Sau khi Sớ Quảng trở về nhà, ông đem tiền của tích cóp được phân chia cho dân làng. Có người khuyên ông mua ruộng mua nhà, trang trí nhà cửa. Sớ Quảng nói: “Tôi cũng biết suy nghĩ cho con cháu, cho chúng gia nghiệp lưu lại vạn đời. Nhưng tôi lại nghĩ, nếu con cháu của tôi là người hiền lương, tiền tài trong nhà có nhiều rồi, thì không tránh khỏi làm suy giảm ý chí của chúng; còn nếu như con cháu tôi ngu đần, của cải trong nhà sung túc, thì như vậy không phải càng làm chúng khó vượt qua khổ nạn hay sao?”
Lời của Sớ Quảng bắt đầu lưu truyền khắp nơi, mọi người đều biết lời ông nói vô cùng có đạo lý.
Hứa Chỉ Tịnh cho rằng: Sớ Quảng là vì con cháu đời sau, suy nghĩ sâu sắc lâu dài, ông nói: Trên thế gian này kỳ thực có rất nhiều người làm con cháu, thâu nhận rất nhiều độc hại từ tổ tiên: những người làm tổ tiên đó, nhìn chung lại là sợ con cháu của mình khổ sở, liền vì chúng mà tích trữ sản nghiệp. Hầu như không nhận ra, chính là tiền của đó, đã làm hại con cháu mình! Về điểm này, Sớ Quảng triều Hán, đích thị là hình mẫu rất tốt cho chúng ta.
6. Chung Li Ý không nhận vật ô uế
Chung Li Ý vào thời nhà Hán, giữ chức Thượng thư; ở Giao Chỉ có một Thái thú, vì nhận hối lộ nên mang tội, Hoàng thượng tịch thu nhà ông ta, đem tài sản sung vào công quỹ, còn đem một số đồ vật ban cho các vị đại thần trong triều. Chung Li Ý cũng được chia mấy viên trân châu. Các đại thần khác, sau khi nhận lễ vật đều quỳ tạ ơn Hoàng thượng.
Chỉ có Chung Li Ý là ném trân châu đi, không bái tạ Hoàng thượng.
Hoàng thượng hỏi ông ta là có nguyên do gì? Ông ta trả lời rằng: “Khổng tử thời xưa, chịu đựng khát, bởi vì không muốn uống nước của kẻ cắp; há chăng phu tử chuyển vòng xa tử, thì đó là không nguyện tiến vào “Thắng mẫu chi môn”. Tại sao? Là vì nghe nói những cái tên đó, đều cảm thấy sỉ nhục chính mình. Giờ đây thứ đồ ăn trộm này, dẫu có là bảo bối, nhưng chúng đến từ đường không chính, đã nhiễm qua khí ô uế của rất nhiều chủ nhân. Thần sao có thể nhận chúng? Chính là như vậy, thần mới không bái tạ Hoàng thượng.”
Hoàng thượng nghe xong, thở dài nói: “Lời của Chung Li Ý, quả thật liêm khiết, thanh bạch biết chừng nào”, liền kêu người vào kho lấy tiền, ban thưởng cho ông.
Người cấp trên ban tặng đồ vật, người cấp dưới không nên từ chối nhận, đó là phép tắc từ xưa đến nay, càng không hỏi đó là vật gì, là Hoàng thượng ban cho? Chung Li Ý không bái tạ, lại còn đem những viên trân châu “đã nhiễm qua khí ô uế” ném xuống đất, ông quả thật là một người có khí chất và phẩm hạnh.
7. Gạo đặt bên đường, không ai đến lấy, sức cảm hóa lớn lắm thay!
Vào triều Hán, có một người tên là Chung Li Mục, canh tác được khoảng hơn 20 mẫu ruộng. Một ngày mùa thu, lúa trên đồng đã chín. Nhưng thật không ngờ có một người nói ruộng lúa kia là của anh ta, không nói không rằng, cắt lúa đi.
Chung Li Mục cũng không tranh giành, người đó đem toàn bộ lúa đi mất.
Sau đó, quan huyện biết chuyện, liền cho người bắt người đã cắt lúa, giao cho anh ta trừng trị.
Kỳ lạ là: Chung Li Mục cố hết sức cứu người đó và cuối cùng người đó được miễn tội.
Về đến nhà, người đó không nói lời nào, đôn đốc vợ con cả đêm giã hết số lúa chiếm được, sau khi được hơn 30 thạch gạo (thạch = 120 cân), liền đem gạo đến nhà Chung Li Mục.
Chung Li Mục đóng cửa lại không chịu nhận. Người đó bèn để số gạo đó ở bên đường. Rốt cục cũng không có ai đến lấy dù chỉ một tí.
Sau đó, danh tiếng của Chung Li Mục được truyền đi khắp nơi, ông còn làm cả Thái thú ở Nam Hải, được phong làm Hương hầu.
Hứa Chỉ Tĩnh nói: phẩm cách của Chung Li Mục, quả thật đáng được người ta ngưỡng mộ muôn đời. Tuy nhiên, nếu như quan huyện không hạ lệnh bắt con người ngang ngược, lì lợm kia, thì người đó có lẽ không tỉnh ngộ cải chính. Bởi vì người xưa nói rất hay rằng: “trừng trị theo luật pháp, nguyên tắc lập pháp phải biết ân nghĩa”. Nếu như quốc pháp không được thiết lập, những kẻ vô lại kia mà không có hình phạt, không chỉ trộm cắp tài vật của người khác, mà còn vì thế mà dương dương tự đắc, vậy thì còn có thể hiểu hối cải, báo ân ở đâu? Lại nói, gạo đặt bên đường, thật ra cũng không ai đến lấy, sức cảm hóa của Chung Li Mục thật to lớn lắm thay!
Tác Giả: Hoa Hàn
MaiMai@bocau.net
Dịch từ Zhengjian.org