Sạch như quan- ngoan như dân?
Wednesday, September 24, 2014 6:20
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.
…. Có một thời gian, cha tôi làm hậu cần cho cơ quan. Một lần ông về vùng hồ Tuy Lai, huyện Mỹ Đức mua 2 sọt cá quả để liên hoan tổng kết năm của cơ quan. Ông tạt qua nhà. Ông muốn lấy 1 con cá cho con. Đó là những năm tháng đói khổ. Cha tôi sục tay vào 2 sọt cá để tìm một con cá bé nhất. Nhưng ông đã không tìm được.
Không phải ông không tìm được 1 con cá bé nhất mà là ông không tìm được bất cứ lý do nào để lấy 1con cá của tập thể. Cuối cùng cha tôi lại che kín 2 sọt cá quả và ra đi. Mẹ tôi nhìn theo cha tôi và khóc. Mẹ tôi khóc vì thương cha tôi và vì thương những đứa con đói rét của bà. Mỗi lần nhớ về câu chuyện ấy lòng tôi lại tái tê.
Không phải vì anh em tôi không được ăn con cá bé nhất trong 2 sọt cá mà tái tê bởi bây giờ tôi khó lòng mà tìm được 1 hình ảnh nào giống cha tôi và nhiều người cùng thế hệ cha tôi thuở ấy nữa…”. (4)
Ông cụ Thâu trong câu truyện đã thắng chính mình, đó là sự giằng xé giữa lòng yêu thương gia đình mình và sự trung thực lẫn trách nhiệm với tập thể. Khi một con người chiến thắng được chính mình trong hoàn cảnh dễ bị đánh ngã nhất, thì trong bất cứ hoàn cảnh nào con người đó sẽ không bao giờ bị sa ngã.

Dân ngoan sinh quan sạch và quan sạch ắt có dân ngoan. Ảnh minh họa
Câu chuyện thứ 4: Có 1 nhân viên quản lý dự án tên là Khuê làm cho một PMU của Bộ GTVT. Mặc dầu làm việc cho PMU nhưng Khuê đã thường xuyên trả lại phong bì cho nhà thầu. Nhiều lần khước từ phong bì của lãnh đạo cơ quan; trả lại phong bì tết của 1 tư vấn Nhật Bản khi tất cả mọi người trong cơ quan đều cười vui đón nhận.
Những người cho Khuê là hâm thì chẳng bao giờ kiếm được mức lương sạch từ 500 USD trở lên mà chỉ lo đục khoét từ xăng ô tô đến hóa đơn tiếp khách. Rồi cài người vào hợp đồng tư vấn để kiếm chác. 1 công dân như Khuê thì nhà nước không cần phải có cảnh sát hoặc lập ra cơ quan phòng chống tham nhũng, vì cậu ấy coi liêm sỉ và tự trọng dân tộc lớn hơn tiền.
Câu chuyện thứ 5: Tôi đi về thăm con ở Thiệu Hóa- Thanh Hóa. Xuống xe ở Ngã ba Chè lúc 8.30 tối ngày 23/12/2010, tôi bắt xe ôm đi về chợ Hậu Hiền với giá 15.000 đồng. Trên đường đi mới biết anh xe ôm tên Hùng là 1 thầy giáo dạy văn cấp 3.
Trước đây dạy ở tỉnh Bình Thuận, vợ chồng ly dị, anh đã đưa con gái 3 tuổi về quê và đang dạy hợp đồng cho 1 trường cấp 3 ở thành phố Thanh Hóa. Thu nhập đi dạy của anh chỉ được khoảng 1.000.000 đồng/ tháng, vậy nên mỗi sáng anh tranh thủ chở khách đi từ Ngã ba Chè xuống thành phố với giá 10.000 (bằng giá xe buýt) để có thêm tiền mua xăng.
Ban đêm, anh lại tranh thủ đi xe ôm để kiếm thêm 500.000 đồng mua sữa cho con gái. Tôi đưa anh 20.000 đồng và bảo không lấy tiền trả lại nữa (anh tìm tiền lẻ trả lại nhưng không có). Nhưng 20 phút sau, anh gõ cửa nhà bố mẹ vợ tôi và đưa lại cho tôi 5.000 đồng. Hành động ấy đã làm cho tôi vô cùng xúc động, vì trong xã hội chúng ta, có những thầy giáo như thế thì không lo thiếu học trò có nhân cách.
5 câu chuyện ở những giai đoạn lịch sử và đặc tính xã hội khác nhau, nhưng trong giai đoạn nào cũng có những hiền mẫu và hiền tử như Tể tướng Nguyễn Quán Nho, Tổng đốc Hoàng Diệu, cụ Nguyễn Gia Thâu, bạn Khuê hay anh Hùng, thì thành ngữ “sạch như quan, ngoan như dân” không có lý do gì không được phổ biến trên đất nước ta sau 30 năm nữa.
Hàng triệu triệu bà mẹ hiền Việt Nam đã sinh ra những người con lương thiện và dũng cảm đánh đuổi xâm lăng thì không có lý do để hàng triệu bà mẹ chúng ta hiện nay không sinh những đứa con và giáo dục con họ trở thành những công dân không tham nhũng.
Đã đến lúc chúng ta phải cùng nhau hành động, bằng một cơ chế quản lý và nền tảng pháp luật nghiêm minh, công bằng. Để thành ngữ “sạch như quan, ngoan như dân” đi vào đời sống và tâm thức xã hội, nếu chúng ta muốn dân tộc Việt Nam được tôn trọng. Lá cờ minh bạch và nhân văn của Việt Nam phấp phới bay trên hành tinh trong thế kỷ này và mãi mãi.
—-
Tham khảo:
1. Nguyễn Quán Nho- Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
2. Hoàng Diệu-Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
3. Hoàng Diệu-Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
4. Truyện “Cha tôi” trong cuốn Người của Lê Thiết Cương và Nguyễn Quang Thiều.
Theo TuanVietNam.net
Bài viết được đăng bởi http://www.zeronews.us