Chưa bao giờ có hơn 7 thành viên Ủy ban Thường vụ cùng một lúc cho đến khi Đại hội toàn quốc lần thứ 16 của ĐCSTQ năm 2002. Đối mặt với nghỉ hưu, Giang Trạch Dân mở rộng các thành viên của Uỷ ban Thường vụ lên đến 9 người, đưa vào những người trung thành của mình để tiếp tục đảm bảo tầm ảnh hưởng của mình. La Cán đã bị cho nghỉ hưu vì bài báo đăng về việc ông ta là người đứng đầu bộ máy an ninh nội địa của Trung Quốc, nhưng Giang Trạch Dân thay vào đó đã đẩy ông ta vào Ủy ban Thường vụ.
La Cán đã bị kiện tại hơn 30 nước trên thế giới về tội đàn áp dã man lên môn tu luyện Pháp Luân Công.
Ngô Bang Quốc
Ngô Bang Quốc là người quan trọng thứ hai của ĐCSTQ ở Thượng Hải khi Giang Trạch Dân còn đứng đầu. Ông ta đã nghỉ hưu từ chức vụ Chủ tịch của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nhân dân Toàn quốc vào năm 2013.
Giống như những người khác gần Giang, ông đã nhanh chóng được xếp vào vị trí quyền lực. Ông trở thành người đứng đầu của ĐCSTQ Thượng Hải và sau đó là một thành viên của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị vào năm 2002.
Gia đình của Ngô Bang Quốc được cho là đã tích lũy được hàng trăm tỷ nhân dân tệ với sự hỗ trợ của Giang Trạch Dân. Năm 2012, sau động thái đầu tiên đối kháng với phe Giang Trạch Dân – cuộc thanh trừ Bạc Hy Lai – các phương tiện truyền thông Trung Quốc bắt đầu đăng tải thông tin về vụ bê bối liên quan đến gia đình của Ngô Bang Quốc.
Trụ sở tại Washington, chuyên gia Trung Quốc Thi Tang San cho biết: “Tại thời điểm nhạy cảm này, các tin tức tiêu cực về Ngô Bang Quốc đã xuất hiện. Nó rất có khả năng [Trung Cộng] yêu cầu Ngô Bang Quốc lựa chọn đứng về phía nào. Nếu ông ta có sự lựa chọn sai, ông sẽ kết thúc như Chu Vĩnh Khang. Rất nhiều việc tham nhũng của ông ta sẽ bị tố giác trước khi ông ta bị buộc phải từ chức”.
Dịch Anh ngữ bởi Susan Wang, viết lại tiếng Anh bởi Sally Appert.
Theo Vietdaikynguyen.com