ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits: 1,690,813,934
Stories: 8,400,751
Profile image
0
0
Tác giả: khatkhaoxanh
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước: 1
24h trước: 1
Tổng số: 76
Nhớ Đào Duy Từ
Thursday, April 3, 2014 21:54
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.



Hoàng Kim
kính cẩn tưởng nhớ Đào Công.
Ngược gió đi không nản.
Rừng thông, tuyết phủ dày.
Ngọa Long cương đâu nhỉ? 
Đầy trời hoa tuyết bay. 
Đào Duy Từ là nhà chính trị quân sự lỗi lạc, danh nhân văn hóa kiệt xuất của Việt Nam, bậc khai quốc công thần số một của triều Nguyễn. Sự nghiệp của Người là  đặc biệt to lớn đối với dân tộc và thời đại: 1) Giữ vững cơ nghiệp chúa Nguyễn ở Đàng Trong;  2) Mở đất phương Nam làm cho Nam Việt thời ấy trở nên phồn thịnh, nước lớn lên, người nhiều ra; 3) Xây dựng được một định chế chính trị rất được lòng dân, đặt nền móng vững chắc cho triều Nguyễn lưu truyền chín chúa mười ba đời vua; 4) Tác phẩm “Hổ trướng khu cơ”; “Nhã nhạc cung đình Huế”, “vũ khúc tuồng Sơn Hậu” là những kiệt tác di sản văn hóa vô giá sống mãi với thời gian cùng giai thoại, ca dao, thơ văn truyền đời trong tâm thức dân tộc; 5) Đào Duy Từ là người Thầy đức độ, tài năng, bậc kỳ tài muôn thuở, người khai sinh dòng họ lớn với nhiều hiền tài truyền mãi với non sông. (Đền thờ Đào Duy Từ ở Hoài Nhơn – ảnh Công Tâm, Báo Bình Định)

Tôi ngưỡng mộ Người nên sưu tầm, tuyển chọn và biên khảo các tài liệu Đào Duy Từ còn mãi với non sông; Giai thoại Đào Duy Từ; Thêm những hiểu biết về Đào Duy Từ, Nhớ Đào Duy Từ và đã tập hợp thành Đào Duy Từ (chuyên luận Hoàng Kim).  Nay nhân tiết Thanh minh tôi xin kính cẩn dâng hương Tổ tiên Hoàng Trần Lê Nguyễn tộc và thành kính  tưởng nhớ người Thầy sáng nghiệp nhà Nguyễn mở đất phương Nam, khởi đầu sự nghiệp quy non sông về một mối


Xem tiếp

ĐÀO DUY TỪ CÒN MÃI VỚI NON SÔNG

Đào Duy Từ là nhà chính trị quân sự lỗi lạc, danh nhân văn hóa kiệt xuất, công thần số một của nhà Nguyễn. Sự nghiệp của ông là đặc biệt to lớn đối với dân tộc và thời đại mà ông đã sống. Ông bắt đầu thi thố tài năng từ năm 53 tuổi đến năm 62 tuổi thì mất. Đào Duy Từ chỉ trong 9 năm ngắn ngủi (1625-1634) đã kịp làm nên kỳ tích phi thường: Giữ vững cơ nghiệp của chúa Nguyễn ở Đàng Trong chống cự thành công với họ Trịnh ở phía Bắc; Mở đất phương Nam làm cho Nam Việt thời ấy trở nên phồn thịnh. Đặt nền móng vững chắc cho triều Nguyễn, sửa sang chính trị, quan chế, thi cử, võ bị, thuế khóa, nội trị, ngoại giao.

Sau khi ông mất (1634) triều Nguyễn còn truyền được 8 đời (131 năm), cho đến năm 1735, khi Vũ Vương mất, thế tử chết, Trương Phúc Loan chuyên quyền, lòng người li tán, nhà Tây Sơn nổi lên chiếm đất Quy Nhơn, họ Trịnh lấy đất Phú Xuân, thì cơ nghiệp nhà Nguyễn mới bị xiêu đổ.

Đào Duy Từ mang tâm nguyện và chí hướng lớn lao như vua Trần Thái Tông “Nếu chỉ để lời nói suông cho đời sau, sao bằng đem thân mình đảm nhận trọng trách cho thiên hạ trước đã”. Di sản của ông không chỉ là trước tác mà còn là triều đại. Ông là nhà thực tiễn sáng suốt có tầm nhìn sâu rộng lạ thường. Ngay trong trước tác của ông cũng rất chú trọng gắn thực tiễn với lý luận. Ông đặc biệt chú trọng thực tiễn mà không theo lối khoa trương, hủ nho của người đương thời. Tác phẩm binh thư “Hổ trướng khu cơ” gắn với những danh tướng cầm quân lỗi lạc một thời Nguyễn Hữu Dật, Nguyễn Hữu Tiến. “Vũ khúc, tuồng cổ Sơn Hậu” gắn với di sản văn hóa Huế lưu truyền mãi cho đến tận ngày nay. Việc sửa sang chính trị, quan chế, thi cử, võ bị, thuế khóa, nội trị, ngoại giao gắn với hệ thống chính trị tiến bộ hợp lòng dân. Ông thật xứng danh là bậc kỳ tài muôn thuở với những di sản còn mãi với non sông.

Những di tích lịch sử văn hóa về của Đào Duy Từ tiêu biểu gồm có:

Đào Duy Từ với Lũy Thầy, Quảng Bình

Theo Trang thông tin điện tử tỉnh Quảng Bình  ” Năm Canh Ngọ 1630, ông chủ xướng việc thiết kế và chỉ đạo xây dựng hai công trình phòng thủ quan trọng là Lũy Trường Dục ở huyện Phong Lộc, tỉnh Quảng Bình (1630) và Lũy Thầy từ cửa sông Nhật Lệ đến núi Đâu Mâu (Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình). Đây là chiến lũy quan trọng, giúp chúa Nguyễn có thể phòng thủ hiệu quả trước nguy cơ tấn công của quân Trịnh.” Sách Việt Nam sử lược có viết chi tiết về việc Đào Duy Từ, Nguyễn Hữu Dật, Nguyễn Hữu Tiến đã giúp chúa Nguyễn bày mưu định kế, luyện tập quân lính xây đồn đắp lũy để chống với quân họ Trịnh. Người đời thường gọi là lũy Thầy, nghĩa là lũy của Đào Duy Từ đắp ra.

Theo tài liệu của Trương Quang Nam (báo Thanh Niên) được đặng lại bởi trang  lịch sử Việt Nam .Năm 1992, Bộ Văn hóa, Thông tin và Thể thao đã ra quyết định công nhận di tích lịch sử đối với hệ thống Lũy Thầy tại thị xã Đồng Hới và huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình với nhiều giá trị to lớn. Tại hồ sơ lưu ở Ban Quản lý di tích – danh thắng tỉnh Quảng Bình, lũy Thầy là một hệ thống thành lũy bằng đất, đá được hình thành trong thời gian 3 năm (1630-1634) với tổng chiều dài gần 34 km gồm lũy Trường Dục, lũy Trấn Ninh (lũy Đầu Mâu) và lũy Trường Sa. Lũy Thầy là một công trình kiến trúc quân sự có giá trị trong việc nghiên cứu lịch sử xây dựng thành lũy ở Việt Nam, thể hiện sự kết hợp một cách khoa học giữa thành lũy, sông ngòi, hầm hào liên hoàn, hỗ trợ cho nhau. Ngoài công dụng quân sự, lũy còn có tác dụng về nông nghiệp, thủy nông, thủy lợi như ngăn gió bão, gió mùa, hạn chế cát bay. Và nhiều nét sinh hoạt văn hóa khác gắn liền…

Trong cả hệ thống, lũy Đầu Mâu thuộc làng Lệ Kỳ, xã Vĩnh Ninh, huyện Quảng Ninh được cho là còn khá nguyên vẹn. Năm 1631, sau khi xây xong lũy Trường Dục, chúa Nguyễn chưa yên tâm bèn sai Đào Duy Từ và Nguyễn Hữu Dật đi Quảng Bình xem xét hình thế núi sông vùng Đông Hải để xây thêm thành lũy phòng ngự. Khảo sát xong, Đào Duy Từ tâu: Thần xem từ cửa Nhật Lệ đến núi Đầu Mâu, phía ngoài có nước khe, bùa lũy sâu rộng. Nguyễn Phúc Nguyên đồng ý cho xây ngay. Bia Định Bắc Trường Thành mô tả lũy Đầu Mâu như sau: “Lũy Đầu Mâu cao 1 tượng 5 thước (tương đương 6m), phía ngoài đóng cọc gỗ lim, phía sau cọc tre, đổ đất lên 5 tầng cấp để voi ngựa có thể bước lên và di chuyển dễ dàng trên mặt lũy. Cứ cách 3-5 tượng thì xây 1 pháo đài để đặt 1 súng thần công, cứ cách 1 tượng thì đặt 1 súng phóng đá, sỏi – tất cả tạo thành một công trình phòng thủ hiểm yếu và kiên cố nhất”. Lũy có chiều dài 12 km.

Đền thờ Đào Duy Từ ở làng Hoa Trai, Tỉnh Gia, Thanh Hóa

Đào Duy Từ   theo trang thông tin điện tử tỉnh Thanh Hóa là người làng Hoa Trai, Ngọc Sơn, Tỉnh Gia, Thanh Hóa. Nơi đây có đền thờ của ông. Huyện Tỉnh Gia hiện là điểm đến của du khách “Sự kết hợp hài hòa giữa các cảnh quan biển, đảo, đồng bằng, trung du và miền núi đã tạo cho Tĩnh Gia thế mạnh phát triển kinh tế – xã hội, đặc biệt là du lịch. Ðến với Tĩnh Gia, du khách không thể không ghé thăm những địa danh nổi tiếng như: Hòn Bảng, Hòn Biện Sơn, Hòn Mê, núi Ngọc Sơn, núi Am, núi Thề Nguyền, hồ Yên Mỹ, động Trúc Lâm, nhà thờ Bùi Thị Xuân, di tích kiến trúc núi đá nghệ thuật thờ Quận công Lê Ðình Châu, nhà thờ xứ Ba Làng xây dựng năm 1893, đền thờ Lương Chí thờ Ðào Duy Từ,… Tất cả tạo thành quần thể du lịch vô cùng độc đáo, là sự tổng hoà giữa những cảnh đẹp do thiên nhiên ban tặng cùng các truyền thuyết, dấu tích lịch sử.” 

Cụm di tích Lạch Bạng theo trang Du lịch Sẩm Sơn  có: “Chùa Đót Tiên, đền thờ Quang Trung, nhà thờ Ba Làng là một trong số nhà thờ được xây dựng sớm nhất ở Việt Nam. Trên đường về thành phố Thanh Hóa, du khách dừng lại làng Hoa Trai ( Nguyên Bình – Tĩnh Gia ) để dâng hương tại đền thờ Đào Duy Từ – một danh nhân văn hóa ở quê Thanh..”

Đền thờ Đào Duy Từ tại làng Tùng Châu, Hoài Nhơn,

12345NextView as Single Page
Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story
If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.