2. Nếu âm hư mà hỏa vượng mạnh, thì gia Tri mẫu, Huyền sâm, Hoàng bá, để tăng thêm sức thanh nhiệt, giáng hỏa; kiêm có tỳ hư khí trệ, thì gia Bạch truật, Sa nhân, Trần bì, để phòng ngừa khí trệ ở tỳ.
3. Thận hư mạn tính, cao huyết áp, tiểu đường thể âm hư, u phổi, u thận, suy giảm công năng tuyến giáp trạng, viêm võng mạch. Hội chứng các chứng trạng thận âm suy nhược người cao tuổi.
Y gia bình luận:
Sách “Thành Phương Tiện Độc” chép: phương này đại bổ ba tạng Can Tỳ Thận, chân âm bất túc, tinh huyết khuy tổn. Đã dùng bổ thì phải tả tà, tà lui thì bổ mới có lực. Vì vậy dùng Thục địa để đại bổ tinh huyết cho tạng thận làm Quân; dùng Trạch tả để dẫn tà trọc ở thận và bàng quang là tá; dùng Sơn dược để bổ can cố tinh, Mẫu đơn bì để thanh tiết tướng hỏa ở huyết phận của Quyết âm, Thiếu dương. Sơn dược dưỡng tỳ âm, Phục linh sấm thấp ở tỳ, tương hòa tương tế, không táo không hàn, đây đúng là phương thang Vương đạo vậy”.
TẾ SINH THẬN KHÍ HOÀN
Vào đời Tống (Tống Bảo Hữu Nguyên Niên – 1253), danh y Nghiêm Dụng Hòa (严用和), đã trước tác sách “Tế Sinh Phương”( 济生方), còn gọi là “Nghiêm Thị Tế Sinh Phương” (严氏济生方), gồm 10 quyển. Trong đó luận trị thì có 70 thiên, phương thang thì có 400 bài. Trong này xuất hiện bài Tế Sinh Thận Khí Hoàn ở quyển 8. Tác giả đã gia thêm cho bài Kim Quỹ Thận Khí Hoàn 2 vị là Xa tiền, Ngưu tất.
Công dụng: Ôn thận hóa khí, lợi thủy tiêu thũng. Trị thận hư thủy thũng, lưng đau gối mỏi, tiểu tiện không thông, đàm ẩm suyễn khái.
QUẾ PHỤ ĐỊA HOÀNG THANG
Đến năm 1742, vào đời nhà Thanh, danh y Ngô Khiêm trước tác sách Y Tông Kim Giám, trong sách này thấy xuất hiện bài Quế Phụ Địa Hoàng Thang (桂附地黄汤 ) ở quyển 40, mục “Hư Lao Trị Pháp”. Trong phương này, Sinh địa được thay bằng Thục địa, Quế chi được thay bằng Nhục quế. Để lưỡng bổ âm dương, nhưng chủ về bổ dương.
2014-05-30 06:13:13
Nguồn: https://dongy.wordpress.com/2012/08/16/xuat-xu-cua-bai-bat-vi-va-luc-vi/