ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits: 1,688,017,396
Stories: 8,391,187
Profile image
1
0
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước: 1
24h trước: 1
Tổng số: 69
Tại sao Giang Trạch Dân đàn áp Pháp Luân Công?
Tuesday, October 22, 2013 0:45
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.

Những phần tử này khởi xướng việc truyền bá tin tức một cách tiêu cực, qua cơ quan thông tin do chính phủ kiểm soát, nhằm phỉ báng Pháp Luân Công và người sáng lập kể từ tháng Sáu, 1996. Ngày 24 tháng Bảy 1996, Văn Phòng Xuất Bản Báo Chí Trung Quốc ra thông tư khắp toàn quốc cấm phổ biến mọi tài liệu xuất bản của Pháp Luân Công. Khoảng đầu năm 1997 Bộ Công An Trung Quốc bắt đầu mở cuộc điều tra sâu rộng nhằm thu thập bằng chứng với hy vọng rao truyền Pháp Luân Công là một “tà giáo”. Những cuộc điều tra kết thúc nhanh chóng vì “không tìm thấy bằng chứng”. Tháng bảy 1998, một cuộc điều tra khác do Bộ Công An ra lệnh, đã đưa tới việc Phòng An Ninh Công Cộng địa phương tấn công áp đảo Pháp Luân Công một cách bất hợp pháp ở nhiều nơi trong nước. Ngày 23 tháng Tư, 1999, cảnh sát được lênh đánh đập và bắt giữ những người quan tâm đến việc một tạp chí ở Tianjin đăng tải một bài báo phỉ báng Pháp Luân Công.

Ngày 24 tháng Tư,1999 khi học viên Pháp Luân Công ở Tianjian đòi hỏi chính quyền trả tự do cho những học viên bị bắt giữ một cách độc đoán ở Tianjin, họ được các viên chức chính quyền Tianjin cho biết bởi vì sự việc có can hệ đến Bộ Công An, cho nên không thể thả các học viên này đuợc nếu không có lệnh của Bắc Kinh. Nói cách khác, Pháp Luân Công được yêu cầu phải kháng cáo lên Văn Phòng Kháng Cáo Trung Ương ở Bắc kinh.

Việc này gây ra biến cố 25 tháng Tư theo đó học viên Pháp Luân Công kháng cáo với Văn Phòng Kháng Cáo Trung Ương Trung Quốc xin trả tự do cho những học viên bị bắt ở Tianjin. Sau khi Thủ Tướng Chu Dung Cơ, Chủ tịch Hội Đồng Nhà Nước,và là nhân vật số hai trong hàng ngũ lãnh đạo quốc gia sau Chủ Tịch Giang Trạch Dân, đích thân tiếp chuyện với học viên Pháp Luân Công, sự việc được thu xếp một cách thân thiện và đã đạt được một giải pháp mà đôi bên (chính phủ và học viên Pháp Luân Công) đều chấp nhận. Tất cả biến cố hoàn toàn ôn hòa và có trật tự. Và tất cả học viên tụ tập ở ngoài Văn Phòng Kháng Cáo Trung Ương rất hài lòng với cách giải quyết vấn đề của Thủ Tướng Chu Dung Cơ đều đã yên lặng giải tán.


Trái với sự độc tài ở Trung Quốc, Pháp  Luân Công được phổ truyền và ủng hộ rộng rãi trên khắp thế giới

Vậy thì tại sao có việc đàn áp?

Tuy nhiên, ngay trong đêm 25 tháng Tư, 1999 Chủ tịch Giang Trạch Dân đã có một lập trường hoàn toàn khác hẳn với Thủ Tướng Chu Dung Cơ là người đã được hàng ngàn học viên Pháp Luân Công mà ông gặp vào sáng sớm nhiệt liệt hoan nghênh. Trong bức thư viết vào buổi tối 25 tháng Tư, 1999 đề tựa “Đồng Chí Giang Trạch Dân gởi ủy Ban Thường Trực Bộ Chính Trị Trung Ương và các Đồng Chí Lãnh Đạo quan tâm [đến sự việc]” Ông Giang tố giác Pháp Luân Công (coi như được chính thức xác nhận) là ‘một thứ tà giáo’. Ông hỏi: “Có ai thủ vai ‘đạo diển’ [ở bên trong Đảng], âm mưu chủ đạo đằng sau?” Do đấy mà Chủ Tịch Giang nói rõ điều ông nghi ngờ là biến cố cho thấy rằng có kẻ thù toan rập để chống lại ông. Rõ ràng là Ông Giang Trạch Dân không thể tha thứ “một nhóm Pháp Luân Công đông đảo như thế, gồm có số lớn Đảng viên, cán bộ, các giới trí thức cùng quân nhân thợ thuyền lao động và nông dân”, tất cả không thuộc quyền kiểm soát trực tiếp của Đảng như ông đã nêu dẫn trong thư ngày 25 tháng Tư của ông. Đặc biệt ông cảm thấy như bị đe dọa bởi cái viển tượng rất lớn của một khối đông như thế mà có thể bị điều khiển bởi một “kẻ đạo diển” thuộc phe thù nghịch chính trị với ông ở bên trong Đảng.

Tiếp theo, Ông để lộ sự cảm nhận của ông về Pháp Luân Công trong bức thư ngày 7 tháng Sáu đề tựa “Diễn văn của Đồng Chí Giang Trạch Dân tại buổi họp ủy Ban Trung Ương Bộ Chính Trị về việc Giải Quyết vấn đề Pháp Luân Công không được chậm trễ”, trong đó ông vạch rõ chính sách đàn áp Pháp Luân Công.

Ông viết trong bức thư nói trên: “Hiển nhiên một cá nhân như ông Lý Hông Chí làm gì có được quyền lực mạnh như thế. Vấn đề Pháp Luân Công có ảnh hưởng chính trị rất sâu rộng”. Rồi Ông kết luận rằng “biến cố 25 tháng Tư là biến cố nghiêm trong nhất kể từ chính biến 1989” và “các biện pháp đối phó” phải được thực thi.

Việc gì đã xảy ra trong “cuộc chính biến 1989?” Như mọi người còn nhớ lại, nguyên chủ tịch Đảng Cộng Sản Zhao Ziyang (Triệu Tử Dương) đã bị thay thế bởi Giang Trạch Dân ngay sau khi ông tiếp xúc với sinh viên tuyệt thực ở Thiên An Môn. Cũng bởi áp lực tương tự của Chủ tịch Giang, Thủ Tướng Chu Dung Cơ đã phải làm việc tự kiểm điểm trước các đảng viên Bộ Chính Trị sau khi ông gặp các học viên Pháp Luân Công ở ngoài Văn Phòng Kháng Cáo Trung Ương.

Bức thư của Chủ tich Giang chứng minh rõ ràng chủ trương của ông cho rằng Pháp Luân Công là công cụ được sử dụng bởi các phần tử đối nghịch trong Đảng, đồng thời cho thấy ông đã quyết định sai lầm như thế nào trong việc dàn áp Pháp Luân Công mà hoàn toàn chỉ dựa trên chủ trương của ông trong hoàn cảnh nói trên, không có bằng chứng cụ thể nào cả.

Như Willy Lam đã nói trong bài báo cáo CNN: “Chẳng có gì bí mật trong việc một vài đảng viên trong Bộ Chính Trị nghĩ rằng họ Giang đã áp dụng những chiến thuật sai lầm” — “Qua việc đưa ra một chiến dịch theo kiểu của Mao (Trạch Đông) [chống Pháp Luân Công], họ Giang đã ép các cán bộ cao cấp cam kết trung thành theo đường của ông ta,” theo lời cuả một cựu đảng viên được trích dẫn trong phóng sự của Lam. “Điều này sẽ đẩy mạnh quyền hành của họ Giang-và có thể cho ông ta đủ thế mạnh để bức chế các sự kiện tại Đại Hội Đảng Cộng Sản (Trung Quốc) lần thứ 16 năm tới.”


Hội chia sẽ kinh nghiệm tu luyện của hoc viên PLC tại Mỹ Quốc – Hội trường lớn đầy ắp người tham dự

Kể từ khi Giang Trạch Dân khởi xướng việc đàn áp vào tháng bảy1999, hàng trăm nghìn công dân Trung Quốc vô tội đã bị bắt vì tập luyện Pháp Luân Công. Hàng chục nghìn bị tra tấn, bị đày đi trại ‘cải tạo’ mà không được tòa án xét xử, bị giam giữ một cách bất hợp pháp tại các bệnh viện tâm thần, và hàng triệu phải sống cảnh vô gia cư, vô nghề nghiệp hoặc phải bị trục xuất khỏi trường học. Nói tóm lại, việc đàn áp của họ Giang đã làm tiêu tán cả một bộ phận lớn xã hội Trung Quốc, gồm có nông dân, giới trí thức giáo dục, kinh doah, chính quyền, quân đội v.v… Thảm trạng thật sư của việc đàn áp, tuy nhiên, không những chỉ thể hiện qua ảnh hưởng đối với dân chúng Trung Quốc, mà nó còn phản ảnh qua sư kiện đàn áp Pháp Luân Công thực sự có rất ít liên can tới nội dung môn Pháp này, cũng như tư cách của những người tu tập. Pháp Luân Công đơn giản chỉ là con cờ thí nằm trong tay những kẻ tìm cách củng cố quyền lực. Đứng trên quan điểm này, Pháp Luân Công là nạn nhân của thời cuộc gây ra do bối cảnh phức tạp của chính trường Trung Quốc.

Huy hoàng

Prev12View as Single Page
Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story
If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.