Tiến sĩ Julie Franklin, Giáo sư Louise Dye đến từ Anh và bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Thị Hoa, nguyên trưởng khoa Dinh dưỡng, bệnh viện Nhi Đồng 1 TP HCM đã dành hơn 2 giờ chiều ngày 18/4 để tư vấn giải pháp dinh dưỡng cho từng mốc phát triển của trẻ.
- Chào bác sĩ Nguyễn Thị Hoa, bác sĩ cho tôi hỏi bé gái nhà tôi hiện tại 21 tháng, nặng 13kg, cao 87cm. Bé hiện tại đã có 16 răng, chủ yếu ăn cháo, mỳ, bún, phở, bánh mỳ, chưa ăn được cơm và thức ăn rắn. Xin bác sỹ tư vấn giúp làm thế nào cho bé tập ăn cơm được trong giai đoạn tới? Sữa bổ sung như nào thì hợp lý vì bé nhà tôi uống khá ít sữa? (chỉ uống 150ml/lần, ngày 2-3 lần, thường sau bữa ăn chính 2 tiếng, buổi tối hay cho ăn sữa chua hơn là uống sữa). Bé ngủ cũng khá điều độ, tối từ 21h đến 6h hôm sau, trưa ngủ từ 12h đến 15h. Chế dộ sinh hoạt như vậy đã hợp lý chưa ạ(Loan Trần, 25 tuổi, Hà Nội)
- Bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Thị Hoa, nguyên trưởng khoa Dinh dưỡng, bệnh viện Nhi Đồng 1 TP HCM:
Chào Loan!
Tình trạng dinh dưỡng của bé của bạn rất tốt kể cả cân nặng và chiều cao. Từ đó suy ra bạn đã nuôi bé với một chế độ ăn đầy đủ và tốt. Tuổi này bé chưa ăn được thức ăn cứng là bình thường vì thực sự bé cũng chưa mọc đủ răng hàm. Tuy nhiên để chuẩn bị cho bé bước sang giai đoạn mới, ngoài bữa ăn chính là thức ăn mềm, bạn có thể cho bé những thực phẩm cứng để bé tập nhai như bánh và trái cây hoặc vài muỗng cơm sau khi ăn cháo.
Số lượng sữa trung bình ở tuổi này là 300-500ml một ngày, thời lượng ngủ của bé 12h-14h. Như vậy bé đã ngủ đủ giấc. Chúc mừng bạn. Bé của bạn rất khỏe mạnh và sinh hoạt điều độ.
![]() |
Toàn cảnh tư vấn trực tuyến chiều 18/4 |
- Con tôi gần 3 tuổi nhưng nói chậm hơn những trẻ khác, thỉnh thoảng chỉ nói 1-2 từ và ngại giao tiếp với người lạ. Tôi đi làm cả ngày, cô giúp việc giữ cháu, tôi chỉ có buổi tối và cuối tuần để ở gần con. Xin chuyên gia hướng dẫn giúp cách nào để bé nói & giao tiếp tốt hơn (Doan Phuong Lan, 29 tuổi, Nam Dinh)
- Tiến sĩ Julie Franklin – chuyên gia tư vấn tâm lý học lâm sàng ở khoa Sức khỏe Tâm thần Trẻ em và Vị thành niên thuộc Trung tâm Chăm sóc Sức khỏe Cộng đồng Leeds::
Việc nói nhanh hay chậm tùy tốc độ phát triển của từng trẻ và sẽ có độ chênh lệch nhất định, có trẻ nói sớm, có trẻ nói muộn. Có khi gần 3 tuổi mới nói một vài từ là bình thường. Các mẹ không nên quá quan tâm tới chuyện bé chậm nói. Việc đầu tiên mẹ cần làm là dành nhiều thời gian cho bé. Khi cảm thấy an toàn, gần gũi, bé sẽ nói một cách dễ dàng hơn, mẹ nên dành thời gian đưa bé tiếp xúc với bên ngoài, bé sẽ nhanh nói hơn.
- Con gái em được 16 tháng. Bé hiện tại nặng 8,5 kg. Cháu bú sữa mẹ hoàn toàn trong 5 tháng đầu, từ đó đến giờ cháu có uống thêm sữa ngoài. Hiện tại bây giờ ngày cháu ăn được 3 bát nhỏ cháo, uống 2-3 lần sữa (mỗi lần chỉ được 60-70ml). Lúc bé cháu ngủ rất ít, bây giờ thì khá hơn 1 ngày ngủ khoảng 10h. Cháu mọc răng rất muộn (13 tháng mới bắt đầu mọc). Cháu vẫn chưa biết đi, chỉ bám rồi lần đi thôi. Xin bác sĩ tư vấn giúp về chế độ dinh dưỡng hợp lý cho bé, và việc mọc răng hay biết đi trễ có ảnh hưởng gì đến phát triển sau này của bé không? (Dieu Anh, 32 tuổi, Ha Noi)
- Bác sĩ Nguyễn Thị Hoa:
Diệu Anh thân mến!
Rất tiếc bé của bạn đã bị suy dưỡng nhẹ và có dấu hiệu của còi xương. vậy bạn nên đưa bé tới phòng khám chuyên khoa nhi hoặc chuyên khoa dinh dưỡng gần nhất để khám và điều trị cho bé, Tuy nhiên, tôi sẽ hướng dẫn cho bạn chết độ ăn theo nhu cầu lức tuổi này như sau:
Một ngày bé cần ăn 4-5 cữ. Số lượng mỗi cữ một nửa tới một chén bột hoặc cháo, với điều kiện một chén phải có 20 gr chất đạm, 20 gr rau xanh và 10 ml dầu ăn. Lượng sữa bé cần 300-500ml nếu không có sữa mẹ. Ngoài ra, bé cần được bổ sung vitamin và yếu tố vi lượng với liều lượng bạn cần tuân theo chỉ định của bác sĩ khám trực tiếp cho bé. Chúc bé của bạn nhanh hết suy dinh dưỡng và đi vững hơn.
- Tôi có thắc mắc thường ít khi nào các bé được ăn đủ chất nên thỉnh thoảng chúng ta nên cho bé bổ sung vitamin từ các thực phẩm chức năng, nhất là những lúc trở mùa, thay đổi thời tiết, có dịch bệnh hay khi bé mới hết bệnh không?
(Nguyen Thanh Truc, 32 tuổi, 50 Nguyen Trong Tri, An Lac A, Binh Tan)
- Bác sĩ Nguyễn Thị Hoa:
Điều bạn thắc mắc là đúng sự thật vì đôi khi chúng ta ăn đủ chất nhưng khả năng hấp thụ của mỗi người có khác nhau, đồng thời có sự tác động qua lại giữa các chất dinh dưỡng trong thực phẩm, làm giảm hoặc tăng khả năng hấp thu của vi chất, đó chính là nguyên nhân làm cho chúng ta ăn đầy đủ mà đôi khi vẫn bị thiếu vi chất dinh dưỡng.
Khi thiếu vi chất dinh dưỡng thì sức đề kháng kém, nên sẽ dễ bị mắc các bệnh nhiễm trùng. Đó là lý do chúng ta cần thỉnh thoảng bổ sung nếu có triệu chứng thiếu vi chất dinh dưỡng.
- Em mong được tư vấn cách chăm sóc đủ dinh dưỡng cho bé từ 1 tuổi?(Nguyen thuy hang, 37 tuổi)
- Giáo sư Louise Dye – chuyên gia đặc quyền về Sức khoẻ tâm lý và là thành viên của Hiệp hội tâm lý Anh:
Đây là một câu hỏi cần trả lời dài nhưng chúng tôi cố gắng sẽ trả lời ngắn gọn với những nội dung chính. Trước tiên chúng tôi sẽ nói về những điểm mốc phát triển trong từng lĩnh vực: tâm lý, thể chất, ngôn ngữ, xã hội.
Ví dụ: Trẻ em có thể nói một vài từ từ 8 đến 14 tháng, 12 tháng phát triển kỹ năng về bàn tay, cầm nắm và vẽ nguệch ngoạc, 18 tháng có thể xếp được tháp ba khối và cầm bằng 2 ngón tay … Cha mẹ cần giao tiếp, trao đổi thường xuyên với trẻ để kích thích và tạo ra các kết nối thần kinh trong não.
Để có những điểm mốc phát triển đó, đứa trẻ cần có sự phát triển đầy đủ về dinh dưỡng, vận động…
Về mặt dinh dưỡng: Cần cung cấp đa dạng các chất dinh dưỡng, để tránh tình trạng thiếu chất.Những chất dinh dưỡng chủ yếu bao gồm: Can xi, kẽm và sắt từ thịt, cá và rau quả, vitamin, và đặc biệt là các vitamin B.
Kẽm và sắt quan trọng cho chức năng nhận thức. I ốt cũng quan trọng, nhưng hiện nay đã được giảm bớt do biết sử dụng muối i ốt, cá và hải sản.Các vitamin B: B1, B3, B6, B7, B12, và vitamin C cần thiết cho phát triển các chức năng sinh lý.Axit Folic cần thiết cho phụ nữ trước khi mang thai để phòng ngừa hở khe thần kinh ở thai nhi.
Ngoài ra cần lưu ý các chất dinh dưỡng này thông qua chế độ cân bằng và đa dạng. Cần lưu ý tránh cung cấp thừa chất dinh dưỡng và duy trì cân nặng hợp lý.
Khi đứa trẻ đi học, việc ăn sáng rất cần thiết để đứa trẻ có thể học tốt.
- Tiến sĩ Julie Franklin:
Chế độ ăn cho bé cần cân bằng, đa dạng. Các mẹ nên cung cấp đủ và đa dạng chất dinh dưỡng trong bữa ăn cho con nhưng không nên cho con nạp quá nhiều chất dinh dưỡng. Quan trọng hơn là cần duy trì cân nặng phù hợp với độ tuổi của trẻ.
- Con trai tôi được 33 tháng, cao 99, nặng 14kg. Cháu không thích uống sữa công thức, nên khoảng 24 tháng trở lên đa số uống sữa tươi. Móng tay, móng chân của cháu thường hay bị bong tróc, sứt móng (sau đó mọc lại). Vậy cho tôi hỏi, việc cháu uống sữa tươi thay sữa công thức có làm cháu thiếu hụt vitamin dẫn tới tình trạng như trên hay không? Nếu có hãy cho tôi một lời khuyên. Xin cám ơn! (Vo Ngoc Kim Xuan, 30 tuổi, A122, CC Le Thanh, P An lac, Binh Tan)
- Bác sĩ Nguyễn Thị Hoa:
Chào Kim Xuân!