ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits: 1,689,225,601
Stories: 8,395,662
Profile image
0
0
Tác giả: VNNews
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước: 1
24h trước: 1
Tổng số: 222
Từ giảng văn qua phân tích đến đọc hiểu
Tuesday, September 3, 2013 0:54
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


     TỪ GIẢNG VĂN QUA PHÂN TÍCH TÁC PHẨM

    ĐẾN DẠY HỌC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN VĂN HỌC

 

 Trần Đình Sử

 

   Hoạt động dạy học văn trong nhà trường đã trải qua ba giai đoạn nhận thức, ba mô hình thao tác, từ giảng văn qua phân tích văn học đến đọc hiểu văn bản văn học.

   Các bậc thầy dạy văn như Đặng Thai Mai, Lê Trí Viễn, Bùi Văn Nguyên… quan niệm dạy văn chủ yếu là giảng văn. Dù trên thực tế  các thầy có khơi gợi tư duy cho học sinh như thế nào thì đó vẫn là mô hình dạy văn dựa trên quan niệm thầy giáo là trung tâm, giờ học văn chủ yếu là thầy giảng trò nghe, ghi chép, học thuộc một cách thụ động. Cội nguồn của mô hình này du nhập từ Pháp từ đầu thế kỉ XX. Nhược điểm của mô hình này chúng tôi đã có dịp đề cập trên báo Văn nghệ số 321, năm 2003 trong bài Đọc hiểu văn bản, một khâu đột phá trong nội dung và phương pháp giảng dạy ngữ văn.. Những năm 50 – 60, khi chủ nghĩa cấu trúc, lí thuyết ngữ pháp tạo sinh đang ngự trị, trên thế giới người ta cũng chưa quan tâm hoạt động đọc và hiện tượng đọc. Từ những năm 70 thế kỉ XX thế giới bắt đầu nghiên cứu lí luận đọc để đổi mới dạy học ngữ văn. Trong khi đó từ những năm 70, 80 chúng ta du nhập từ Liên Xô (cũ) mô hình dạy văn phân tích tác phẩm văn học. Về một mặt nào đó, đây là một bước tiến mới so với mô hình giảng văn, bởi hoạt động phân tích trong bài học văn có thể vừa là hoạt động của thầy vừa là hoạt động của trò dưới sự hướng dẫn của thầy. Nhưng trên thực tế dạy học, hoạt động phân tích chủ yếu cũng chỉ là một hình thức giảng văn của thầy mà thôi. Xét về mặt lôgich, hai chữ “phân tích” quá hẹp, lại không cho thấy thực chất của hoạt động đọc văn là gì, bởi phân tích là một thao tác khoa học phổ biến. Đọc văn bản văn học đâu chỉ có phân tích? Đọc là hoạt động tìm ý nghĩa của văn bản, mà muốn hiểu văn bản thì không phải chỉ phân tích, mà còn  phải quy nạp, tổng hợp. Phân tích cũng chỉ là thao tác lí tính, không bao hàm được trực giác, cảm thụ, những hoạt động không thể thiếu trong đọc văn. Như thế vẫn chưa đủ. Đọc văn là quá trình đối thoại, đối thoại với tác giả, với cách hiểu của người đọc trước, với “tiền lí giải” – tri thức, cách hiểu tích luỹ từ ban đầu của chính người đọc nữa . Đọc là quá trình liên hệ với các văn bản có trước trong mối liên hệ liên văn bản rất rộng lớn và sâu sắc. Đọc là quá trình liên hệ với ngữ cảnh của văn bản – sáng tác của nhà văn, bối cảnh lịch sử, xã hội. Bấy nhiêu nội dung làm sao gói gọn vào hai chữ “phân tích” tác phẩm văn học được? Hai chữ phân tích ở đây còn bao hàm cái quan niệm cho rằng tác phẩm bất biến, ý nghĩa có sẵn trong văn bản, chỉ cần phân tích (“mở nếp gấp”) để lấy ra, không thấy vai trò người đọc trong việc kiến tạo ý nghĩa của văn bản. Vì thế  hoạt động dạy học văn trong nhà trường mà định danh thành “Phân tích tác phẩm văn học” hoặc “Phân tích văn học trong nhà trường” đều là những cách gọi không đạt, dẫn đến cách hiểu sơ lược về một hoạt động cơ bản bậc nhất của môn ngữ văn trong nhà trường. Mô hình dạy đọc văn mới được dưa vào nhà trường Việt Nam bát đầu từ Trung học cơ sở cách đây chưa đầy mười năm. Sơ lược đôi nét lịch sử để thấy sự chậm trễ của chúng ta trong lĩnh vực phương pháp dạy học ngữ văn. Vậy phải chăng gọi nội dung dạy văn là dạy cảm thụ, dạy tiếp nhận văn học, vì có lí thuyết tiếp nhận làm cơ sở? Lí thuyết tiếp nhận ngày nay là một cơ sở của việc dạy học ngữ văn, nhưng chính lí luận này đặt ra vấn đề nghiên cứu hoạt động đọc. Khái niệm trung tâm của nó là đọc chứ không phải là cảm thụ (Xem sách Hành vi đọc của Izer). Công nghệ dạy học do tiến sĩ Hồ Ngọc Đại đề xuất đã đặt lại vấn đề, xác lập quan hệ “thầy thiết kế, trò thi công” là một bước tiến thật sự trong quan niệm dạy học nói chung, trong đó có môn văn. Tuy vậy, cụ thể vào môn văn thì thiết kế và thi công gì, nếu không phải là thiết kế và thi công hoạt động đọc văn và làm văn? Nếu biến quan niệm đó thành thiết kế giảng văn thì không khác cách dạy văn truyền thống là bao.

     Sở dĩ lí luận dạy văn chỉ loanh quanh từ giảng văn đến phân tích văn mà chưa có gì đổi mới là do sự lạc hậu của chúng ta về lí luận. Về lí luận học tập, bao gồm lí luận sư phạm tâm lí học, do tự khép kín  trong các thứ lí luận dạy học của phe xã hội chủ nghĩa, một thời gian dài chúng ta hầu như không đã động gì đến lí thuyết dạy học hành vi, lí thuyết tri nhận, chủ nghĩa kiến tạo – một cuộc cách mạng lớn trong khoa tâm lí học giáo dục, là các lí thuyết trên các mức độ khác nhau coi trọng tính tích cực, tính sáng tạo, tính hợp tác của người học. Tất nhiên lí luận của Vưgốtski, Lêônchiep về nhiều mặt chúng ta cũng chưa khai thác hết, song lí luận phản ánh được hiểu giản đơn, dung tục đã hạn chế lí luận Xô viết. Về lí luận văn học trong thời thịnh hành mô hình giảng văn – phân tích tác phẩm người ta chưa hề biết tới lí thuyết tiếp nhận, lí thuyết giải thích học (thông diễn học), lí thuyết đối thoại, lí thuyết liên văn bản, liên chủ thể, lí thuyết kí hiệu học, lí thuyết văn bản, và do đó quan niệm về tác phẩm văn học còn rất cũ. Về phương diện lí thuyết đọc chúng ta cũng chưa tiếp cận với các thứ lí luận đọc rất phong phú của các nhà lí luận văn học và giáo dục học nước ngoài. Thời gian qua một số người nhạy cảm cũng nói đến dạy học lấy học sinh làm trung tâm, cũng tìm hiểu lí thuyết tiếp nhận, nhưng vì thiếu thông tin hệ thống, cho nên sự quảng bá một số từ ngữ mới không hề làm thay đổi được hệ hình dạy học văn. Phải nói ngay rằng, một lí luận dạy học văn mà không vận dụng đến các lí luận sư phạm, lí luận văn họclí luận đọc nói trên để thay đổi mô hình daỵ học là bất cập với trình độ hiện đại.

Đã đến lúc phải nhìn thẳng vào vấn đề xác định tên gọi hoạt động dạy văn (giảng văn) cho đúng, phù hợp với tinh thần lí luận dạy học mới, coi học sinh là trung tâm của hoạt động đào tạo trong nhà trường.

Chúng tôi đã xác định dạy học bài văn trong nhà trường chỉ có thể là thầy dạy đọc văn, trò học đọc văn chứ không thể có gì khác. Và môn học riêng về văn bản văn học trong nhà trường chỉ có thể định danh là môn đọc văn. Hai chữ đọc văn vừa kết hợp nguyên lí lấy người đọc làm trung tâm của lí thuyết tiếp nhận, vừa kết hợp nguyên lí lấy học sinh làm trung tâm của lí thuyết dạy học hiện đại, thực hiện nhiệm vụ đào tạo kĩ năng và năng lực đọc cho học sinh. Đọc văn có nhiều hình thức. Chương trình ngữ văn mới của Trung Quốc hiện nay đề cập tới sáu hình thức đọc như sau: đọc thành tiếng, đọc diễn cảm, đọc trầm, đọc tinh(kĩ), đọc lướt, đọc chơi.  Mọi hình thức đọc đều gắn với đọc hiểu. Trong chương trình ngữ văn của chúng ta lưu ý tới các hình thức đọc: đọc chính âm, đọc nhận biết, đọc diễn cảm, đọc thuộc lòng và đọc hiểu. Thực ra, đọc hiểu bao hàm cả đọc diễn cảm, đọc kĩ (chậm), đọc lướt (nhanh) và gắn với các kĩ thuật đọc chậm (đọc kĩ) và đọc nhanh (lướt). Đọc hiểu là khâu bao trùm,  hầu như chưa được coi trọng ở nhà trường chúng ta.

   Trong nhà trường Nga hiện nay đang diễn ra sự thay đổi về phương pháp dạy học văn. Trong truyền thống của họ khái niệm đọc chỉ dùng để chỉ việc đọc thành tiếng, đọc diễn cảm, còn đọc hiểu thì gọi bằng “phân tích” tác phẩm văn học, mà phân tích ở đây lại làm giống như nhà nghiên cứu văn học. Vì thế thời gian trước đây tiếp thu quan niệm của họ, chúng ta cũng chưa có khái niệm đọc hiểu đầy đủ. Hiện nay nhà trường Nga đã chú ý đọc hiểu, đối thoại và đọc nhanh.

123NextView as Single Page
Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story
If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.