CHIẾN TRANH CỦA CÁC DÒNG ĐIỆN hay AI PHÁT MINH RA THẾ KỶ 19 VÀ THẾ KỶ 20
Friday, September 19, 2014 22:57
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.
Edison nhìn cậu thanh niên cao lỏng khỏng, mặc cái áo rõ ràng không cùng bộ với cái quần, nét mặt vẫn chưa hết lộ vẻ mệt mỏi đang ngồi trước mặt mình, tuy rõ ràng đói rách nhưng không hề có vẻ rụt rè của kẻ mới đặt chân lên đất Mỹ:
-cậu là Nicola Tesla à, có biết nói tiếng Anh không, sao lại ra nông nỗi này?
-thưa ngài tôi đã bị đánh, bị cướp, bị vứt xuống khỏi chuyến tàu biển từ châu Âu sang đây cùng với vài hành khách, tuy vậy tôi vẫn giữ được bức thư giới thiệu tới ngài, xin ngài nhận lấy…
-tiếng Anh của cậu cũng tạm đấy,ít nhất là tôi hiểu cậu. Thế cậu có tiền không, có người thân thích không, và định làm gì ở Mỹ? –Edison nhận lấy bức thư, mà ông đã biết nội dung. Trong thư cũng như trao đổi trước đây, Charles Batchelor-giám đốc chi nhánh lục địa châu Âu của Edison đã báo: “tuyệt đối không được để chàng trai này đi sang Nga! Thưa ông Edison, ông sẽ còn biết ơn tôi vì đã khuyên được anh ta tới với ngài sau rất nhiều giờ thuyết phục! Tôi có được biết 2 con người vĩ đại, người đầu tiên tất nhiên là ngài, nhưng người thứ hai không thể là ai khác, chính là anh ta đấy ạ!” Nhìn bộ dạng chàng trai, Edison chợt nhớ tới tuổi trẻ thất học phải đi bán hoa quả giúp mẹ, rồi bán báo trên tàu của mình.
-tôi chỉ còn đúng 4 xu, không người thân thích, nhưng ngài tuyệt đối không phải lo cho tôi. Hãy cho tôi công việc và cho tôi kiếm tiền, tôi đã được nghe như vậy về nước Mỹ! Edison thấy nhẹ cả người, vốn tính chặt chẽ, ông chả hề có ý định phải cưu mang bất cứ kẻ di dân nào từ cựu lục địa, tuy vậy khẩu khí của chàng trai cũng làm ông giật mình!
-thế anh đã biết làm gì rồi, và ở công ty của tôi cậu có dự định gì không?
-tôi rất biết hoạt động của công ty ngài, vì đã làm việc với chi nhánh châu Âu của ngài và họ còn nợ tôi số tiền 25 nghìn đô la. Nhưng tôi không đến để đòi số tiền đó, tôi đến để được làm việc với những động cơ, máy phát điện một chiều của ngài, và hy vọng sẽ hoàn thiện được chúng…
-hừ, thật là cao ngạo! Đầu tiên cứ cố hoàn thiện tiếng Anh của cậu đi! Tuy vậy ai biết được, năm nay là 1884, còn năm 1868 ta đến thành phố này cũng chỉ có hai bàn tay, và sau mấy năm ta đã bán được phát minh máy điện báo với giá 10 nghìn đôla đấy! Nhưng hãy bắt đầu từ vị trí thợ máy thấp nhất đã nhé…
Sau đó một năm, cũng tại công ty Edison Machine Works, hai người đàn ông lại ngồi với nhau. Edison hỏi:
- sao anh không ở dưới xưởng hay phòng thí nghiệm mà lại lên đây?
-thưa ông, tôi đã hoàn thành mọi công việc. Tôi đã vẽ ra 24 loại máy khác nhau theo nguyên tắc của ông, phát minh ra acquy mới, và tất cả những mẫu mới đó đã được chính ông kiểm chứng, chúng đều tốt hơn các mô-đen cũ. Tôi xin ông cho lĩnh số tiền 50 nghìn đôla mà ông đã hứa trước kia, ông nhớ chứ?
-ta nhớ, chàng trai tài ba ạ, nhưng phải thú thật với cậu, ta bị nặng tai từ bé, bị khi cứu một điện tín viên khỏi lao vào tàu hỏa. Do đó ta cũng nghe cậu chật vật lắm, với cái thứ tiếng Anh kiểu Serbi của cậu, còn cậu mới có hơn một năm ở Mỹ, cậu còn chưa hiểu cách nói đùa của dân bản xứ đâu! Nhưng một số tiền kha khá thì có thể, hoặc sẽ nâng lương cậu từ 10$/tuần lên 18$/tuần…Edison nói như đã tập thuộc lòng câu trả lời này rồi.
-Thưa ngài Edison, tôi không phải xin ngài bất cứ điều gì, vì ngài mới là người nợ tôi. Tôi tuy nghèo, nhưng làm việc khôg phải vì tiền. Tất cả những gì tôi đã làm, và sẽ làm là để cho nhân loại, cho một thế giới không có chèn ép, áp bức của kẻ giàu đối với kẻ nghèo. Hơn ai hết tôi hiểu thế nào là dòng điện, thưa ngài Edison, tôi có thể dùng điện bửa đôi quả địa cầu, nhưng tôi không bao giờ làm vậy. Mục đích của tôi không phải là tiền, những phát minh của tôi sẽ chỉ ra những hiện tượng mới, những hiện tượng bản lề của khoa học, để cho những nhà khoa học khác làm bàn đạp…
-đừng nóng chàng trai, anh ở gần ta, anh thấy ta làm việc 19,5 giờ một ngày không ngày nghỉ, chỉ như vậy ta mới thành công như hôm nay. Thiên tài chỉ 1% là hứng khởi, còn lại 99% là lao động khổ sai…
-ngài Edison, tôi đã viết sẵn đơn xin thôi việc ở đây, vì biết trước rằng công ty của ngài cũng làm gì có đủ 50 ngàn tiền mặt để trả cho tôi. Dù sao ngài cũng đã dạy tôi, Nicola Tesla, một số điều có ích, do đó trước khi ra đi tôi xin tặng ngài hai lời khuyên, hy vọng ngài không phiền…
-xin cứ thật lòng, chàng trai quả cảm! Edison phấn khởi hẳn, vì với ông chi tiền chính là một cực hình, ông thà dùng hết số tiền đó để ném vào những phòng thí nghiệm mới, những nghiên cứu không mệt mỏi…
-thứ nhất: tôi rất khâm phục khả năng làm việc bền bỉ của ông, ông có thể làm hàng nghìn thí nghiệm chỉ để tìm ra một phương án ứng dụng mới. Trong khi đó theo dõi ông và cộng sự, tôi có thể thấy rằng nếu các ông được học hành một cách bài bản hơn chút thôi, thì ít nhất cũng có thể thong thả nghĩ cách thay đổi phương pháp, và tiết kiệm ít nhất 30% công sức. Ông không được học tiểu học, nhưng mẹ ông dạy ông và ông đọc rất nhiều sách, đó là cái tốt; tôi cũng chỉ học được một đôi năm đại học rồi bỏ, vì gia cảnh không cho phép, mà đáng ra tôi phải học trường dòng và làm cha cố. Nhưng sau khi ốm liệt giường 9 tháng, bố tôi đã cho tôi một ước nguyện nếu tôi được Chúa cứu mạng, và điều ước của tôi là được học và làm kỹ sư. Với khả năng tư duy lôgic của mình, tôi có thể không làm bất cứ thí nghiệm nào, chỉ tiến hành chúng trong tưởng tượng, tuy vậy kết quả hoàn toàn không khác gì các ông làm…
-chàng trai, ta không phải không muốn trả tiền, nhưng ta muốn trả em bằng vài trăm cổ phiếu của công ty sản xuất đèn dây tóc thì được…Edison biết rằng mình đang mất đi một cộng sự vô giá, nhưng không nghĩ rằng mình đang nhận lấy một kẻ thù truyền kiếp.
-hồi trẻ có lúc tôi đánh bạc rất nhiều, tôi đánh bạc không vì tiền mà để nghiên cứu tâm lý của các con bạc, thắng thì tôi chia hết tiền cho kẻ thua, còn thua thì tôi vay nợ để chơi tiếp, và sau khi cả nhà tôi phải khốn đốn để trả nợ thay tôi thì tôi hứa không bao giờ chơi bạc nữa, nhưng cũng từ đó tiền với tôi không hề có ý nghĩa lớn lao nào! Tuy ngài còn đăng ký vào tên mình cả một số phát minh của tôi, nhưng tôi cũng chẳng lấy đó làm điều, mà lại cho ngài biết một điều vĩ đại nữa: tương lai không nằm ở dòng điện một chiều mà ngài đêm ngày nghiên cứu đâu, mà sẽ phải là dòng điện xoay chiều!
-Ta không muốn nghe về nó, đã bảo anh nhiều lần rồi mà! Anh hãy cút đi với cái dòng xoay chiều quỷ tha ma bắt ấy đi!
Tesla đứng lên cầm mũ và đi ra. Anh vẫn tay trắng hoàn trắng tay, nhưng đã biết được thế nào là nước Mỹ (50 nghìn khi đó giá trị hơn 1 triệu $ ngày nay!). Và đây là khởi đầu của “Chiến tranh của các dòng điện” (War of Currents).
Tesla bị vứt ra xã hội, đi đào mương kiếm sống, ăn ngủ được chăng hay chớ, tuy vậy đầu óc anh chưa bao giờ thôi nghĩ về các phát minh, về dòng điện. Và tài thuyết khách của anh cũng đã cứu anh, như nhiều lần khác, lại có người bỏ hết tiền đầu tư cho anh lập công ty khác, thuê ngay trên đại lộ 5, cạnh công ty cũ của Edison. Edison tuy không phát minh ra đèn dây tóc, nhưng lại nghĩ ra được dùng chân không tuyệt đối để đưa đèn dây tóc được dùng đại trà. Còn Tesla nghĩ ra đèn neon, anh ta đã từng PR bằng cách thắp sáng cả một khu phố như ban ngày! Thế là từ rất nhiều thành phố, các đơn hàng lớn thi nhau đổ về công ty “Tesla Ark Linght Company”. Người khổng lồ Edison lần đầu tiên thất bại…
Và thế là hai thiên tài sáng chế phát minh thi đua nhau cho đến khi chết, thậm chí cả sau khi họ mất đi thì những công trình, ý tưởng của họ vẫn cạnh tranh với nhau, và chính chúng ta là người hưởng lợi: