Với dưỡng chất polyphenol tự nhiên trong thành phần, trà ô long được xem là một trong những thảo dược hữu hiệu cho cơ thể từ làn da, mái tóc đến tinh thần. Trong một xã hội hiện đại và công nghiệp hoá như hiện nay, một ly trà ô long mỗi ngày sẽ giúp duy trì cơ thể ở trạng thái khoẻ mạnh và nhẹ nhàng, thoải mái.
Trà đen
Trà đen giàu chất chống ôxy hoá (antioxidation) có tác dụng tấn công các gốc tự do gây bệnh, đặc biệt là nguy cơ gây triệt tiêu tế bào. Uống trà đen thường xuyên giúp giảm bệnh tim mạch đột quỵ, bởi nó có lợi cho sức khoẻ mạch máu, giúp máu lưu thông tốt, không bị tắc nghẽn không làm cho các mảng tiểu cầu tích tụ thành động mạch.
Theo rất nhiều nghiên cứu, trà đen có tác dụng làm giảm rủi ro gây ung thư bởi nó có chứa các thành phần hữu ích ngăn chặn quá trình hình thành các khối ung thư mà không ảnh hưởng đến các tế bào khoẻ mạnh liền kề. Trà đen có chứa nhiều hợp chất hữu ích làm chậm quá trình lão hoá của cơ thể.
Ngoài ra, uống trà đen thường xuyên, điều độ có tác dụng tiêu thụ mỡ và tăng cường quá trình chuyển hoá, giúp giảm cân hiệu quả. Uống trà đen đều đặn có tác dụng giảm cholesterol xấu (mỡ máu xấu) và làm tăng cholesterol tốt, giảm thiểu bệnh tim mạch. Đối với người mắc bệnh tiểu đường, uống trà thường xuyên sẽ có tác dụng làm giảm glucose (đường huyết), duy trì đường huyết ở ngưỡng tối ưu, hạn chế mắc bệnh đục thuỷ tinh thể cũng như các biến chứng khác do bệnh tiểu đường gây ra.
Trà Ô Long
Theo nghiên cứu khoa học, trong trà ô long có một lượng dồi dào chất OTPP (Oolong tea Polymerized Polyphenols). Đây là một hoạt chất tự nhiên, sản sinh khi các enzyme chuyển hóa trong quá trình bán lên men khi chế biến trà ô long. Chất này giúp cơ thể giảm việc hấp thụ chất béo, đốt cháy chất béo, giảm cholesterol trong cơ thể.
Bên cạnh việc đốt năng lượng dư thừa, trà ô long có tác dụng ngăn chặn sự hấp thu chất béo trong ruột. Polyphenol trong trà ô long sẽ phá hủy các chất béo bằng cách kết hợp với mật và chất béo, mang chất béo ra khỏi cơ thể một cách nhanh chóng. Đó là lý do mà người Nhật thường xuyên có thói quen uống trà ô long sau mỗi bữa ăn nhằm ngăn chuyển hoá mỡ.
Chất polyphenol trong trà có tác dụng khử các ôxy hoạt tính, một loại ôxy có hại tự sản sinh trong có thể. Một cơ thể với quy trình trao đổi chất tốt và có lượng ôxy hoạt tính ở mức tối thiểu sẽ phòng chống được các căn bệnh như ung thư, tiểu đường, xơ vữa động mạch, tim mạch…
Trà muối
Lấy 3g lá chè, 1g muối ăn hãm trong nước sôi uống nóng, tác dụng làm sáng mắt, thanh nhiệt, tiêu viêm… Về mùa hè nên uống thường xuyên để phòng chứng rối loạn điện giải vì ra nhiều mồ hôi.
Muối có vị mặn, tính hàn, không độc đi vào 3 kinh: thận, tâm và tỳ. Những người làm việc trong văn phòng, ít mất mồ hôi thì chỉ dùng lượng muối bằng nửa (0,5g), người tăng huyết áp không nên dùng.
Trà hoa quế
Đây là loại trà đặc biệt, dùng cho những người hơi thở có mùi, những người đau răng, sâu răng, viêm chân răng, tiêu đờm.
Lấy 3-5g hoa quế (bạn có thể thay hoa quế bằng hoa của cây húng chó có màu tím) rửa sạch, 3g trà đen hoặc 5g trà xanh đun trong khoảng 10 phút là có thể uống được. Bạn có thể dùng trà này để uống sau khi ăn các món có vị tanh như cá hay có mùi tỏi.
Trà khổ qua
Trà này có tác dụng lợi tiểu, giảm đường huyết, giải độc. Mướp đắng bạn có thể rửa sạch, thái lát mỏng, phơi khô để dùng dần. Mỗi lần dùng bạn lấy khoảng 10-15g khổ qua, 5g trà đun lên trong vòng 10 phút là bạn có thể uống được.
Trà khổ qua này có thể uống hàng ngày để giải nhiệt trong những ngày hè nắng nóng, chữa các bệnh kiết lị, đau mắt đỏ.