ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits: 1,686,730,158
Stories: 8,387,272
Profile image
1
0
Tác giả: yellow_lotus
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước: 1
24h trước: 1
Tổng số: 338
Câu chuyện của một người thoát khỏi bệnh ALS
Monday, October 6, 2014 1:21
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Thử thách “dội nước đá lên người” (Ice Bucket Challenge) phạm vi toàn cầu – một chiến dịch nhằm nâng cao nhận thức về bệnh ALS (viết tắt của cụm từ Amyotrophic Lateral Sclerosis tạm dịch là xơ cứng teo cơ một bên), một dạng rối loạn thoái hóa thần kinh gây tử vong thường được gọi là bệnh Lou Gehrig, đã rất thành công.

Ngày nay, nhiều người đã biết về căn bệnh này, một căn bệnh đã được Tổ chức Y tế Thế giới xác định là một trong năm bệnh nan y hàng đầu. Chỉ có 4% bệnh nhân ALS sống sót quá 10 năm. Hầu hết bệnh nhân chết vì suy hô hấp, thông thường trong vòng từ ba đến năm năm kể từ khi khởi phát triệu chứng.

Ít có người hiểu rõ về căn bệnh đó hơn ông Uông Chí Viễn, người đã được chẩn đoán mắc bệnh ALS vào năm 1983.

Cả hai vợ chồng ông Uông đều là những chuyên gia y tế, họ có niềm tin mạnh mẽ rằng họ sẽ sống, bất chấp tỷ lệ sống sót mỏng manh đó. Để cứu mạng ông Uông, vợ ông, một nhà thần kinh học, đã cố tìm được một công việc ở Trường Y khoa Havard, nhằm để cho chồng bà có thể nhận được mọi ích lợi từ các phương pháp chữa trị tân tiến hàng đầu trên thế giới.

Ba năm sau, ông Uông cũng đã chuyển tới Mỹ và bắt đầu công việc nghiên cứu tim mạch ở cùng trường với vợ ông.

Khi các triệu chứng bệnh của ông Uông phát triển và sức khỏe của ông xấu đi, vợ chồng ông đã mất hết hy vọng. Đến cuối năm 1997, ông Uông đã không còn phù hợp để làm công việc hiện tại sau hai giai đoạn xuất huyết dạ dày-ruột. Ông thậm chí còn không nhớ nổi địa chỉ nhà mình chứ chưa nói gì đến việc làm các công việc trong phòng thí nghiệm. Ông nghĩ đến việc phải quay trở lại Trung Quốc, vì không muốn chết ở nơi đất khách quê người.

Một người bạn đã nói với ông Uông về Pháp Luân Công. Vào thời điểm đó, ông mong muốn thử mọi phương pháp để kéo dài sự sống. Ông đã bắt đầu học các bài công pháp vào tháng 02 năm 1998 tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) ở Boston.

Chỉ trong vòng ba tháng, ông đã hồi phục hoàn toàn khỏi căn bệnh ALS – một kỳ tích mà y học hiện đại vẫn chưa có lời giải thích. Qua bài viết này, ông chia sẻ câu chuyện của mình với hy vọng có thể giúp ích được cho những bệnh nhân ALS khác.

Ông Uông Chí Viễn tại một buổi mít tinh của Pháp Luân Công tại Washington, DC vào tháng 07 năm 2014

Đấu tranh để sống sót

Ông Uông tốt nghiệp Đại học Quân y số 4 ở Trung Quốc vào những năm 1970. Sau Cách mạng văn hóa, ông là thành viên của Ủy ban Khoa học và Công nghệ thuộc Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA), và trong Ban biên tập của tạp chí Quân y Hàng không.

Năm 1983, trong khi sự nghiệp đang thăng tiến, là bác sỹ trưởng chuyên cung cấp các phương pháp điều trị y tế cho nhiều bệnh nhân, ông phát hiện thấy mình phát triển các triệu chứng của bệnh xơ cứng teo cơ một bên (ALS), một loại bệnh được coi là bệnh nan y đối với cả y học cổ truyền Trung Quốc và y học hiện đại của phương Tây.

ALS còn được gọi là hội chứng bệnh thần kinh vận động. Như tên gọi của nó, bệnh nhân dần dần bị suy yếu, bị teo cơ bắp và tủy sống bị ảnh hưởng. Triệu chứng bắt đầu từ các chi và phát triển dần lên các cơ ngực, thậm chí ngay cả những cơ nhỏ kiểm soát hoạt động phát ra âm thanh và những chuyển động của mắt cũng bị ảnh hưởng. Toàn cơ thể người bệnh xuất hiện trạng thái như bị đông lạnh.

Với một ý thức tỉnh táo, bệnh nhân hoàn toàn ý thức được rằng cơ thể mình đang dần dần bị hủy hoại. Họ bị mất khả năng nói hay diễn đạt bản thân. Họ không thể đi, thở, hay ăn uống được và dần dần cơ thể chỉ còn da bọc xương. Cuối cùng, bệnh nhân sẽ chết vì nghẹt thở.

“Chưa đầy ba tháng sau khi được chẩn đoán bị mắc ALS, cân nặng của tôi từ 75 kg đã giảm xuống chỉ còn 59 kg. Tôi đã yếu như thế nào? Tôi cảm thấy mệt mỏi và chóng mặt thậm chí chỉ mới bước lên được có một bậc cầu thang,” ông nhớ lại.

Mặc dù hiểu quá rõ bản chất của căn bệnh này, nhưng ông Uông Chí Viễn vẫn không từ bỏ hy vọng. Hầu hết các bạn học và bạn bè của ông đều là những giám đốc, phó giám đốc, giáo sư, và phó giáo sư tại các bệnh viện lớn, và vợ ông cũng là bác sỹ phụ trách Khoa Thần kinh. Ông có cơ hội tiếp cận rất tốt, nếu không nói là tốt nhất, với khoa học và các phương pháp điều trị y học tiên tiến ở Trung Quốc.

Tuy nhiên, sau khi đã tới nhiều chuyên khoa và gặp các chuyên gia y tế nổi tiếng nhất Trung Quốc và cũng đã thử nhiều y học cổ truyền Trung Quốc, các bài thuốc dân gian, và khí công, nhưng tình hình vẫn không được cải thiện. Ông chỉ có thể bất lực nhìn cơ bắp của mình tiếp tục teo đi.

Trong suốt cả quãng thời gian vợ ông mang thai, ông Uông đã phải nhập viện và không thể ở nhà để chăm sóc bà, và chỉ được nhìn thấy con trai mình sau khi cháu được sinh ra hai giờ đồng hồ.

Tuy nhiên, thậm chí cả sau khi được về nhà, ông cũng không thể làm gì được. Thậm chí ông còn không có đủ sức để để ý về những gì đang xảy ra trong ngôi nhà của mình. Ông trở nên rất cục cằn, nóng tính, như thể ông đã bị biến thành một con người hoàn toàn khác hẳn.

Vợ ông tuyệt vọng: “Kể từ nay, tôi sẽ là niềm hy vọng duy nhất cho gia đình này!”

Tìm kiếm phương pháp chữa trị ở nước ngoài nhưng không hiệu quả

Bà đã đặt hết niềm hy vọng cuối cùng của mình vào trường Y khoa Harvard, một viện y khoa hàng đầu cách xa hàng ngàn dặm. Thông qua làm việc vất vả, bà đã được vào làm việc ở trường. Tuy nhiên, bà vẫn không tìm được phương pháp để tiêu diệt hoặc ngăn chặn quá trình tiến triển bệnh tật của chồng mình.

Năm 1998, ông Uông cũng được nhận vào trường này để làm các nghiên cứu về tim mạch.

Hai lần ông bị biến chứng xuất huyết tiêu hóa, và ông trở nên yếu hơn. Lần xuất huyết thứ hai xảy ra sau khi ông tới Hoa Kỳ. Ông không được truyền máu để tránh bị nhiễm trùng, mức huyết cầu tố của ông giảm xuống còn 6g, thấp hơn một nửa mức bình thường.

Huyết cầu tố giúp vận chuyển oxy lưu thông trong máu. Việc lượng oxy cung cấp cho não bị giảm có thể dẫn đến việc mất trí nhớ. Ông không những đã quên cả công việc trong phòng thí nghiệm, mà còn quên cả đường về nhà. Khi về tới nhà, ông phải nằm trên giường và không làm gì cả. Mọi người thân và bạn bè ông đều nói rằng, vì Harvard là một viện hàng đầu và rất cạnh tranh, ông nên trở về Trung Quốc.

“Không còn làm gì được nữa. Hãy tưởng tượng tôi cảm thấy như thế nào. Là một bác sỹ, tôi biết rằng không còn hy vọng gì nữa rồi. Tôi đã ở trong bờ vực của suy sụp,” ông nói.

Cuộc sống và hy vọng đã trở lại

Tháng 02 năm 1998, thời tiết ở Boston bắt đầu ấm dần, và mùa xuân đến sớm. Chuỗi ngày dài tuyệt vọng của ông Uông cũng đã tới hồi kết, cuộc sống của ông chuyển sang bước ngoặc mới. Ông nhận được một lá thư từ một người bạn ở Trung Quốc mà đã thay đổi định mệnh tưởng chừng như không thể xoay chuyển được của ông.

Người bạn nói: “Tôi tìm được rồi! Tôi tu luyện Pháp Luân Công đã được nửa năm rồi. Pháp môn này không những nâng cao về sức khỏe thể chất, mà còn là pháp môn tu luyện để đưa người ta lên cao tầng. Pháp này đúng thực là chính Pháp, là Pháp tốt nhất!” người bạn đó đã chia sẻ sự say mê các môn tu luyện truyền thống của Trung Quốc với ông Uông, và hy vọng ông có thể hồi phục nhờ tu luyện Pháp Luân Công.

Sau khi đọc xong thư, ông Uông đã ngay lập tức đi tìm kiếm Pháp Luân Công (còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp). Cuối cùng, ông đã tìm được một lớp học Pháp Luân Đại Pháp qua băng video kéo dài chín ngày tại MIT.

“Ngày đầu tiên, chúng tôi xem video bài giảng Pháp của Sư phụ Lý Hồng Chí trong hơn một giờ đồng hồ. Sau đó, các học viên lâu năm dạy chúng tôi luyện các bài công pháp. Ngay khi vừa ngồi kiết già (một cách lỏng lẻo), tôi cảm thấy một luồng nhiệt tuôn xuống từ đỉnh đầu tới các ngón chân với một trường năng lượng mạnh mẽ mà tôi thậm chí không thể tưởng tượng nổi.

12NextView as Single Page
Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story
If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.