Ông Nguyễn Trần Bạt trò chuyện với Thomas Friedman
Thursday, October 2, 2014 16:46
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.
Nguyễn Anh Tuấn: Xin giới thiệu với ông Thomas Friedman, đây là ông Nguyễn Trần Bạt.
Friedman: Chào ông!
NTB: Chào ông Thomas Friedman! Ông không biết là những diễn giả Việt Nam sau khi ông rời Việt Nam rồi sẽ rất khổ, vì những ai nói ngược với ông sẽ bị xã hội lên án. Cho nên tôi sẽ phải buộc phải hoãn các buổi nói chuyện của tôi ít nhất là ba tháng sau khi ông rời Việt Nam. Phải nói là tôi rất hạnh phúc khi có quyền tổ chức một bữa ăn trưa với ông. Và cũng phải nói là trên thế giới không có nhiều người tạo cho tôi cảm giác như vậy. Ở Mỹ thì tôi đã có vinh dự như thế, đó là lần gặp gỡ với ngài Herry Kissinger. Vừa rồi có một nhà báo đến đây đề nghị tôi cho họ có mặt trong bữa ăn này để có thể phỏng vấn ông, tôi từ chối. Tôi nói trong thỏa thuận của tôi với ông Friedman không có sự có mặt của báo chí, mà tôi thì không tiếp cận được bây giờ để thương lượng nên đành để dịp sau. Tôi nói rằng tôi sẽ cố gắng trổ tài để có thể tạo cho ông cảm giác có thể đến Việt Nam thêm một lần nữa.
Friedman: Tôi đánh giá cao điều đó. Tôi muốn hỏi ông về công việc của ông?
NTB: Tôi là một luật sư, và tôi làm chủ một hãng luật.
Friedman: Ông làm việc giữa các doanh nghiệp quốc tế với Việt Nam phải không?
NTB: Tôi là người Việt Nam đầu tiên làm việc ấy.
Friedman: Cái gì cho ông ý tưởng ấy?
NTB: Giữa những năm 1970 tôi dự báo chủ nghĩa xã hội sẽ sụp đổ, do đó chúng tôi mất chỗ dựa từ Liên Xô và các đồng minh, và những người cộng sản Việt Nam buộc phải mở cửa. Tôi đi học những kiến thức cơ bản nhất của nền kinh tế thị trường.
Friedman: Ông học về kinh tế thị trường bằng cách nào?
NTB: Tôi học bằng cách dự những hội thảo ở Việt Nam và nhiều nơi trên thế giới, và đặc biệt là học luật. Tôi hợp tác với các công ty luật ở New York từ năm 1988. Có lẽ tôi là người Việt Nam đầu tiên tiến hành các dịch vụ cung cấp cho sự kết nối giữa hai phía công ty Việt Nam và công ty Hoa Kỳ. Ông là người cổ vũ chuyên nghiệp cho toàn cầu hóa, còn tôi cũng là người cổ vũ nửa chuyên nghiệp.
Friedman: Vâng ông là người thực hành còn tôi là người nghĩ.
NTB: Tôi cũng là người nghĩ, tôi là một trong những người viết sách hàng đầu ở Việt Nam.
Friedman: Ông có nói tiếng Anh?
NTB: Tôi đọc được nhưng không nói được. Thế hệ của tôi không ai biết nói tiếng Anh thật tốt cả.
Friedman: Rất thú vị là một người không biết nói tiếng Anh mà lại trở thành cái cầu nối rất lớn.
NTB: Các hãng công nghiệp lớn nhất của Mỹ đến Việt Nam bằng sự giới thiệu của tôi. Có lẽ đầu tiên phải kể đến Boeing. Tôi là người soạn hợp đồng cho tất cả các vụ mua bán Boeing ở Việt Nam. Tôi có một số năm làm đại diện cho hãng McDonnell Douglas tại Việt Nam. Khách hàng của tôi có cả Lockheed Martin, người bán vệ tinh đầu tiên cho Việt Nam.
Friedman: Công ty của ông có bao nhiêu người?
NTB: Chúng tôi có khoảng 250 người ở mức thấp, và mức cao thì đến 300 người.
Friedman: Trong lĩnh vực của ông cái gì là mới nhất trong giai đoạn hiện nay?
NTB: Tôi nghĩ là có những giai đoạn khác nhau của sự thức tỉnh các khái niệm kinh tế thị trường ở Việt Nam. Giai đoạn đầu tiên là tôi cổ vũ các hãng công nghiệp, sau đó thì đến giai đoạn của các hãng dịch vụ tài chính và ngân hàng, sau đó là các hãng liên quan đến công nghệ thông tin. IBM là khách hàng của tôi, thậm chí IBM đã từng làm việc trong văn phòng của tôi. Tôi là người đưa KMPG và Pricewaterhouse vào Việt Nam, đưa Citibank vào Việt Nam. Tất cả những giai đoạn khác nhau tôi gọi sự thức tỉnh các khái niệm kinh tế.
Friedman: Bước tiếp theo là gì?
NTB: Bây giờ thì chúng tôi phải cấu trúc lại hai thứ cùng một lúc. Thứ nhất là tái cấu trúc lại ý thức của người Việt về kinh tế thị trường, tức là tái cấu trúc lại thể chế kinh tế và có những khía cạnh thể chế chính trị. Chúng tôi đang phấn đấu làm như vậy trên thực tế. Thứ hai là tái cấu trúc về bản chất nền kinh tế. Người Việt nói vậy thôi, làm rất nhiều thứ nhưng không ý thức được về việc khái quát hóa thành lý thuyết. Cho nên nếu ông thảo luận với người Việt, ông để ý sẽ thấy nhiều nhà chính trị của chúng tôi họ có trí tuệ như một nhà buôn, như một người làm kinh doanh. Bây giờ phải làm thế nào để các quan chức của chính phủ chúng tôi có ý thức về tư cách của người làm chính sách chứ không phải tư cách của nhà buôn. Ông biết rằng chính phủ chúng tôi vừa phải quản lý nhà nước xét về phương diện vĩ mô, vừa phải quản lý hệ thống xí nghiệp của họ. Vì thế cho nên họ trộn lẫn giữa năng lực của nhà buôn với năng lực của người làm chính sách và đôi khi nhầm lẫn địa vị của mình.
Friedman: Nếu mà ngày nào đó ông trở thành thủ tướng hay một chức vụ cao nhất của Việt Nam thì ông sẽ làm việc gì trước?
NTB: Tôi mời ông đến Việt Nam tư vấn cho tôi, sau một ngày tôi bàn giao mọi việc lại cho ông thủ tướng kế nhiệm tôi và tôi bàn giao luôn cả ông. Tôi nhớ chủ tịch Citibank khi đến Việt Nam tiếp xúc với chúng tôi và nhiều nhà lãnh đạo khác có hỏi: Chính phủ của các ông có ý thức được những sai lầm của họ không. Tôi trả lời: Chẳng có con chuột nào ý thức được sự hôi hám của nó. Ngay cả bây giờ các con chuột cũng chưa ý thức được. Để ý thức được về sự hôi hám ấy là vô cùng khó.
Friedman: Nguồn hôi nhất là gì?
NTB: Nguồn hôi nhất nó nằm giữa khu vực quyền lực và khu vực tài chính, tức là giữa chính trị và kinh tế, đó là một sự liên minh không tự nguyện nhưng rất nhạy cảm. Và sự kết nối có chất lượng tham nhũng nhạy bén hơn nhiều so với kết nối mà ông cổ vũ trong thế giới phẳng.
Friedman: Nó đang thay đổi tốt lên hay xấu đi, hay nó vẫn thế?
NTB: Cái xấu càng ngày càng thông minh lên và cái tốt càng ngày hiếm hoi.
Friedman: Việt Nam vẫn đang phát triển 5,5% đấy thôi, vậy vấn đề là gì?
NTB: Có lẽ mọi người trên thế giới hiểu sai về mấy phần trăm tăng trưởng của Việt Nam. Trong các phép tính về tăng trưởng người Việt Nam không hề tính đến những yếu tố cần khấu trừ. Chi phí về môi trường là không được tính đến, chi phí để đảm bảo cho trí tuệ tăng trưởng, đảm bảo cho xã hội luôn luôn có việc làm không được tính đến. Tức là cả môi trường tinh thần lẫn môi trường tự nhiên đều không được tính đến trong tất cả các phép tính. Cái đấy không phải chỉ có ở Việt Nam, cả người hàng xóm vĩ đại của chúng tôi cũng rơi vào tình trạng như vậy.
Friedman: Làm thế nào mà ông thông thái thế?
NTB: Tôi nghĩ rằng người ta muốn hiểu được phụ nữ thì phải yêu họ, tôi yêu cuộc sống này và quan sát nó, nhìn lâu là thấy.
Friedman: Nhiều người trẻ hỏi tôi là muốn làm như ông thì phải làm gì. Tôi bảo là, thứ nhất là phải đánh máy rất nhanh, thứ hai là tiếng Anh tốt, thứ ba là phải có kiến thức cơ bản về lịch sử, chính trị, địa lý, nhưng quan trọng nhất là phải thích công việc.
NTB: Yêu con người là động lực cơ bản nhất để con người trở thành kẻ thành đạt.
Friedman: Tại sao?
NTB: Không hiểu con người, không hóa thân vào nó thì bằng mắt thường chúng ta không thể quan sát hết được con người. Tôi dành tất cả ngày làm việc của tôi trong tuần vào bữa trưa với các đồng nghiệp của tôi, nói đủ các khía cạnh, bọn trẻ chưa có người yêu thì tôi bảo làm thế nào để có người yêu, còn đối với những người già thì tôi nói rằng làm thế nào để không phải đến bệnh viện. Lâu lâu chúng tôi nói về Putin, chúng tôi không chỉ nói về Putin, chúng tôi nói về những người thích và không thích ông ấy. Khi biết được ai thích ông ấy và ai không thích thì ta biết được nhiều thứ lắm.
Friedman: Tôi thấy là khi thích con người thì con người nở ra như một đóa hoa.
NTB