Nghiên cứu của Gutmann cho thấy, người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi là một bộ phận thiểu số nói tiếng đột Quyết ở Khu Tự Trị Tân Cương ở Trung Quốc, đã bị nhắm vào để lấy nội tạng từ những năm 90 của thế kỷ trước. Với việc bắt giữ hàng loạt các học viên Pháp Luân Công vào trong trại lao động sau năm 1999, thì các khu phức hợp liên kết giữa y tế và quân đội đã bắt đầu mổ cướp nội tạng của họ để kiếm những món lợi khổng lồ.
Vào những năm 2000, các website ở Trung Quốc công khai quảng cáo rằng thời gian chờ để được ghép tạng chỉ kéo dài từ một đến hai tuần, và hứa sẽ lên lịch các ca cấy ghép—một điều chưa từng được nghe tới ở các nước phương Tây, nơi danh sách chờ có thể hơn một năm và người nhận phải đợi đến khi người hiến tạng chết. Vào năm 2006, bác sỹ và nhân viên tại các bệnh viện đã thừa nhận trong các cuộc gọi được ghi âm bí mật rằng họ có “nội tạng cấy ghép còn tươi sống, với chất lượng rất tốt … từ các học viên Pháp Luân Công.” Hai nhà nghiên cứu người Canada đã biên soạn bằng chứng này trong một báo cáo gây chấn động cuối năm đó.
‘Mạng sống là vô giá’
Bản chất đáng ghê rợn của những tiết lộ này, cùng với áp lực từ quần chúng sau đó, đã đòi hỏi một số thay đổi trong cách thức của Trung Quốc khi lấy tạng, mặc dù chính quyền chưa bao giờ thừa nhận lấy nội tạng từ các tù nhân lương tâm, và không hề có đảm bảo nào rằng việc này sẽ không tiếp diễn.
Theo quan điểm của Schwarz, sự hợp tác của Trung Quốc với phương Tây trong vòng 30 năm qua chỉ đơn giản để “giúp cải thiện kết quả cấy ghép tạng của Trung Quốc, chứ không bồi dưỡng việc thực hành nghề có y đức”.
Bức thư gần đây của tổ chức Hiệp Hội Ghép Tạng cho thấy điểm khác biệt này. “Website Thiên Tân tiếp tục chào mời các bệnh nhân quốc tế mà đang tìm kiếm nội tạng để cấy ghép. … Sự lạm dụng đằng sau bởi những chuyên gia y tế này và sự thỏa hiệp móc nối với nhau để kiếm lợi nhuận là không thể chấp nhận được”.
Họ đề cập đến một trường hợp một đứa bé 14 tuổi quốc tịch Saudi mà được ghép nội tạng từ một tử tù (bộ phận nào thì chưa rõ lắm) với cái giá $200 000. Nhưng đứa bé này sau đó nhiễm phải một căn bệnh lây truyền vi rút từ ca phẫu thuật và chết chỉ trong vòng vài tuần. “Không có sự đền bù, sự chịu trách nhiệm, hay sự đánh giá kết quả phẫu thuật liên hệ với các trường hợp ghép tạng bất hợp pháp và mất nhân tính dạng này,” bức thư nói.
Trong khi đó, trang web www.cntransplant.com vẫn tiếp tục hoạt động như thường lệ.
Nó quảng cáo rằng “Bệnh Viện Tốt Nhất Cho Các Ca Cấy Ghép Thận-Lá Lách” và “Bệnh Viện Nổi Tiếng Nhất Về Cấy Ghép Thận ở Trung Quốc.”
“Những bệnh viện được kể trên, được cấp phép bởi Chính Phủ Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, thực sự là nơi mà các bệnh nhân đang chết dần chết mòn được tái sinh trở lại,” website nói.
“Mạng sống là vô giá, chất lượng phải được đảm bảo.”
Theo Vietdaikynguyen