ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits: 1,689,197,744
Stories: 8,395,531
Profile image
0
0
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước: 1
24h trước: 1
Tổng số: 23
Những lỗ hổng khiến ngân hàng sập bẫy
Saturday, December 14, 2013 18:54
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.

Nhiều ngân hàng bị quỵt nợ

- Công ty TNHH Trường Ngân (tỉnh Bình Dương) từ bốn năm trước đã là một doanh nghiệp (DN) xuất khẩu nông sản với kim ngạch hàng triệu USD/năm. Nhưng đến nay, công ty bất ngờ tạo cú sốc trên thị trường khi bị vỡ nợ. Chiều 11-12, Chi cục THA thị xã Dĩ An (tỉnh Bình Dương) đã hoàn thành việc cưỡng chế kho cà phê của công ty này. Công tác kiểm kê cho thấy công ty này đã đưa 3.360 tấn để cầm cố cho bảy ngân hàng (NH) vay 600 tỉ đồng. Khi cơ quan công an kiểm tra thì chỉ có 1.500 tấn hàng, còn 700 tấn là cà phê, số còn lại chỉ là vỏ, rác và tạp chất không có giá trị về kinh tế.

-Năm 2011, năm NH tại TP Cần Thơ tranh chấp quanh kho hàng của Công tyChế biến thủy sản An Khangvới số tiền là 305 tỉ đồng. Khi công ty này có dấu hiệu mất khả năng chi trả, các NH mới tá hỏa phát hiện hàng hóa tồn kho luân chuyển tổng cộng hơn 1.000 tấn mà công ty này dùng để thế chấp, bên cạnh tài sản bất động sản dùng thế chấp là một kho hàng hoàn toàn rỗng.

-Vài tháng trước đây, dư luận xôn xao vụ ông Lâm Ngọc Khuân, nguyên chủ tịch HĐQTCông ty Cổ phần Thực phẩm Phương Nam(Sóc Trăng), khi ông “xuất ngoại”, bỏ lại khoản nợ hơn 1.500 tỉ đồng. Trong đó, đáng chú ý là có khoảng 700 tỉ đồng liên quan đến tài sản thế chấp là hàng tồn kho nhưng lượng hàng trong kho thực tế chỉ có vài chục tỉ đồng, đó là chưa kể lượng hàng đó còn được thế chấp để vay ở NH khác nữa.

NS

Ông ĐẶNG QUỐC TIẾNPhó Tổng Giám đốc MB:

Quy trình thẩm định cho vay rất chặt

Những lỗ hổng khiến ngân hàng sập bẫy (1)

Chẳng hạn, khi thẩm định một căn nhà, bước một phải xem vị trí, diện tích, xây năm bao nhiêu, hồ sơ pháp lý, giá đất theo quy định, giá của thị trường… Nhưng đây cũng chỉ mới là khâu xác định tài sản đó có thể thế chấp mà thôi.

Bước hai, phải hoàn tất hồ sơ về pháp lý và đi công chứng giấy tờ để xác định đã thế chấp ở NH này.

Bước ba, phải đăng ký giao dịch bảo đảm với Sở TN&MT để sau này không tranh chấp nữa. Thủ tục giao dịch bảo đảm phải được NH niêm phong đưa vào kho và kiểm đếm định kỳ. Quyền sở hữu vẫn là của chủ nhà đó nhưng người này không được làm giảm giá trị tài sản như đập phá, sửa chữa… làm thì phải báo cho NH.

Tuy nhiên, có nhiều tài sản bảo đảm được thế chấp cho NH và mỗi sản phẩm có những quy định riêng. Phương thức bảo đảm vay bằng tài sản cố định bao gồm là nhà cửa, đất đai để thế chấp. Còn sản phẩm tài sản bảo đảm bằng hàng tồn kho luân chuyển như cà phê, lúa, gạo, máy móc hay cầm cố sổ tiết kiệm… không được đăng ký giao dịch bảo đảm.

Ông HUỲNH TRUNG MINHGiám đốcKhối kinh doanh bán lẻ VIB:

Khai báo không trung thực, ở nước ngoài sẽ bị bỏ tù

Những lỗ hổng khiến ngân hàng sập bẫy (2)

Nước ngoài họ có một hệ thống cơ sở dữ liệu, được cơ quan nhà nước hoặc tư nhân quản lý. Chẳng hạn, khi anh mua một chiếc xe máy, anh chỉ cần bỏ ra bao nhiêu USD để đăng nhập vào đó sẽ có tất cả thông tin. Xe máy đó lúc đầu là màu gì, những ai đã qua sử dụng, đã bị đụng xe bao nhiêu lần… Tất cả được nhập vào kho dữ liệu hết. Bất động sản hay kho hàng cũng tương tự như vậy.

Ở Mỹ còn có Luật Khai báo trung thực. Khi anh thế chấp một tài sản nào đó để vay, họ sẽ yêu cầu mình phải khai báo trung thực có bao nhiêu tài sản và ở đâu. Dựa trên lời khai báo ấy họ sẽ quyết định cho vay. Chẳng hạn, sau khi vay 10 tỉ USD nhưng anh lừa không trả nợ thì sẽ phải ở tù một năm. Nhưng nếu khai báo gian dối sẽ bị ở tù 10 năm. Một lần ở Mỹ có một người nợ tôi 10.000 USD không chịu trả, khi đưa ra tòa tôi thắng. Nhưng ngay lúc tôi thắng tòa bắt người này kê khai tài sản và họ lập tức phong tỏa để lấy 10.000 USD trả tôi. Nhưng trong khi kê sai tài sản, nếu người này có một tài khoản có tiền mà khai gian thì có thể bị phạt tù. Nhờ đó mà người ta phải khai thật và khó có chuyện gian lận.

Lãnh đạo của một NH tại TP.HCM:

Lúa gạo, cà phê… khi thế chấp không được ký giao dịch bảo đảm

Với những tài sản đảm bảo bằng hàng tồn kho như cà phê, lúa, gạo… không được ký giao dịch bảo đảm. Nếu có đăng ký giao dịch bảo đảm thì biết rõ kho lúa, gạo đó chất lượng, số lượng ra sao và đã thế chấp ở đâu chưa thì NH không bị lừa nữa. Vậy nên việc thế chấp bằng các giao dịch tài sản hàng tồn kho này nếu DN muốn lừa NH thì không mấy khó. Ngay cả việc kiểm đếm hàng trăm ngàn tấn cũng rất phức tạp. Nên NH chỉ còn cách kiểm tra kỹ lưỡng có thể và cách an toàn là kiểm tra dòng tiền. Nếu doanh thu tháng này bỗng dưng có vấn đề thì buộc phải dỡ tung kho hàng ra để kiểm từng bao.

Theo Yên Trang

Pháp luật TPHCM

Prev12View as Single Page
Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story
If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.