ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits: 1,689,288,539
Stories: 8,395,818
Profile image
0
0
Tác giả: Đổ Nhụy
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước: 1
24h trước: 1
Tổng số: 69
Tôi vẫn run lên khi nghĩ về việc bị nhốt trong phòng giam nam ở trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia
Saturday, November 30, 2013 21:30
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Bài viết của Doãn Lệ Bình

Bất cứ khi nào nghĩ đến trại lao động cưỡng bức khét tiếng Mã Tam Gia, tim tôi lại run lên.

Tôi sẽ không bao giờ quên được ngày 19 tháng 04 năm 2001. Vào ngày đó, các lính canh của trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia đã đưa chín người chúng tôi – những học viên nữ cự tuyệt từ bỏ niềm tin đối với Pháp Luân Công vào chín phòng riêng biệt. Tôi đã bị đưa vào phòng đầu tiên nơi có bốn tù nhân nam đang đợi. Khi đi vệ sinh, tôi đã nhìn thấy một phòng lớn khác nơi giam giữ hơn 30 người đàn ông.

1. Bị [kết án] lao động cưỡng bức vì niềm tin của bản thân

Tôi tên là Doãn Lệ Bình. Năm nay tôi 45 tuổi. Tôi đã bắt đầu đọc sách Chuyển Pháp Luân vào cuối tháng 10 năm 1998. Tôi đã cho rằng cuốn sách rất hay và muốn bản thân trở nên tốt hơn dựa theo những nguyên lý được dạy trong đó.

Tôi đã không biết rằng cuộc sống của mình sẽ thay đổi đáng kể trong năm 1999.

Vào tháng 07 năm 1999, vài nhân viên cảnh sát đến nhà tôi để điều tra xem tôi có tu luyện Pháp Luân Công hay không. Họ tìm kiếm các cuốn sách của Pháp Luân Công. Em trai tôi (tên là Doãn Hiến Võ) và tôi đã phản đối việc lục soát bất hợp pháp của họ.

Chiến dịch đàn áp nhắm vào Pháp Luân Công của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) chính thức diễn ra vào ngày 20 tháng 07 năm 1999. Sau thời điểm đó, cảnh sát bắt đầu công khai theo dõi nhà tôi mỗi ngày. Các xe máy và ô tô của cảnh sát luôn ở gần đã khiến đứa con nhỏ của tôi cảm thấy sợ hãi. Con bé đã cố gắng trốn khỏi họ. Chúng tôi không có sự bình yên trong những ngày đó.

Tôi đã nhờ mẹ chăm lo cho đứa con nhỏ bảy tuổi của mình và đi đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện công lý cho Pháp Luân Công. Em trai tôi đã đi cùng với tôi.

Cảnh sát từ khắp nơi trên Trung Quốc cũng đã tập trung về Bắc Kinh để ngăn cản những người đến thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công. Vào tháng 08 năm 1999, tôi đã bị bắt tại Bắc Kinh và bị gửi về trại giam địa phương. Một tháng sau, tôi được thả và cảnh sát đã tống tiền mẹ tôi 9.500 nhân dân tệ.

Em trai tôi đã trở nên nhợt nhạt và gầy gò sau khi được thả. Em tôi cao 1.84 m nhưng chỉ nặng có 55 kg. Trong trại giam, chúng tôi đã bị bắt làm các đồ thủ công và học thuộc những quy tắc của nhà tù. Chúng tôi đã bị tiêm những chất không xác định.

Chúng tôi đã bị giám sát chặt chẽ hơn sau khi được thả. Đồn cảnh sát và văn phòng địa phương (một chi nhánh của Đảng tồn tại ở khắp các khu vực thuộc Trung Quốc) đã cử ra hai người ở nhà tôi mỗi ngày. Điều này khiến cho mọi người lo lắng. Con tôi đã thường xuyên gặp ác mộng và kêu khóc vào ban đêm.

2. Hơn nửa mái tóc của tôi chuyển màu xám sau khi ở trại lao động cưỡng bức ba ngày

Tôi đã bị giam tại trung tâm giam giữ Điều Binh Sơn từ giữa tháng 10 năm 1999 đến ngày 07 tháng 01 năm 2000, vì đã thỉnh nguyện hai lần cho Pháp Luân Công.

Vào buổi sáng ngày 07 tháng 01 năm 2000, tôi đã bị chuyển tới trại lao động cưỡng bức Thiết Lĩnh. Các lính canh nữ đã lột hết quần áo của tôi và tiến hành khám người.

Chúng tôi bị bắt dậy sớm trước 6 giờ sáng và phải đào mương bên ngoài trong thời tiết lạnh giá. Nhiệt độ ở mức -20oC đến -30oC.

Vào ngày 20 tháng 01 năm 2000, chúng tôi đã bị chuyển tới trại lao động cưỡng bức Liêu Ninh. Ngay khi tới đó, chúng tôi lại bị khám xét thân thể một lần nữa.

Tôi bị đưa đến phòng số 2. Chúng tôi đã bị bắt lao động trong điều kiện như nô lệ suốt hơn 20 tiếng mỗi ngày. Bạn sẽ không được ngủ nếu chưa hoàn thành xong chỉ tiêu hàng ngày. Những ai chưa bị “chuyển hóa” sẽ không được phép ngủ cho tới tận 3 giờ sáng. Vào 5 giờ 30 sáng, mọi người đã phải dậy. Chúng tôi chỉ được phép dùng nhà vệ sinh và rửa ráy trong vòng 10 phút.

Bốn người chúng tôi bao gồm cô Cao Kim Linh (người mà sau đó đã bị bức hại đến chết) đã bị giao cho một nhà máy thép. Chúng tôi phải nhặt các thanh thép có cạnh thô với kích thước khác nhau từ một đống cao vài mét và chuyển chúng lên một xe tải to. Chúng tôi chỉ có bốn người để xếp đầy một chiếc xe tải với khoảng 4 đến 5 tấn thép. Bàn tay và cánh tay của tôi chi chít các vết cắt từ những thanh thép. Trong thời tiết nóng như vậy chúng tôi đã ướt đẫm mồ hôi. Thép nóng chạm vào làn da ẩm ướt của chúng tôi và tạo ra nhiều vết bỏng.

Chúng tôi đã trở lại trại giam vào buổi tối và vẫn phải tiếp tục làm các đồ thủ công cho đến khuya, thỉnh thoảng chúng tôi làm việc suốt đêm.

Hơn một nửa mái tóc của tôi đã bị chuyển thành màu xám sau ba ngày như vậy ở trại lao động cưỡng bức. Mắt tôi đỏ ngầu và hai bàn tay bị thương nặng đến nỗi dấu vân tay của tôi đã biến mất. Toàn bộ cơ thể tôi đau đến độ tôi đã không thể leo lên giường vào buổi tối.

Chúng tôi cũng đã bị bắt làm việc với khoáng chất amian mà không có khẩu trang. Chúng tôi liên tục nôn mửa vì bầu không khí độc hại.

Sau đó, tôi đã thường xuyên bị nôn ra máu do quá mệt mỏi. Cân nặng của tôi giảm từ 75kg xuống còn 60kg trong vòng vài tháng. Chu kỳ kinh của tôi cũng đã dừng lại.

Vào tháng 08 năm 2000, bốn người chúng tôi – Vương Đông, Vương Kim Bình, Lữ Diễm Anh và tôi đã bị bí mật đưa đến trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia.

3. Trại lao động cưỡng bức khét tiếng Mã Tam Gia

Trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia chuyên đàn áp các học viên Pháp Luân Công. Tôi bị bắt dậy trước 5 giờ sáng mỗi ngày và bị ép nghe tuyên truyền phỉ báng Đại Pháp gần 24 giờ – đến tận 2 giờ sáng của ngày hôm sau.

Sau hai tuần, khi tôi vẫn chưa bị “chuyển hóa”, tôi đã bị triệu tập đến văn phòng của người đứng đầu phân đội có tên là Trương Tú Vinh. Cô ta đã dùng gậy gỗ đánh vào chân tôi và dùng tay đấm vào đầu tôi. Cô ta đá tôi ngã xuống đất và bắt tôi ngồi xổm với thanh gỗ kẹp giữa hai chân. Nếu như thanh gỗ rơi xuống thì cô ta sẽ sốc điện tôi với một cái dùi cui điện.

Cô ta đã đấm đá tôi và cố ép tôi phải viết “ba tuyên bố”. Tôi đã từ chối. Cô ta ra lệnh đưa tôi đến một căn phòng trống nơi mà các học viên bị tra tấn. Cô ta đã bắt đầu dùng hai cái dùi cui điện sốc điện vào mặt, cổ, chân và tay tôi. Tôi đã đau đớn vô cùng. Tôi đã có một lúc bị khó thở và mặt tôi tiếp tục bị co giật. Tôi đã không thể đứng vững thêm nữa và ngã ngửa ra sau.

Tái hiện tra tấn: Sốc điện

Sấm sét lớn bất ngờ làm rung chuyển tòa nhà và gió đã bắt đầu thổi mạnh bên ngoài. Tôi lạnh lùng trả lời cô ta rằng tôi sẽ không từ bỏ Pháp Luân Đại Pháp ngay cả khi đến phút cuối của cuộc đời. Cô ta đã ném dùi cui xuống và chạy ra ngoài.

Tôi đã bị kéo trở lại phòng giam. Khi tỉnh lại, tôi thấy tay, mặt, cổ và lưng tôi bị bao phủ bởi các vết cháy và bỏng. Tôi đã vô cùng yếu.

Nhìn tôi trở nên tàn tệ sau khi bị tra tấn, một người phụ nữ lớn tuổi trong trại giam đã khóc và nói: “Tôi không biết làm cách nào mà em có thể chịu đựng nó. Rất ít người có thể chịu đựng sự tra tấn. Nếu em không thể thì chỉ cần viết các tuyên bố mà họ muốn.”

Sau đó tôi đã nhận ra nguyên nhân mà có nhiều học viên bị “chuyển hóa” tại Mã Tam Gia. Tôi đã khóc trong đau buồn.

Vi tôi đã từ chối bị “chuyển hóa”, Trương Tú Vinh ra lệnh cấm tôi ngủ. Đại đội trưởng Vương Nãi Dân đã sốc điện tôi với hai cái dùi cui điện. Khi cô ấy hỏi tôi tại sao tôi lại cự tuyệt từ bỏ Pháp Luân Đại Pháp bằng việc viết “ba tuyên bố”, tôi đã nói với cô ấy rằng tôi sẽ tiếp tục học Pháp Luân Công vậy thì tại sao tôi lại phải viết “tuyên bố hối cải”? Cô ta đã sốc điện tôi trong vòng mười phút.

Tại Mã Tam Gia, họ đã cố dùng mọi cách để khiến các học viên thay đổi. Trương Tú Vinh đã ra lệnh cho một nhóm tù nhân thay phiên nhau tra tấn tôi. Họ đã đập đầu tôi vào tường làm cho tai tôi bị ù.

12NextView as Single Page
Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story
If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.