ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits: 1,695,061,045
Stories: 8,413,364
Profile image
0
0
Tác giả: clbhongoccan2013
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước: 1
24h trước: 1
Tổng số: 96
ThẾ GiỚi Quanh Ta (27)
Tuesday, August 27, 2013 3:54
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.

3/- Cá Spoonies (Cá tầm thìa) Là họ hàng gần của cá tầm, cá Spoonies cũng sở hữu một cơ thể khá lý tưởng với chiều dài thân đạt gần 2 m cùng trọng lượng 100 kg. Tuy được coi là hậu duệ gần gũi nhất còn sót lại của một loài cá nguyên thủy nhưng cá Spoonies cũng đang đứng trước mối nguy tuyệt chủng bởi sự săn bắt vô nhân đạo của loài người nhằm khai thác trứng của chúng.

Trên thực tế, trứng cá Spoonies muối có giá trị hàng ngàn USD/kg trên thị trường nên chúng bị săn bắt hết sức ráo riết. Do chỉ những con cá có trứng mới đem lại giá trị kinh tế nên cá Spoonies thường xuyên bị săn bắt trong mùa sinh sản, khiến số lượng loài cá được coi là hóa thạch sống này ngày càng ít đi.

4/- Cá Wallago (cá Leo) Wallago là một loài cá da trơn thuộc họ cá nheo, sống ở các nước châu Á, trong đó có Việt Nam. Là loài cá ăn thịt, cá Leo có thể phát triển kích thước lên tới 2,1 m cùng trọng lượng hơn 100 kg. Bên cạnh kích thước khổng lồ, cá Leo còn sở hữu phần đầu quá khổ so với kích thước cơ thể cùng cái miệng rộng ngoác, giúp nó dễ dàng đớp trọn con mồi.

Tuy chi cá Leo gồm 5 loài, trong đó có 1 loài sống trên sông Mekong nhưng diện mạo của loài cá này rất hiếm khi được nhìn thấy ở Việt Nam. Trong khi đó, chi cá Leo sống ở Ấn Độ và các nước khác cũng bị đe dọa nghiêm trọng bởi sự ô nhiễm nguồn nước, dẫn tới việc môi trường sống bị thu hẹp. 9 TGDD loai ca 3Chính vì lẽ đó, loài cá này cũng đang cận kề danh sách nguy hiểm.

5/- Cá kiếm nước ngọt : Tính tới thời điểm hiện tại, cá kiếm nước ngọt là một trong những loài nguy cấp nhất trong danh sách bên bờ vực tuyệt chủng. Theo ước tính, loài cá này chỉ còn tồn tại trong môi trường tự nhiên ở một vài địa điểm trên trái đất, trong đó có dòng sông Fitzroy ở Australia.

Các nhà sinh vật hoạc cho biết, cá kiếm nước ngọt sẽ dành những năm đầu tiên của cuộc đời để sinh trưởng và phát triển trong môi trường nước ngọt, trước khi di chuyển tới sống ở những cửa sông nằm ven biển khi đã trưởng thành. Nếu gặp các điều kiện phát triển thuận lợi, cá kiếm nước ngọt có thể phát triển cơ thể lên tới chiều dài lên tới 6 m.

6/- Cá da trơn khổng lồ sông Mekong : Là một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất thế giới, cá da trơn sông Mekong có thể phát triển cơ thể tới chiều dài 3 m. 9 TGDD loai ca 4Gần như không có kẻ thù tự nhiên trong quá trình sinh trưởng và phát triển trên dòng sông Mekong nhưng loài cá này đang đứng sát mép vực tuyệt chủng bởi mức độ đánh bắt quá mức của con người hoặc sự hình thành liên tiếp các đập thủy điện trên dòng sông.

Hiện tại, con người còn lưu giữ rất nhiều tài liệu cổ xưa có niên đại hàng ngàn năm nói về loài cá da trơn khổng lồ trên dòng sông Mekong. Trong khi đó, con cá da trơn lớn nhất được bắt giữ ở miền Bắc Thái Lan năm 2005 với cân nặng 293 kg. Tính tới thời điểm hiện tại, chú cá trên cũng là con cá nước ngọt lớn nhất được con người bắt giữ.

7/- Cá đuối gai độc khổng lồ : Không chỉ lớn nhất trong những loài cá đuối sống trên nước ngọt, cá đuối gai độc có tên khoa học là Himantura polylepis cũng là một trong những loài cá lớn nhất thế giới. Các nhà nghiên cứu cho rằng, những cá này là “hóa thạch sống”, vốn chẳng thay đổi gì nhiều trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển kéo dài hàng triệu năm qua.

9 TGDD loai ca 5Những con cá đuối gai độc khổng lồ sống ẩn mình ở hệ thống kênh ngòi chằng chịt của Thái Lan, Borneo, New Guinea và miền Bắc Australia. Do đặc tính sinh sống, loài cá này thường xuyên chôn mình dưới đáy sông và chỉ để hở lỗ thở duy nhất phía trên thân mình.

Con mồi của cá đuối gai độc là sò, cua và các loài sinh vật sống ở tầng đáy khác. Cảm biến sinh học trên mình cho phép cá đuối gai độc phát hiện điện trường của con mồi.

Những người sống gần sông nước kể rằng, cá đuối gai độc khỏe tới mức chúng có thể kéo những chiếc thuyền câu đi ngược dòng nhằm thoát thân khỏi những chiếc móc. Gai chứa nọc độc ở đuôi là một trong những thứ vũ khí tự vệ nguy hiểm bậc nhất của cá đuối, với những cú tấn công dễ dàng cướp đi sinh mạng một người trưởng thành.

Các nhà khoa học cho biết, số lượng cá đuối gai độc khổng lồ đã giảm mạnh trong những thập niên gần đây bởi môi trường sống của loài này bị xâm phạm. Giống như cá da trơn khổng lồ sống trên sông Mekong, cá đuối gai độc cũng là một trong những loài nằm sát mép vực tuyệt chủng. Hiện tại, không ai có thể xác định được số lượng chính xác cá đuối gai độc còn tồn tại trên trái đất.

8/- Cá vảy rồng Arapaima : Cá vảy rồng Arapaima còn có tên gọi khác là pirarucu hoặc paiche (Arapaima gigas), sống ở các sông ngòi, đầm lầy nhiệt đới Nam Mỹ. Kích cỡ quá khổ khiến cá vảy rồng Arapaima được coi là một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất hành tinh. Những con cá vảy rồng lớn nhất có thể đạt chiều dài 2,5 m với cân nặng lên tới 200 kg.

Trên thực tế, cá vảy rồng lần đầu được thế giới biết đến khi nhà sinh vật học người Thụy Sĩ tên là Louis Agassiz ghi nhận sự tồn tại của loài này năm 1829, 9 TGDD loai ca 6trên một con nhánh sông Amazon thuộc lãnh thổ Brazil. Kể từ đó, tên tuổi cá vảy rồng Arapaima nhanh chóng được khắp thế giới biết đến, kéo theo số lượng loài này sụt giảm bởi sự săn bắt của con người.

Trên thực tế, kích thước lớn khiến cá vảy rồng Arapaima không thể sử dụng nguồn oxi sẵn có trong nước để thở. Chính vì lẽ đó, loài cá này thường xuyên phải nổi lên mặt nước để lấy dưỡng khí. Tuy nhiên, hai mang lớn có chứa các bóng khí đặc biệt, có thể giãn nở để chứa oxy giúp cá vảy rồng có thể nhịn thở từ 5 đến 15 phút sau mỗi lần nổi lên mặt nước.

9/- Cá “ăn thịt người” Goonch : Goonch là loài cá da trơn khổng lồ, ăn thịt, sống trên các dòng sông chảy siết ở nhiều nước châu Á, đặc biệt là khu vực gềnh thác của những dòng sông bắt nguồn từ dãy Himalaya và nhánh chính trên thượng nguồn sông Mekong. Tuy khá khỏe mạnh và hung hãn nhưng số lượng loài cá này đang giảm mạnh bởi mức độ ô nhiễm ngày càng gia tăng trên các dòng sông..

Bên cạnh kích thước, cá Goonch còn gây sự chú ý mạnh mẽ vì bị coi là loài động vật ăn thịt người. Không ít người Ấn Độ tin rằng, xác người cháy dở sau nghi lễ hỏa táng chính là thức ăn của loài cá này. Tuy nhiên, việc tận diệt kèm theo sự thay đổi của môi trường khiến những con cá Goonch không thể phát triển cơ thể tới mức đủ lớn để tấn công con mồi kích thước tương tự con người.

Lan Hương post

Filed under: Văn Hóa Văn Nghệ Tagged: TG quanh ta

Prev123View as Single Page
Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story
If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.