ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits: 1,687,626,684
Stories: 8,389,775
Profile image
0
0
Nguồn: vietbao.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước: 1
24h trước: 1
Tổng số: 41
Góc khuất cafe phim: Xem phim hay đi nghỉ?
Wednesday, December 11, 2013 20:12
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Yêu lộ thiên tại các bờ hồ, sân vận động, công viên vắng vẻ? Không! Lắm khi đang cao trào lại bị cụt hứng bởi nhiều kẻ phá rối, dễ bị nghiện, cướp đến xin đểu. Chọn nhà nghỉ cho kín đáo? Càng không! Hay bị kiểm tra đột ngột, coi chừng ê mặt nếu bị người quen bắt gặp. 

TIN LIÊN QUAN:

>> Hiểm họa đang rình rập các đôi tình nhân

>>  Quý bà tìm mua sự ‘sung sướng’ bằng sextoy

>>  Tỉnh ngộ sau đòn thù của đại gia

Câu trả lời là đi cafe phim. Nơi mà người đàng hoàng bước vào với lý do chính đáng, vừa rẻ, vừa kín đáo lại an toàn. Có điều, lắm kẻ đến đây không chỉ để “xem phim” mà còn để làm ti tỉ điều khác nữa!

“Phim chuồng”, “nhà nghỉ mini”?

Trước giờ, tôi vẫn nghe nói về dịch vụ uống cafe xem phim này nhưng không mấy lưu tâm. Bởi lẽ với tôi cụm từ “Đi cafe” gắn liền với một buổi hội họp, tụ tập giãi bày tâm sự với nhau, xem phim thì lại đòi hỏi phải im lặng tập trung theo dõi. Hai thứ tưởng như không liên quan ấy lại tạo nên một trào lưu rầm rộ trong giới trẻ.

Cá nhân tôi nghĩ nếu thích xem phim thì nên đến rạp, hình ảnh đẹp, âm thanh chất lượng. Chưa kể hiện nay trên mạng cũng không thiếu phim hay, phim hot được cập nhật liên tục, thích thì có thể xem tại nhà. Cớ sao mất công ra quán cafe chỉ để dán mắt vào một cái tivi?

Đem thắc mắc hỏi một người bạn thân nổi tiếng sành sỏi các ngón nghề ăn chơi, anh cười ngất: “Bà này chả biết gì cả. Ai bảo cứ đến cafe là phải uống cafe? Đến phòng chiếu thì phải xem phim? Chả lẽ đến nhà nghỉ thì chỉ để nằm “nghỉ” thôi à? Lạc hậu thật! Mấy quán cafe phim ấy còn để dành cho nhiều mục đích to lớn khác cơ. Không dưng mà người ta gọi “nhà nghỉ mini” hay thô hơn là “phim chuồng” đâu nhé. Để hôm nào tôi dẫn bà đi rửa mắt!”.

Anh còn nháy mắt nói thêm: “Nhiều dịp như Valentine, Noel… nhà nghỉ nào cũng trong tình trạng cháy phòng. Thế nên chui vào cafe phim cho tiện, phòng riêng đàng hoàng, kéo cửa vào một cái là thích làm gì thì làm. Tự do, kín đáo! Mà thằng em là sinh viên của tôi đang tán tỉnh, cò cưa bạn gái, rủ các em ấy đi nhà nghỉ thì các em ngại. Nhưng rủ đi cafe phim thì gật đầu liền.

Có thằng còn khôn lỏi đến nỗi dẫn người yêu vào đấy “đánh nhanh” một quả rồi đi về, không gọi nước nôi gì cả, chưa đầy 30 phút. Tính ra mỗi tiếng xem là 40 nghìn đồng thì vụ đó nó mất chưa đến 20 nghìn nữa. Rẻ hơn hẳn nhà nghỉ đúng không? Đấy, sinh viên nghèo nhiều khi cũng phải tính cả chuyện đấy nữa!”.

Được anh bạn “khai sáng”, tôi ngỡ ngàng hiểu ra. Thì ra phía sau một dịch vụ tưởng chừng như bình thường ấy lại ẩn chứa  vô số điều bất thường mà không phải ai cũng hay. Nhưng nếu chụp mũ đánh đồng tất cả những người tìm đến dịch vụ này đều vì mục đích “mờ ám” thì thật là oan uổng. Tuy nhiên, cũng không thể chối bỏ rằng đối với nhiều cặp đôi, những quán cafe phim này đã mặc nhiên trở thành những nhà nghỉ mini tiện lợi. Phía sau cánh cửa gỗ mỏng manh như liếp ngăn cách giữa các “buồng phim” ấy, có trời mới biết chuyện gì đang xảy ra!

Goc khuat cafe phim Xem phim hay di nghi

Sau khi lần mở tệp file được giấu cho khách quen, những hình ảnh trần trụi trong bộ phim 3D hiện ra.

“Phim chuồng” ký sự

Thấy tôi kể ra hàng loạt địa chỉ quán cafe phim trên phố cổ đã tham khảo trên mạng, anh bạn tròn mắt: “Bà định vào mấy chỗ đắt tiền đấy à, nếu muốn chứng kiến chuyện hay ho thì phải vào mấy chỗ bình dân ấy. Mấy cái phòng chiếu phim to đẹp ấy toàn bọn trẻ đi theo nhóm tụ tập thôi. Phải đến những quán khuất khuất một tí mới lắm đôi dắt díu nhau đến. Vậy mới gọi là “phim chuồng” đúng chất chứ”.

Đúng 18 giờ, anh dẫn tôi đến một quán cafe phim tọa lạc khiêm tốn trên một con đường ven sông Tô Lịch. Gió cuốn theo mùi thum thủm của con sông, đầy khó chịu. Vậy mà quán cafe có mặt tiền nhỏ xíu, bề ngoài không có gì nổi bật này lại dựng đầy kín xe. Quán cafe thực chất là một ngôi nhà bốn tầng khá cũ kĩ. Thấy chúng tôi đỗ xe lại, cậu bảo vệ có mái tóc nhuộm loang lổ chạy ra đon đả: “Anh chị để em cất xe cho!”.

Đợi chúng tôi vào hành lang rồi cậu mới thông báo: “Hiện tại quán em kín phòng rồi. Anh chị đợi một tí là có ngay, ai chứ anh T. thì lúc nào bọn em cũng ưu tiên”. Tôi nhìn sang anh bạn thân, anh cười ngượng: “Trước tôi cũng hay dẫn vài em qua đây. Thỉnh thoảng bo cho nhân viên vài chục ngàn. Ở đây khách toàn là học sinh, sinh viên có mấy khi bo đâu, thế nên bọn nó nhớ mặt mình lắm”.

Tranh thủ trong lúc ngồi đợi, chúng tôi lân la hỏi chuyện bà chủ quán. Bà chủ trạc 50 tuổi, khá dữ tướng với cặp lông mày xăm đậm như sâu róm. Vì nhận ra anh khách quen, nên bà chủ ăn nói thoải mái không chút giữ kẽ.

Khi chúng tôi hỏi: “Sao ngày thường mà quán vẫn đông thế!”. Bà chủ quán cười phân bua: “Tầm này là lúc vừa tan trường, mấy đứa học sinh dắt nhau vào xem nhiều. Cô chú chịu khó đợi lát, học sinh ít tiền xuống ngay ấy mà!”.

Vừa lúc đang nói chuyện thì có một cặp học sinh, ước chừng 14, 15 tuổi, vẫn mặc đồng phục nắm tay nhau tình tứ bước vào. Chúng xưng hô “vợ  chồng” rất tự nhiên. Sau khi biết hết phòng, đứa con gái ngúng nguẩy ngồi xuống, liên tục cằn nhằn với thằng bé đi cùng. Thằng bé nhẫn nại ôm eo con bé dỗ dành: “Vợ ngoan, đợi tí có phòng ngay ấy mà!”.

Con bé xưng xỉa lắc đầu: “Mai có bài kiểm tra một tiết, con mụ (cô giáo) ấy hắc xì dầu lắm, nhanh còn về sớm ôn bài”. Xong rồi nó kéo tay người yêu: “Này hay vào nhà nghỉ luôn đi!”. Thằng bé gãi đầu: “Nhưng mà chồng không đủ tiền!”. Con bé “hứ!” rồi tiếp tục bất mãn, khoanh tay chờ. Khổ thân thằng bé cứ xoắn xuýt bên cạnh dỗ dành. Rồi một lúc không hiểu sao lại cãi nhau chí chóe, văng đủ thứ vào mặt nhau. Rõ là tình yêu “gà bông”!

Buồn cười là bà chủ thản nhiên nhìn hai đứa theo kiểu “chuyện thường ngày ở huyện”. Thấy chúng tôi nhạc nhiên, bà chủ bĩu môi: “Dào ôi, kệ chúng nó, tí lên phòng lại anh yêu em yêu ngay ấy mà. Tôi quen mấy cảnh này rồi. Có hôm còn có thằng dẫn bạn gái đến đây. Khoảng 15 phút sau, một cô bạn khác của thằng bé này đến dẫn theo gần chục đứa bạn, dựng xe đạp trước cửa lùng sục. Vừa đợi thằng bé với “con bồ” ló đầu ra, cả nhóm lao vào cấu xé. Thằng bé giải thích là chỉ dẫn con bé kia vào xem phim thôi chứ không làm gì cả. Con bé người yêu khóc rống lên: “Xem phim kiểu mày với tao hay xem chứ gì!” rồi tát thằng bé túi bụi. Đến là hãi!”. Vừa kể bà vừa cười nắc nẻ.

Cậu trông xe đang ngồi ngoài cửa chạy vào góp chuyện: “Ở đây thì thiếu gì chuyện hài hước. Có hôm ông xe ôm hay đứng ở bên kia kìa, chả hiểu dụ dỗ thế nào lôi được một đứa con gái trẻ vào đây xem phim.  Mãi hai tiếng sau mới xuống trả phòng, mặt mũi đỏ gay, đến lúc hỏi bảo phim hay không thì tấm tắc khen “hay lắm!”. Trong khi điều khiển tivi với đầu phim thì vẫn để ở quầy không mang lên phòng. Chả hiểu xem phim kiểu gì?!”. Cậu trông xe nháy mắt tinh quái với anh bạn tôi.

Khoảng 6 giờ 30 phút, có một đôi xuống trả phòng, lập tức bà chủ sắp xếp cho chúng tôi ngay. Trước khi đi, anh bạn bấm tay bà chủ ẩn ý: “Này, có phim gì mát mẻ, mới lạ hơn tí không?”. Bà chủ che miệng cười: “Có” phim mát mẻ ngon lành miễn chê luôn!”. Bà chủ giải thích: “Cứ xem đi, có thằng cháu bên Mỹ nó “cóp” về cho đấy, nguồn phim độc không cắt xén đoạn nào hết. Nóng bỏng tay!”. Nói rồi bà rỉ tai tên tệp phim giấu trong tivi mà không phải ai cũng biết.

Phòng chiếu phim dành cho chúng tôi nằm tít trên tầng bốn, leo cầu thang mỏi rã rời. Theo lời của cô bé phục vụ thì tuyệt đối riêng tư. Tầng bốn gồm 4 phòng, 3 phòng nhỏ và 1 phòng VIP. Hành lang tối tăm, chỉ có chút ánh sáng đèn mờ ảo.

12NextView as Single Page
Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story
If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.