ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits: 1,688,118,461
Stories: 8,391,443
Profile image
2
0
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước: 1
24h trước: 1
Tổng số: 56
Những mùa xuân Văn – Võ
Friday, January 31, 2014 5:51
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.



TTXuân – Từ 60 năm nay, mùa xuân nào khu biệt thự 30 Hoàng Diệu cũng nườm nượp khách đến thăm hỏi, chúc Tết Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Dù có được gặp ông hay không, ai bước vào khu nhà tiếp khách với tầng tầng lớp lớp những tranh, ảnh, những liễn, trướng, những lời chúc, lời thơ rút ruột của bao nhiêu thế hệ nhân dân, cũng thấy như được đắm mình trong tinh thần “Văn lo vận nước, Văn thành Võ/ Võ thấu lòng dân, Võ hóa Văn” của Đại tướng.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại trọng điểm Lùm Bùm, đường 128, Tây Trường Sơn năm 1973 – Ảnh: Mạnh Thường sưu tầm
Đại tướng Võ Nguyên Giáp chúc mừng thành tích của các nữ chiến sĩ bộ đội Trường Sơn – Ảnh: Mạnh Thường sưu tầm

Xuân này, Đại tướng đã đi xa, nhưng cánh cổng nhà 30 Hoàng Diệu vẫn mở rộng đón khách. Xuân này, nhân dân cả nước có thêm một địa chỉ để đến thăm Đại tướng ở bờ biển Vũng Chùa (Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) lồng lộng gió. Những câu chuyện về Đại tướng lại được nhắc đến tha thiết hơn bao giờ…

Và nhất là những câu chuyện gắn liền với mùa xuân, ngày Tết.

Giấc ngủ muộn “ăn Tết”

“Ngày Tết đến bất chợt với hoa ban nở trắng bên sườn núi và dọc những khe suối bên sở chỉ huy. Nam bộ, Liên khu 5 xa xôi gửi điện chúc mừng các chiến sĩ Điện Biên Phủ sớm giành toàn thắng. Trong hàng vạn lá thư từ hậu phương gửi ra mặt trận có những lá thư từ Matxcơva, Bắc Kinh, Bình Nhưỡng. Đêm giao thừa tôi vẫn dõi theo những khẩu pháo cuối cùng trên đường trở về vị trí tập kết”

VÕ NGUYÊN GIÁP (trích “Quyết định khó khăn nhất”, viết cho báo Nhân Dân dịp kỷ niệm 35 năm chiến thắng Điện Biên Phủ)

Giữa bộn bề những sổ sách ghi chép lại giai đoạn chiến tranh chống Mỹ của Đại tướng đang dang dở, ông Hoàng Minh Phương, trợ lý của Đại tướng giai đoạn 1950-1978, chỉ một câu trong những tập hồi ký Võ Nguyên Giáp đã được hoàn thành, gật đầu tâm đắc: “Hạnh phúc lớn nhất đối với người cầm quân là được ở bên bộ đội, ngay tại mặt trận, Đại tướng đã nói như thế và đã sống như thế”. Từng sát cánh cùng nhau trên khắp các chiến trường, khắp các nẻo đường, ông có thể kể chuyện cả ngày về Đại tướng với tất cả niềm yêu thương và tự hào.

“Tết Giáp Ngọ năm ấy, cách nay đúng một vòng can chi, lục thập hoa giáp…”, ông Phương nhắc về cái Tết trên chiến trường Điện Biên Phủ cách nay tròn 60 năm. “Những ngày ấy chúng tôi chẳng ai nhớ đến Tết, chỉ cảm nhận được qua hơi gió lạnh buốt và sương mù mờ đục”- ông kể. Chiến trường đang lúc nước sôi lửa bỏng, các khẩu pháo đã được kéo vào vị trí, quân tướng đều được chuẩn bị tinh thần dốc toàn lực tấn công. Hàng chục ngày ròng rã Đại tướng Võ Nguyên Giáp không ngủ. Ông tính toán. Ông thao thức. Bao nhiêu sinh mệnh chiến sĩ đang nằm trong những chiến lược, chiến thuật.

Sáng 26-1-1954, đầu quấn một mớ lá ngải cứu để dịu cơn đau nhức, Đại tướng triệu tập cuộc họp trong lán chỉ huy ở Nà Tấu ngay trước giờ tấn công đã định. Không có ý kiến ủng hộ Đại tướng nào được nói ra vì với mọi người tất cả đều là “sự đã rồi”, nhưng ông đã quyết định: “Phải bảo đảm thắng 100% mới đánh”. Hai cuộc họp cân não kéo dài suốt ngày kết thúc với mệnh lệnh: Hoãn tấn công; Kéo pháo ngược ra, chuẩn bị lại các điểm đặt; Thay đổi phương châm “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”… Cuộc họp kết thúc, mọi người mới nhớ: đã đến ngày 23 Tết, ngày ông Táo về trời.

“Những ngày đêm tiếp theo lại tiếp tục là những ngày quên ăn quên ngủ. Đại tướng theo dõi tin tức từng khẩu pháo đang được kéo ra. Đường kéo pháo ra còn khó khăn gian khổ hơn cả đường kéo vào, và quan trọng nhất là phải giữ được bí mật, an toàn. Thay đổi phương châm tiến công, kéo dài chiến dịch, mở rộng chiến trường, Đại tướng và Bộ chỉ huy lại ngồi vào tính toán việc đẩy mạnh tổ chức gùi thồ tiếp tế lương thực để bộ đội có sức chiến đấu” – ông Phương kể tiếp.

Ngày 31-1, sở chỉ huy chiến dịch chuyển từ Nà Tấu vào Mường Phăng, sâu trong rặng núi cao nằm ở phía đông cánh đồng Mường Thanh, giữa cánh rừng già. Cái lán nứa vừa dựng xong, chiếc bàn, cái ghế dài, chiếc giường đều bằng những thanh tre, nứa, vầu bổ đôi ghép lại. Không nghỉ ngơi, vị tổng tư lệnh lại tiếp tục ngồi bên điện thoại theo dõi đường đi của những đại đoàn, những đơn vị cuối cùng đang rút và những khẩu pháo cuối cùng.

Câu chuyện Tô Vĩnh Diện hi sinh khi cứu pháo đến vào ngày 28 Tết (tức 1-2-1954), Đại tướng nghe báo cáo mà rơi nước mắt. Ông Hoàng Minh Phương kể Đại tướng lại một đêm nữa không ngủ. Đêm hôm sau, những khẩu pháo cuối cùng được đưa về điểm tập kết an toàn, gần sáng ông mới được thở phào nhẹ nhõm. Chưa đặt mình xuống thì ông chợt nhớ ra: đêm nay là giao thừa (nhằm 29 Tết). Ông lại ngồi dậy gọi cho các chỉ huy: “Có nhớ cho anh em ăn Tết không?”… Giấc ngủ sâu đầu tiên sau nửa tháng thức trắng đến với Đại tướng sau một nụ cười khi ông biết mỗi chiến sĩ đã được “ăn Tết” bằng một chén chè và một điếu thuốc lá.

Giấc ngủ ấy là phần “ăn Tết” của Đại tướng.

“Những ngày sau đó, càng đi sâu vào chiến dịch chúng tôi mới càng thấm thía rằng quyết định của Đại tướng trong cái Tết ấy đã cho chúng tôi cơ hội được sống mà ăn Tết đến sau này” – ông Phương nhắc, không biết đã là lần thứ bao nhiêu trong đời. Trong hồi ký của Đại tướng cũng ghi lại những lời dốc lòng mà mãi đến ngày kỷ niệm 10 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, các sĩ quan của ông mới có cơ hội nói: Chính ủy đại đoàn công pháo 351 Phạm Ngọc Mậu: “Nghe lệnh kéo pháo ra, đúng là: được lời như cởi tấm lòng”; Đại đoàn trưởng 312 Lê Trọng Tấn: “Nếu không có lệnh chuyển phương châm ngày đó, phần lớn chúng tôi đã không còn đến ngày hôm nay để tham gia kháng chiến chống Mỹ”; Đại đoàn trưởng 308 Vương Thừa Vũ: “Nếu lần đó nhất quyết theo “đánh nhanh, giải quyết nhanh”, cuộc kháng chiến chống Pháp có lẽ phải lùi đến 10 năm sau mới thắng lợi”.

Ông Hoàng Minh Phương: “Làm một người giúp việc cho Đại tướng hơn 30 năm, từ ngày còn là chàng thanh niên 20 tuổi nhiều sai sót, vấp váp, nhưng tôi chưa bao giờ thấy ông nặng lời với thuộc cấp” – Ảnh: Tự Trung

Ông Phan Khắc Hy: “Bộ đội Trường Sơn ai cũng nhớ đêm pháo hoa ở Bộ tư lệnh 559 năm ấy…” – Ảnh: Tự Trung
Đại tướng Võ Nguyên Giáp nghiên cứu bản đồ tuyến vận tải chiến lược của bộ đội Trường Sơn – Ảnh: Mạnh Thường sưu tầm

Đêm pháo hoa và giọt nước mắt

Trong những tranh ảnh liễn trướng ngập đầy ở nhà Đại tướng, có một bức thêu nổi bật chữ vàng trên nền đỏ với những lời giản dị: “Bác về cõi vĩnh hằng, chúng cháu khóc triền miên…”, ký tên: “Toàn thể gia quyến Thiếu tướng Phan Khắc Hy – phó tư lệnh binh đoàn Trường Sơn”. Khi nhắc đến “anh Văn”, ông Phan Khắc Hy không khóc. Ông mỉm cười thật ấm áp: “Tôi là người Quảng Bình, với Đại tướng, ngoài tình đồng đội, quân tướng, còn có tình đồng hương, anh em…”. Và ông kể cho chúng tôi nghe về mùa xuân năm 1973 ở Quảng Bình.

Hiệp định Paris vừa được ký kết. Ngày thống nhất vẫn chưa đến nhưng hòa bình thì đã rõ hình rõ dạng trong mơ ước của bao nhiêu người. Tháng 3-1973, binh đoàn 559 (tức binh đoàn Trường Sơn) tổ chức đại hội mừng công sau 14 năm vượt qua những gian nan, khổ nhọc, hiểm nguy không dễ tưởng tượng để khai mở con đường xuyên rừng vượt núi nối liền Bắc – Nam, phục vụ công cuộc thống nhất đất nước. Bộ tư lệnh 559 đóng tại xã Hiền Ninh, huyện Quảng Ninh, Quảng Bình những ngày ấy đông kín khách. Nào đại biểu của Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, đại biểu Bộ Quốc phòng, Bộ Giao thông vận tải, các sư đoàn, đại đoàn, binh đoàn…

Và vị khách đặc biệt nhất chính là Đại tướng Võ Nguyên Giáp. “Anh em 559 ai cũng phấn khởi, tự hào khi được đón ông, và để nhân lên sự phấn khởi ấy, Đại tướng mang cho chúng tôi một món quà: lệnh cho phép bắn pháo hoa mừng thắng lợi” – ông Phan Khắc Hy kể.

12NextView as Single Page
Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story
If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.