Tác giả: Jingduan Yang, MD; John Nania
Virut Ebola không xâm nhập được vào người tu luyện chân chính.
Pháp Luân Đại Pháp, một pháp môn tu luyện
Pháp Luân Đại Pháp lần đầu tiên được ông Lý Hồng Chí truyền ra công chúng vào năm 1992. Ông đã đi khắp Trung Quốc để mở các khóa giảng mười ngày, mỗi buổi học bao gồm giảng Pháp từ một đến hai tiếng, cộng với việc dạy năm bài công pháp của Pháp Luân Đại Pháp. Ông đã giới thiệu nó với danh nghĩa khí công, nhưng giảng rằng Pháp Luân Đại Pháp nên được xem là một pháp môn tu luyện toàn diện có nguồn gốc xa xưa. Các pháp môn tu luyện đều nhắm vào việc cải thiện sức khỏe và tố chất thân thể, nhưng mục tiêu chung mà họ đạt được lại vượt lên trên những điều đó: cải biến con người hoàn toàn, cả thể chất, tinh thần lẫn tâm hồn (tính mệnh song tu). Một pháp môn tu luyện chân chính luôn bắt nguồn từ văn hóa cổ đại và được truyền lại một cách toàn vẹn từ thời tiền sử. Pháp Luân Đại Pháp đáp ứng được yêu cầu này, nó đã được truyền thừa từ sư phụ sang đệ tử trong hàng ngàn năm.
Pháp Luân Đại Pháp thấu triệt được ba nguyên lý cấu thành nên nền tảng của nhân loại và vũ trụ. Ba nguyên lý này nằm trong ba chữ “Chân-Thiện-Nhẫn”. Bổn phận của một học viên Pháp Luân Đại Pháp là phải luôn luôn cư xử chiểu theo những nguyên lý này. Là một hệ thống tính mệnh song tu hoàn chỉnh, Pháp Luân Đại Pháp thật ra cũng có những bài tập động tác nhẹ nhàng và thiền định, nhưng chìa khóa của tu luyện chính là mỗi cá nhân phải đề cao tâm tính (hay nhân cách đạo đức) của mình để đồng hóa tối đa với Chân-Thiện-Nhẫn. “Chuyển Pháp Luân”, cuốn sách chính của Pháp Luân Đại Pháp, định nghĩa tâm tính như sau: “Tâm tính bao gồm có đức (‘đức’ là một chủng vật chất), gồm có Nhẫn, gồm có ngộ, gồm có xả, xả bỏ các loại dục vọng và các loại tâm chấp trước trong người thường; còn cả khả năng chịu khổ v.v., gồm các thứ của rất nhiều phương diện. Cần phải đề cao [tất cả] các phương diện tâm tính con người; như vậy chư vị mới có thể thật sự đề cao lên; đó là nguyên nhân then chốt bậc nhất để đề cao công lực…. Hễ tâm tính chư vị đề cao, thì thân thể chư vị sẽ phát sinh biến đổi to lớn; hễ tâm tính chư vị đề cao lên; thì vật chất của thân thể chư vị bảo đảm sẽ biến đổi”. Một khía cạnh chủ yếu của tu luyện tâm tính là phải vứt bỏ các tâm chấp trước. Sư phụ Lý viết: “[Tôi] nói rõ cho chư vị một chân lý: toàn bộ quá trình tu luyện của người ta chính là quá trình liên tục tống khứ tâm chấp trước của con người“. Có thể hiểu về các tâm chấp trước rằng chúng không chỉ là những lối suy nghĩ đằng sau các hành vi rõ ràng là sai trái như đam mê vật chất, mà còn là những ham muốn và dục vọng có thể khống chế hoặc làm xáo trộn tư tưởng của con người. Một khía cạnh khác là tự kiểm điểm bản thân (hướng nội) nhằm tìm ra những cách tốt hơn để phù hợp với Chân-Thiện-Nhẫn. Quá trình hướng nội này giúp con người tự nhiên vứt bỏ được những ham muốn, dục vọng và các tâm ích kỷ. Hiểu biết về các nguyên lý sẽ làm tăng nhận thức và mang lại những thay đổi từng bước một mà không cần phải gượng ép. Quyển sách “Chuyển Pháp Luân” đưa ra những chỉ dẫn và ví dụ đóng vai trò như kim chỉ nam. Nhờ đọc sách mà người học sẽ biết được tu luyện như thế nào. Chủ yếu là phải tu luyện tâm tính; các bài công pháp và thiền định cũng rất cần thiết, nhưng chỉ là bổ trợ. Pháp Luân Công có bốn bài công pháp đứng với động tác nhẹ nhàng, chậm rãi. Trong bài Pháp Luân Trang Pháp, hai cánh tay được giữ bất động trong nhiều phút với tư thế ôm bánh xe. Còn trong ba bài còn lại thì hai bàn tay di chuyển theo cơ chế năng lượng (khí cơ) của cơ thể. Theo quan niệm của phương Tây thì những bài công pháp này kẽo dãn và làm cơ thể khỏe mạnh, nhưng mục tiêu thâm sâu hơn chính là để gia trì các khí cơ vô hình này. Bài công pháp thứ năm, ngồi thiền, bắt đầu bằng một vài động tác tay, sau đó là tọa thiền nhập tĩnh. Trong tất cả các bài công pháp của Pháp Luân Đại Pháp, tư tưởng phải luôn tỉnh táo (không mơ mơ tỉnh tỉnh), nhưng phải thanh tịnh và không suy nghĩ gì cả. Không có bài công pháp nào trong số này yêu cầu người tập phải vận dụng các kỹ thuật đặc biệt như quán tưởng hoặc tập thở.
Đại Pháp Hồng Truyền trên 140 quốc gia (Video)
Ai có thể tập
Phạm vi tuổi tác của người học có thể từ trẻ em đến người già. Mặc dù người tập xuất thân từ đủ mọi tầng lớp nhưng vẫn có một lượng lớn là bác sĩ, tiến sĩ khoa học hoặc chuyên gia kỹ thuật.
Pháp Luân Đại Pháp chú trọng tu luyện tâm tính, tức là thể chất của những người mới học có thể ở bất kỳ tình trạng nào, thậm chí cả những người bị bại liệt hoặc bị phẫu thuật cắt mất một phần thân thể vẫn tập được. Học viên phải nắm được các nguyên lý của môn học, nhưng những người mù chữ hoặc khiếm thị có thể học qua băng tiếng hoặc băng hình. Vì Pháp Luân Đại Pháp cải biến cả tâm lẫn thân, nên người học phải luôn làm chủ ý thức và không được mang theo chấp trước về bệnh tật. Người bị bệnh tâm thần, hoặc mang bệnh nặng, hoặc bệnh giai đoạn cuối không được khuyến khích tập.
Hiệu quả nâng cao sức khỏe và ngăn lão hóa
Nếu một cá nhân có thể tu luyện chiểu theo các nguyên lý kể trên, chú trọng tâm tính và không màng đến những khổ nạn trên thân thể, thì sẽ nhanh chóng xuất hiện những cải biến lớn, thậm chí rất kỳ diệu. Có rất nhiều câu chuyện về những thay đổi nhanh chóng và toàn diện như vậy. Một ví dụ điển hình là bà Connie Chipkar, 60 tuổi, đã tập Pháp Luân Đại Pháp được 3 năm. Bà đã kể lại những trải nghiệm của mình ở Pháp hội Pháp Luân Đại Pháp Great Lakes [năm 2000] tại Ottawa. Nói về lợi ích sức khỏe, bà kể: “Tôi là bằng chứng sống cho ‘tác dụng phụ’ của tu luyện, mà tôi phải gọi đó là điều kỳ diệu. Tôi bắt đầu học Pháp Luân Đại Pháp năm 57 tuổi, khi đã quá mệt mỏi với cuộc sống này. Tôi cần phải ngủ trưa mỗi ngày. Trong 3 năm qua, tôi trông trẻ trung hơn, các nếp nhăn gần như biến mất và sinh lực không ngừng tăng lên. Tôi ngủ ít hơn trước và cảm thấy yêu đời hơn, mạnh mẽ hơn, minh mẫn hơn và khỏe khoắn chưa từng thấy”. Những chia sẻ về hiệu quả cải thiện sức khỏe và sức sống đều tương đồng. Những hiệu quả tích cực thường thấy gồm: tinh thần minh mẫn và an hòa hơn, giải tỏa căng thẳng, thắt chặt quan hệ giữa người với người, tăng sự tự tin, thoát khỏi các ham muốn, tăng cường sinh lực, giảm nhu cầu thuốc men, chữa vô sinh, diện mạo trẻ trung hơn, và các dấu hiệu cũng như triệu chứng của bệnh tật kinh niên đều biến mất, v.v.
Xem kết quả đáng kinh ngạc khả năng phục hồi bệnh của Đại Pháp : Minhhue.net
(Bài công pháp số 5 Pháp Luân Công)