trông vợ truyền nước thì nghe tiếng điện thoại réo: “Mẹ bị cảm tả đang mắc màn trong nhà vệ sinh…”. Nghe thấy câu nói hụt hơi rồi bỏ lửng của mẹ, anh biết đã xảy ra chuyện. Hoàn vội gọi y tá vào trông vợ rồi hộc tốc phóng về. Thấy mẹ đang bò lê bò lết trong nhà vệ sinh, anh vội gọi xe cấp cứu và bế mẹ ra giường. Nhìn hai người phụ nữ đang nằm thiêm thiếp trên giường bệnh, họ không dám nhìn thẳng vào mắt nhau vì chắc cả hai đều đang nghĩ: “Giá mà…” một nhà đừng có hai chủ thì đâu đến nỗi bất hòa.

(Theo Hạnh phúc gia đình)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.