ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits: 1,693,659,196
Stories: 8,409,262
Profile image
0
0
Tác giả: ZeroEnergyVN
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước: 1
24h trước: 1
Tổng số: 100
Xu hướng nóng ấm chững lại và sự xuống cấp chữ tín trong khoa học
Monday, December 2, 2013 11:05
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


ierre Darriulat

B4INREMOTE-aHR0cDovLzEuYnAuYmxvZ3Nwb3QuY29tLy0tNjlxZXJfOGVCZy9VcHpLZ1kyY0ZzSS9BQUFBQUFBQUtVOC9icnpjWlY3MHVQUS9zMjAwL2JpJUUxJUJBJUJGbislQzQlOTElRTElQkIlOTVpK2toJUMzJUFEK2glRTElQkElQUR1LnBuZw==Ba năm trước tôi từng viết một bài báo đăng trên tạp chí Tia Sáng1 về biến đổi khí hậu có tựa đề “Biến đổi khí hậu toàn cầu giữa khoa học và chính trị”. Bản báo cáo IPCC lần thứ 5 được công bố gần đây cho thấy chúng ta cần cập nhật và đánh giá lại hiện trạng tình hình.

Trong vòng một thế kỷ gần đây, nhiệt độ bề mặt Trái đất đã tăng khoảng 0,70 C. Đặc biệt trong nửa sau của thế kỷ, mật độ CO2 trong khí quyển tăng nhanh do những hoạt động của con người như đốt nhiên liệu gốc hóa thạch và phá rừng. Tuy nhiên, con người vẫn chưa hoàn toàn chứng minh được có mối quan hệ nhân quả giữa việc tăng hàm lượng CO2 và tăng nhiệt độ toàn cầu. Chúng ta chưa có được những thông tin chi tiết, do chưa đủ hiểu biết về quá trình hình thành mây, vai trò chính xác của nước đối với CO2, về mối tương tác giữa các đại dương và băng ở hai cực.

Với giả định rằng Trái đất là một thực thể đen tuyền vây bọc bởi khí quyển, [tính toán thống kê cho thấy] hàm lượng CO2 tăng gấp đôi sẽ khiến nhiệt độ bề mặt hành tinh tăng xấp xỉ 1,20 C. Nhưng nếu chúng ta điều chỉnh bài toán thống kê với sự gia tăng vai trò của những tác nhân như các đại dương, các đám mây, gió, mức bay hơi của thảm thực vật, v.v, sẽ cho các kết quả thống kê rất khác biệt – giả dụ với mức bay hơi thay đổi khoảng xấp xỉ dưới 5% thì tác động tới nhiệt độ hành tinh đã là rất lớn. Nó cho thấy sự nóng ấm toàn cầu có thể thuần túy do những nguyên nhân mang tính tự nhiên, hoặc thuần túy do con người, hoặc do cả hai – song chúng ta lại chưa biết được tỷ trọng ảnh hưởng của mỗi tác nhân. Hơn nữa, con người có thể mất tới vài thập kỷ thu thập dữ liệu để có những đánh giá xác đáng sát với thực tế.

Tuy nhiên, việc gia tăng nhiệt độ là vấn đề ảnh hưởng tới sinh mạng của rất nhiều người, vì vậy Liên Hợp Quốc đã thành lập Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) có nhiệm vụ đánh giá “những thông tin khoa học, công nghệ, và kinh tế – xã hội liên quan tới nguy cơ con người gây ra biến đổi khí hậu”. Trong Báo cáo Đánh giá lần 4 vào tháng 11 năm 20072, IPCC khẳng định “có 5% khả năng là hiện tượng nóng lên toàn cầu thuần túy chỉ gây ra bởi các tiến trình tự nhiên. Nhiệt độ toàn cầu có thể tăng từ 1,10 C tới 6,40 C trong thế kỷ 21; có trên 90% khả năng sẽ xảy ra thường xuyên hơn các hiện tượng nóng lên, sóng nhiệt, và mưa lớn; có trên 66% khả năng sẽ gia tăng các trận hạn hán, xoáy tụ nhiệt đới, và sóng biển rất lớn; việc xả khí thải CO2 trong quá khứ và tương lai đều sẽ tiếp tục đóng góp vào hiện tượng nóng ấm và tăng mực nước biển trong vòng hơn một thiên niên kỷ”.

Ở đây IPCC phải đối diện một lựa chọn khó khăn: hoặc là làm một báo cáo khách quan và khoa học nhưng không đưa ra được một thông điệp dứt khoát để thuyết phục các nhà làm chính sách; hoặc là đưa ra thông điệp mà họ cho là đúng đắn, để rồi vấp phải sự phản đối của giới khoa học. Thực tế là IPCC đã quyết định chọn lựa chọn thứ hai. Điều này gây ra một hậu quả ngoài dự kiến, đó là tình trạng xung đột và căng thẳng trở nên phổ biến trong cộng đồng làm khoa học. Chưa kể còn liên quan tới những lợi ích chính trị và tài chính rất quan trọng. Thông tin tới công chúng bị phụ thuộc vào giới truyền thông, trong khi Internet trở thành trận địa riêng giữa hai phe, một bên là những người ủng hộ thuyết khí hậu nóng ấm gây ra bởi con người, còn bên kia là những người nghi ngờ. Một số hành vi phản khoa học trở nên phổ biến, như che giấu dữ liệu nhằm bảo vệ cho luận điểm riêng (như vụ tai tiếng Climategate), hoặc xào xáo khoa học vào những hoạt động mang tính phong trào như Greenpeace hay Quỹ World Wildlife (bao gồm cả chủ tịch của IPCC, TS. Rajendra Pachauri. Hậu quả là hình ảnh khoa học trước công chúng trở nên xuống cấp nghiêm trọng.
   
Cục diện hiện nay? 

Sự ổn định tương đối của nhiệt độ bề mặt Trái đất trong vòng 15 – 20 năm qua – người ta gọi đây là một sự chững lại, hay một gián đoạn – có vẻ như sai lệch rõ ràng với những dự đoán theo mô hình đưa ra bởi IPCC (xem hình 1). Bên cạnh đó, một sai lệch thậm chí còn lớn hơn về cái gọi là điểm nóng, một dự đoán khá phổ biến từ các mô hình giả lập biến đổi khí hậu, cho rằng tình trạng nóng ấm sẽ gia tăng mạnh hơn ở các vĩ tuyến khu vực nhiệt đới, hay các vĩ tuyến khu vực giữa của vùng ôn đới, nhưng kết quả quan sát thực tế đã chứng minh hiệu ứng này hoàn toàn không đáng kể (xem hình 2). 


B4INREMOTE-aHR0cDovLzQuYnAuYmxvZ3Nwb3QuY29tLy14YlJqNFZzamJRUS9VcHpLM0RIcVNXSS9BQUFBQUFBQUtWRS9ybXNMc3RYSUZfdy9zNDAwL2gxLmpwZw==
Hình 1. So sánh dự đoán từ các mô hình (các đường nét mảnh) với quan sát thực tế (các đường in đậm bên dưới) về xu hướng nhiệt độ vùng khí quyển thấp so với của năm 1979.

B4INREMOTE-aHR0cDovLzMuYnAuYmxvZ3Nwb3QuY29tLy1HUFZFZWNJNWxEcy9VcHpLM215STZUSS9BQUFBQUFBQUtWSS9SaXpkZ0R0Y1BaVS9zMTYwMC9oMi5qcGc=
Hình 2. So sánh giữa dự đoán từ các mô hình (những đường có nét mảnh) và quan sát trong thực tế (các điểm vuông và tròn bên dưới) về xu hướng nhiệt độ khoảng giữa tầng bình lưu so với của năm 1979.
Một vấn đề nữa, mặc dù không thật sự quan trọng, là sự hồi phục của băng phủ vùng cực trong mùa hè năm 20133, bên cạnh đó là sự vắng bóng những cơn bão lớn4, một mặt gây mâu thuẫn với các dự đoán trước đây, mặt khác làm bùng lên xu hướng phê phán từ phía những người nghi ngờ hiệu ứng nóng ấm toàn cầu, những người gần đây vừa đưa ra một báo cáo tương phản với báo cáo của IPCC, có tựa đề “Xem xét lại biến đổi khí hậu: II” 5. Họ nhấn mạnh vào những sai lệch từ các dự đoán của các mô hình biến đổi khí hậu mà thực tế cho thấy là không hề xảy ra. Ví dụ như những dự đoán về nhiệt độ khí quyển tăng trên 0.30 C so với 15 năm trước, nhiệt độ đại dương tăng trên 0,20 C so với năm 2000, băng ở Nam Cực tan dần vào cuối thế kỷ 20, hay dự đoán rằng nhiệt độ sẽ tăng 30 C khi lượng khí thải CO2 cao gấp đôi thời kỳ tiền công nghiệp trong khi thực tế quan sát cho thấy nhiệt độ chỉ tăng thêm 10 C. Các mô hình này cũng đánh giá quá thấp (bằng 1/3 thực tế) hiệu ứng của việc bốc hơi nước trên bề mặt khi nhiệt độ tăng; giả định sai rằng khí thải CO2 là nguyên nhân duy nhất khiến nhiệt độ tăng từ khi bắt đầu thời đại công nghiệp; lờ đi những biến động mang tính nội tại của các đại dương như AMO và PDO (hay còn gọi là El Niño/La Niña); bỏ qua tác động của chu kỳ mặt trời đối với luồng tia vũ trụ và ảnh hưởng hệ quả tới sự hình thành các đám mây6; mô hình hóa sai lệch những thay đổi do các hạt aerosol (những hạt nhỏ lơ lửng trong không khí); chưa kể các mô hình giả lập này còn bị giới hạn nghiêm trọng bởi những hạn chế trong năng lực tính toán và sự thiên lệch. Trong khi đó, với những nhà khoa học tỏ ra trung dung và khách quan, quan điểm phổ biến vẫn cho rằng con người vẫn chưa đủ kiến thức để đưa ra những dự đoán đáng tin cậy7.

Một sự cố đáng tiếc khác, đôi khi được gọi là Glaciergate, là tuyên bố đáng kinh ngạc mà báo cáo IPCC 2007 đưa ra, rằng khả năng băng phủ dãy Himalaya “sẽ biến mất vào năm 2035 hoặc có thể sớm hơn là rất cao”, vốn là một thông điệp được cắt dán lại từ một kết luận của WWF, tuy chưa hề được các chuyên gia độc lập thẩm định nhưng lại lọt lưới qua hàng ngàn đôi mắt các nhà khoa học của IPCC. Đây là sự cố làm ảnh hưởng tới uy tín của toàn bộ IPCC, đặc biệt với cách phản ứng kiêu ngạo của vị chủ tịch ủy ban này sau khi sự cố này bị phát hiện. 

Tháng 3 năm 2010, Hội đồng Học thuật Quốc tế, một tổ chức  có sự góp mặt của vài viện hàn lâm khoa học quốc gia, được yêu cầu thẩm định các quy trình của IPCC; họ đưa ra báo cáo kết luận vào tháng 10 cùng năm8, với sự đánh giá khá công bình, trong đó ngoài việc ghi nhận những thành quả và tán thành trên bình diện tổng thể các kết luận của IPCC, báo cáo còn phê phán nghiêm khắc các hoạt động quản trị, quản lý, và thông tin của tổ chức này.

Hậu quả là ấn tượng của công chúng về khoa học thêm một lần nữa bị xuống cấp.

Báo cáo IPCC lần thứ năm

123NextView as Single Page
Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story
If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.