Bé trai Ấn Độ có tên Tofajjal đã mắc phải một chứng hiếm gặp gọi là encephalo meningocele. Được biết, trong khoảng 40.000 – 45.000 trẻ em thì có một trường hợp được ghi nhận bị dị tật này.
Bác sỹ phẫu thuật thần kinh Sisir Das của một bệnh viện tại Kolkata nói với các phóng viên rằng : “Tofajjal được sinh ra với một dị tật hiếm – một “chiếc đầu” thứ 2 hình thành trên đỉnh đầu cậu bé”.
Chiếc “đầu” thứ 2 nặng gần 1 kg và mọc ngay bên trên đỉnh đầu của bé. Nó được cho là “chiếc đầu sinh đôi sống ký sinh” và có mô não ở bên trong. Các bác sỹ đã phẫu thuật cắt bỏ “chiếc đầu thứ 2” thành công sau 5 giờ đồng hồ nỗ lực. Rất may mắn, Tofajjal có dấu hiệu phục hồi nhanh chóng sau phẫu thuật. Họ hy vọng rằng, cậu bé sẽ có một cuộc sống bình thường trong tương lai.
Bác sỹ Sisir Das nói : “Tôi chưa bao giờ thực hiện một cuộc phẫu thuật như vậy từ trước tới nay. Chỉ một sai sót nhỏ có thể khiến cậu bé mất mạng”.
Trước đó, cha mẹ cậu bé cho biết, họ đã từ bỏ mọi hy vọng rằng con trai mình có thể được chữa khỏi. Tất cả những người thân đều cho rằng, dị tật của cậu bé sẽ không thể chữa trị được và cậu bé sẽ sớm qua đời.
Encephalo meningocele là một dạng khuyết tật thần kinh não và thường gặp ở khu vực Đông Nam Á hơn những nơi khác. Ở người mắc chứng bệnh lạ này, cả hai bộ não đều mọc nhô ra. (theo Nguyễn Hằng – Dailymail)
THĂM LÂU ĐÀI
PHƯƠNG ĐÔNG BÍ ẨN
Ngôi làng Taoping Qiang (Đào Bình Khương) của người Khương tại tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc, được xem như một “Lâu đài Phương Đông bí ẩn” với những nét kiến trúc vô cùng độc đáo.
Hầu hết các ngôi nhà trong làng được xây bằng đá và được nối với nhau bằng các con đường mòn, làm tăng thêm vẻ bí ẩn cho ngôi làng. Phía trước ngôi làng là sông và bao quanh nó là những ngọn núi.
Ngôi làng thuộc Huyện Lý, Châu tự trị A Bá, có nhiều pháo đài xây bằng đất tơi, đá hoặc gỗ. Cho đến nay, những công trình này vẫn còn nguyên vẹn sau trận động đất lịch sử xảy ra tại Huyện Vấn Xuyên, tỉnh Tứ Xuyên, năm 2008.
Ngôi làng mang nét kiến trúc điển hình của người Khương, một trong 56 dân tộc cổ xưa nhất Trung Quốc. Các ngôi nhà pháo đài là điểm nhấn của ngôi làng vì chúng cao nhất, có vai trò phòng thủ trước sự xâm lược của kẻ thù. Các pháo đài này có hình dạng khác nhau như hình tứ giác, lục giác hay bát giác.
Một số pháo đài có 13, thậm chí 14 tầng, với chiều cao hơn 30 mét và được xây bằng loại đá lát đường với bùn đất sét. Cạnh của các pháo hàng nghìn năm tuổi này khá sắc, các bức tường khá bằng phẳng, vững chắc và có sức chịu đựng lớn.
Thoạt đầu bước vào ngôi làng, bạn có thể nghĩ rằng các ngôi nhà riêng rẽ nhau, nhưng khi đứng trên mái nhà, bạn sẽ thấy một điều thật đặc biệt: các mái nhà được nối với nhau. Đây là một biện pháp giúp người dân trong làng có thể bảo vệ nhau trong trường hợp gặp vấn đề gì đó.
Ngôi làng có thiết kế như một mê cung mà người dân có thể dễ dàng mai phục còn kẻ đột nhập rất dễ dàng mất phương hướng.
Phía dưới ngôi làng là một hệ thống rãnh nước ngầm cung cấp nước cho mỗi gia đình. Hệ thống này được che phủ bởi các phiến đá có màu xanh lục. Nước suối chảy vào rãnh sẽ là nguồn cung cấp nước cho các gia đình và họ có thể lấy nước ngay khi ở trong nhà. Bên cạnh đó, rãnh nước ngầm này cũng là một phương tiện cứu hỏa rất hiệu quả.
Đến thăm ngôi làng, bạn sẽ được thưởng thức các món ăn truyền thống của người Khương và đặc biệt là loại rượu làm từ lúa mạch, cũng như các vũ điệu rất cuốn hút của họ. (theo Nam Hằng)
Mai Trung Tín post
NHÀ THỜ TỘC
NHÓM TỰ LỰC VĂN ĐOÀN
Nhà thờ tộc Nguyễn Tường, thờ gia tộc của Nhóm Tự lực Văn Đoàn ở phố cổ Hội An (Quảng Nam) lưu giữ sách hiếm của các nhà văn Nhất Linh, Hoàng Đạo, Thạch Lam và nhiều đồ cổ, sắc vong vua ban.
Nhà thờ tộc này tọa lạc tại đường Minh Khai, gần Chùa Cầu (Hội An) với kiến trúc cổ kính, uy nghi được mở cửa đón khách tham quan vào tháng 7 này. Tiền nhân khởi dựng ngôi nhà vào năm 1806 là cụ Nguyễn Tường Vân (1774 – 1822). Năm Minh Mạng thứ 1 (1820), cụ được thăng chức Binh Bộ Thượng Thư (tương đương Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ngày nay).
H1: Cửa sổ của ngôi nhà thờ tộc này được thiết kế hình quả phật thủ.
H2: Có hai bậc tam cấp bên nam, bên nữ, dẫn lên lối nhà thờ. Ngăn cách phần hiên với nội thất công trình là ba bộ cửa “thượng son hạ bản”, mỗi bộ có bốn cánh.
H3: Bên trong của phủ thờ. Toàn bộ công trình gồm 3 gian 2 chái. Ngoài thờ Binh Bộ Thượng Thư, phủ còn thờ người con thứ là ông Nguyễn Tường Phổ, đỗ tiến sĩ thời Thiệu Trị, hậu duệ của các cụ sau này có các nhà văn trong nhóm Tự lực Văn đoàn là nhà văn Nhất Linh (Nguyễn Tường Tam), Thạch Lam (Nguyễn Tường Lân), Hoàng Đạo (Nguyễn Tường Long).
H4: Nhiều di vật có giá trị được trưng bày tại nhà thờ tộc. Trong đó có hai bình hoa bằng gỗ được chạm nổi hình rồng có niên đại hơn 100 năm.
H5: Hệ thống cột kèo của phủ thờ có sự kết hợp khá hài hòa độc đáo của nhiều kiến trúc ở cả hai mái trước, sau. Giá đỡ mái vỏ cua được tạo dáng chạm thủng hình hoa cúc cách điệu mang ý nghĩa vĩnh cửu, trường thọ, bền bỉ kết nối với cây dưa theo đề tài Cát Tường… thể hiện ước vọng sự nối tiếp vô cùng, vô tận.
H6: Gian chính là bàn thờ Binh Bộ Thượng Thư Nguyễn Tường Vân. Những người lo hương khói hiện tại là hậu duệ thứ 9, 10 của cụ. Theo hậu duệ cụ Nguyễn Tường Vân, bức ảnh thờ của cụ được họa trong một lần cụ đi sứ bên Trung Quốc.
H7-8: Nhiều chiếu chỉ, sắc phong của cụ Nguyễn Tường Vân và người con trưởng Nguyễn Tường Vĩnh qua các đời vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức vẫn được gia đình lưu giữ, cất cẩn thận trong tủ sau bàn thờ.
H9: Khi mở cửa phục vụ khách tham quan, các chiếu chỉ, sắc phong vua ban của gia tộc được scan lại, treo hai bên hông phủ thờ.
H10: Phủ thờ cũng đặt ba tủ sách của ba nhà văn Nhất Linh, Thạch Lam, Hoàng Đạo với các cuốn sách vào hàng “hiếm” như tiểu thuyết Đoạn Tuyệt của nhà văn Nhất Linh phần bìa chưa được in chữ, hay cuốn Mười điều tâm niệm của nhà văn Hoàng Đạo… Hậu duệ phủ thờ cũng mong muốn nhận sách hiến tặng từ các độc giả xa gần yêu quý ba nhà văn này để làm phong phú thêm cho tủ sách và phục vụ đông đảo du khách. (theo Nguyễn Đông)
Xuân Mai post
KHU ‘Ổ CHUỘT’ TỒI TÀN GIỮA SÀI GÒN HOA LỆ
Giữa Sài Gòn hoa lệ vẫn còn những căn nhà ‘ổ chuột’ lụp xụp, ẩn mình bên dòng kênh nước đen kịt, quanh năm ngập ngụa rác rưởi bốc mùi hôi thối. (theo VTC News)
Nguyễn Văn Danh post
Theo NASA, Voyager 1 đã ra khỏi hệ Mặt Trời từ tháng 8 năm 2012. Vị trí hiện tại của Voyager 1 đã xa cách Mặt Trời 19 tỉ km. Voyager 1, 2 được phóng lên quỹ đạo để nghiên cứu các hành tinh khổng lồ hệ Mặt Trời, NASA Voyager 1 sẽ rời thái dương hệ. V1, 2 được phóng năm 1977, vận tốc trên không gian (không có không khí ma sát và không tỉ trọng gravity nên nhanh) 17 ngàn km/s để thoát khỏi sức hút của mặt trời. Vận tốc này đi một tỉ km trong 2 năm, đã đi 19 tỉ km và đang ra khỏi quĩ đạo mặt trời, vào không gian vô tận tìm những hình ảnh tín hiệu những hệ thống ngân hà những vì sao. Voyager 1 hiện đã ở rất xa so với Trái Đất và tín hiệu radio gởi phải mất 16 tiếng mới về đến các trạm thiên văn.
Voyager 1 à 2 đã qua các hành tinh gần và xa nhất của hệ mặt trời là Jupiter, rồi Saturn, tìm thấy Titan có màu xanh vòng khí methane, qua khỏi hành tinh nhỏ Pluto, đã qua Uranus tìm thấy 10 vệ tinh của hành tinh này. Và tìm thấy Miranda lạ lùng của Uranus. Đã qua khỏi hành tinh lớn Neptune với bầu khí xanh methane và tìm thấy vệ tinh Triton của hành tinh này. Triton có khí lạnh đông đá methane và hydrogen ở nhiệt độ âm 240 độ C là lạnh nhất trong hệ mặt trời vì ở xa nhất từ mặt trời.