ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits: 1,690,729,712
Stories: 8,400,403
Profile image
0
0
Tác giả: ZeroEnergyVN
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước: 1
24h trước: 1
Tổng số: 59
Giới thiệu về dịch giả cuốn “Hành trình về Phương Đông” – Nguyên Phong
Thursday, October 23, 2014 23:46
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Cuộc di tản bi thương ngày nào, đối với đại đa số chúng ta, những người trong cuộc, không thiếu những người vẫn coi như mới, đêm ngủ vẫn kéo theo những hình ảnh hãi hùng, kinh khiếp, tiếp nối bằng những kỷ niệm của những ngày bỡ ngỡ trên đất tạm dung. Trong những ngày vừa hoang mang lẫn mừng rỡ nhưng cũng tràn đầy lo âu và buồn bã này, câu hỏi của đa số người di tản chúng ta trước khi đưa chân rời khỏi trại tỵ nạn, rời xa những đồng bào, bè bạn thân quen là: làm sao chúng ta liên lạc, tìm lại được nhau đây. Sống làm sao đây trong cái “bể mênh mông” là nước Mỹ rộng lớn này ? Hình ảnh tiễn đưa nhau bên cổng trại là những bàn tay nắm những bàn tay giữa kẻ đi người còn ở lại, có những mảnh giấy nhỏ viết vội vàng “đây là số điện thoại của người bảo trợ của tôi…”. Xe chuyển bánh, mảnh giấy nhỏ ghi 10 con số, đôi khi nhoè nhoẹt vì những hàng nước mắt.
Trong nỗi băn khoăn này, điển hình là trại tỵ nạn Pendleton, hàng ngày ở cafeteria, nơi gần ngã ba đặt tượng bàn tay khổng lồ xoè ra đỡ, ôm ấp người tỵ nạn, nhóm anh em nhà báo, nhà văn họp mặt. Nơi đây cũng được coi như đài “Radio Catina Di Tản”, phát xuất những tin tức, những tin đồn liên hệ đến mọi vấn đề của cuộc sống mới trên đất tạm dung. Đáng chú ý nhất là nhà báo Nguyễn Hoàng Đoan. Anh thăm hỏi mọi người, anh xin những số điện thoại, địa chỉ của những người sắp rời trại. Và cũng chính nơi đây, một số bè bạn trong làng văn, làng báo bàn bạc “phải có một tờ báo để liên lạc với nhau chứ”. Trong số những người này, cuối cùng được ra trại và định cư tại thành phố gần trại tỵ nạn nhất là San Diego, có vợ chồng Nguyễn Hoàng Đoan-Khánh Ly, Luật sư Phạm Kim Vinh. Tờ Hồn Việt , như một nỗi khắc khoải của người Việt phải đau khổ rời bỏ quê nhà, nhưng lòng không ngớt thương về đất cũ, được ra đời ở đây. Tòa soạn đặt trong một nhà in trong một khu vực nhỏ, lúc ấy được coi như nằm ở ngoại ô thành phố, khu Mission Gorge, của thành phố San Diego. Tờ báo được đón nhận thật nồng nàn. Chỉ một thời gian sau, khi tờ báo đã có tiếng vang, đã được đồng bào khắp nơi biết đến, một số quần hùng từ các nơi tụ về góp mặt, trong đó có nhà văn Lê Tất Điều, họa sĩ Văn Mộc, và nhiều bằng hữu bốn phương gửi bài về hỗ trợ. Đó là tờ báo tư nhân đầu tiên của người tỵ nạn, ở cực Nam và cực Tây của nước Mỹ này. Được mời gọi, trong những ngày này, tôi cũng có đóng góp một vài bài như một hành động thân hữu có mặt tại địa phương. Nay sau hơn 30 năm tờ Hồn Việt vẫn tồn tại do Ngọc Hoài Phương làm chủ nhiệm, chủ bút phát hành rộng rãi trong cộng đồng người Việt trong thế giới tự do.
Trong khi đó, nơi được coi là đối đầu với vùng Nam Cali, có tờ Đất Mới ở thành phố Seattle, do anh Vũ Đức Vinh, tức nhà văn Huy Quang, nguyên Tổng Giám Đốc Nha Vô Tuyến Truyền Thanh của VNCH đứng ra thành lập, được sự tài trợ chính thức của chính quyền địa phương nhằm mục đích thông tin và hướng dẫn người Việt tỵ nạn sớm hoà nhập vào xã hội Hoa Kỳ. Lúc ấy vào cuối năm 1975, gia đình tôi đang chân ướt chân ráo rời bỏ San Diego, đến định cư tại thành phố biển hồ, Salt Lake City, do một số bạn bè kéo gọi. Sau nhiều tháng dài cổ nhận những lá thư từ chối của các hãng xưởng ở Cali, nay có công việc tuy không hay ho gì, nhưng có lẽ nhờ chịu khó và có chút khéo tay, tôi đang làm việc cho một hãng đóng tàu nhỏ, loại tàu đi câu cá, chỉ trong 3 tháng đã được tăng lương 3 lần. Giữa khi ấy thì anh Huy Quang gọi tới: “Lên đây đi ông. Làm báo có lương, nhà cửa xin cũng dễ”, nhưng tôi không dám thả mồi bắt bóng, nhất là bà xã tôi cũng có việc làm trong một nhà may sang trọng trong thành phố này. Hơn thế nữa, bạn bè cùng khóa khá thân ở đây cũng đông, hàng ngày đi lại cũng rất ấm cúng. Nghe anh Huy Quang nói thế, thích lắm, nhưng tôi đành: “Xin cám ơn anh Huy Quang thôi”. Bù lại, tôi viết cho tờ Đất Mới loạt bài về chuyến di tản của tôi trên con tàu Thị Nại, HQ 502, với trên 5000 người rời Sài Gòn giữa đêm 29 rạng ngày 30 tháng 4 năm 1975. Khi ông Dương văn Minh ra lệnh cho “anh em quân đội ở đâu ở đó, chờ bàn giao cho quân đội giải phóng” thì con tàu Thị Nại chết máy, chật ứ những người tỵ nạn còn nằm cửa sông Soai Rạp. Con tàu ra được ngoài biển nhập vào đoàn tàu di tản là cả một câu chuyện dài, thiên nan, vạn nan. Nhờ đó hàng tháng tôi đều nhận được mỗi kỳ 2 số báo Đất Mới. Tờ báo lúc này có anh Thanh Nam làm tổng thư ký. Những người viết chủ lực ngoài anh Huy Quang là chủ bút, có chị Túy Hồng, chị Trần Lai Hồng, Nguyễn Thanh Trang, anh Nguyễn Văn Giang, và sau này có thêm anh Mai Thảo nữa. Thỉnh thoảng thấy có bài của nhà văn, họa sĩ Võ Đình và thơ của anh Nhất Tuấn. Dù những bài viết phải bỏ dấu bằng tay, nhưng trang báo vẫn rất sạch và mỹ thuật. Chẳng những thế, mọi tin tức, dù xuất xứ từ đâu, đều được toà soạn viết lại, tránh những ngôn từ trái tai gai mắt phát xuất từ Việt Nam. Cũng trên tờ báo này, lần đầu tiên có bài viết từ trại tỵ nạn ký tên Tưởng Năng Tiến.
oOo
B4INREMOTE-aHR0cDovLzMuYnAuYmxvZ3Nwb3QuY29tLy1WTnRVYzRPalNYUS9WRW56N3JnNG5hSS9BQUFBQUFBQVJycy9zOGQ4RmtXMWpUay9zMTYwMC8xLWNvcHkuanBn
Ngoài những bài viết, những tin tức liên hệ đến cuộc sống của người tỵ nạn, tờ báo có hai mục hầu như khác hẳn nhau, mang tên cùng một người viết, đó là mục Trong Lòng Điện Tử, và Hành Trình Về Phương Đông, ký tên Nguyên Phong. Lúc ấy, cách đây gần 30 năm, điện tử là một lãnh vực còn rất mới mẻ, còn trong vòng khai phá, tìm tòi, dự đoán, xa lạ. Giữa lúc ấy thì Nguyên Phong đã trình bày những hiểu biết sâu sắc với những thông tin trong lòng điện tử. Với tôi, tôi mù tịt, chẳng hiểu gì, nhưng những người bạn của em tôi đang ngày đêm học hỏi về điện tử thì hết lời khen ngợi những bài viết này. Đó là một lãnh vực mới của những người trẻ, của những ngày trước mặt. Một lãnh vực hầu như chỉ tìm thấy vừng đông rạng rỡ phát xuất từ thế giới tây phương.
Trong khi đó, cũng vẫn cùng một người viết, Nguyên Phong, với loạt bài dịch thật lạ lùng, tràn ngập sự huyền bí trước một phái đoàn khoa học lỗi lạc phát xuất từ những trường đại học danh tiếng tây phương, đi tìm những điều bí ẩn của đông phương ở những năm cuối thế kỷ thứ 19. Lúc đó nước Nga chưa bị Cộng Sản cướp chính quyền. Nước Tàu cón là miếng mồi ngon để các quốc gia tây phương sâu xé. Nói chi đến nước Việt Nam chúng ta, nơi mới bị người Pháp đặt nền thống trị. Đó là cuốn Journey To The Eastcủa Baird Spalding, nhà xuất bản Adyar, in từ năm 1924 tại Ấn Độ, Nguyên Phong đã dịch lại nhan đề là Hành Trình Về Phương Đông, đăng từng kỳ trên nguyệt san Đất Mới. Tôi đã say mê theo dõi loạt bài này. Bây giờ hãy cùng nhau đọc lại vài đoạn trong cuộc đối thoại lạ lùng giữa vị đạo sư Ấn Độ với phái đoàn khoa học tây phương dưới đây:
“Trái đất quay quanh trục của nó với vận tốc 1600 cây số một giờ ở giữa đường xích đạo. Nếu quay chậm 10 lần thì ngày sẽ dài gấp 10 lần và dĩ nhiên sức nóng của mặt trời cũng gia tăng gấp 10 lần. Thế thì cây cối, sinh vật đều bị thiêu sống hết còn gì. Nếu cái gì chống được sức nóng thì cũng chết vì lạnh vì đêm cũng dài gấp 10 lần và sức lạnh cũng tăng lên 10 lần kia mà. Ai đã làm cho trái đất quay trong một điều kiện tốt đẹp như thế?/font>
“Mặt trời nóng khoảng 5500 độ bách phân. Quả địa cầu ở đúng một vị trí tốt đẹp không xa quá và cũng không gần quá. Vừa vặn đủ để đón nhận sức nóng của mặt trời.”
“Trục của quả đất nghiêng theo một tà độ là 23 độ. Nếu trái đất đứng thẳng, không nghiêng bên nào thì sẽ không có thời tiết bốn mùa. Nước sẽ bốc hơi hết về hai cực và đông thành băng giá cả”.
“Babu yên lặng nhìn mọi người. Không ai có thể ngờ nhà chiêm tinh Ấn Độ lại có thể sang sảng chứng minh một cách khoa học và hùng biện trước một cử toạ toàn những khoa học gia nổi tiếng nhất của Âu châu”
12345NextView as Single Page
Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story
If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.