ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits: 1,691,429,635
Stories: 8,402,574
Profile image
Tác giả: ZeroEnergyVN
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Masanobu Fukuoka là ai?
Monday, December 8, 2014 20:29
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo

MASANOBU FUKUOKA sinh ngày 2 tháng 2 năm 1913 tại đảo Shikoku, Nhật Bản. Iyo, quê nhà của ông, là một thị trấn nhỏ trên bờ biển phía Tây cách thành phố Matsuyama 16 dặm. Gia đình ông đã định cư tại nơi này hàng trăm năm. Trên các sườn đồi rộng lớn tại Iyo (mà tầm quan sát có thể vươn đến tận Matsuyama), cha ông, Kameichi Fukuoka, trồng quýt. Những vườn cây ăn trái trên đồi, cùng với cánh đồng lúa mênh mông đã biến Kameichi trở thành chủ đất lớn nhất trong vùng. Kameichi là người có học thức. Ông hoàn thành tám năm học ở nhà trường, một điều hiếm có vào thời bấy giờ. Liên tiếp trong nhiều năm các lãnh đạo địa phương đã bầu ông vào chức vụ thị trưởng.
Mẹ của Fukuoka, Sachie Isshiki, một phụ nữ thuộc dòng dõi Samurai và cũng được học hành đầy đủ. Bà hòa nhã, dịu dàng, trong khi chồng bà thì nghiêm khắc và không cho phép bất kỳ sự hoang phí nào trong gia đình. Mặc dù vậy, trong hồi tưởng của Fukuoka, thời thơ ấu của ông là những ngày tháng nhàn hạ. Người nông dân thuê đất và trồng trọt trên đất của gia đình. Việc vặt duy nhất của ông – đứa con thứ hai trong sáu người con và là trưởng nam – khi ấy là gom củi sau giờ học mỗi ngày.
B4INREMOTE-aHR0cDovLzEuYnAuYmxvZ3Nwb3QuY29tLy1OeHN4ZGNqelZ4Zy9WSVpwZTV6bllkSS9BQUFBQUFBQVNaVS91Z3hscm91Nmd1cy9zMTYwMC9tYXNhbm9idWZ1a3Vva2EtZGFsYWlodW9uZy5qcGc=
Gia đình ông có gốc rễ Phật giáo nhưng lại có một cái nhìn cởi mở đối với đạo Cơ đốc, tôn giáo đã du nhập vào Iyo từ rất lâu. Cậu bé Fukuoka khi đó đã quen với việc nhìn thấy các biểu tượng Cơ đốc giáo tại đền thờ Thần Đạo của gia đình. Nhiều năm về sau, ông sẽ gửi hai trong số những người con gái của mình vào học tại các trường truyền giáo.
Fukuoka học tại trường tiểu học của Iyo nhưng đến bậc trung học và cao hơn, ông phải lên Matsuyama. Do vậy, trong nhiều năm, mỗi ngày ông đạp xe đạp đến ga Iyo, bắt xe lửa đến Matsuyama và đi bộ trong quãng đường còn lại để đến trường. Ông được đánh giá là có sức học kém cỏi và luôn khiến thầy cô điên tiết. Một lần nọ vì quá bực tức trước đứa học trò bất trị, giáo viên dạy nhạc đã vung tay vào organ và làm hỏng luôn cây đàn duy nhất của trường. Mặc dù không bao giờ hứng thú với trường lớp nhưng ông đã thật sự ấn tượng bởi một bài giảng trong giờ văn chương. Đó là hãy nhanh chóng tìm lấy 5 người bạn để đến khi lâm chung có ít nhất 5 người khóc than cho mình.
Kỳ vọng Fukuoka sẽ là người thừa kế toàn bộ gia nghiệp tổ tiên, cha ông gửi ông đến trường Gifu Agricultural College, gần Nagoya, một đảo chính của Honshu. Gifu là đại học công với chương trình đào tạo ba năm hướng dẫn cho sinh viên những kỹ thuật hiện đại ứng dụng vào việc canh tác trên quy mô lớn. Một lần nữa, Fukuoka tỏ ra thờ ơ trên giảng đường và chỉ hứng thú với việc cưỡi ngựa và làm những điều trẻ trâu. Đời sinh viên tóm tắt trong 2 tính từ ảm đạm và vô trách nhiệm. Tuy nhiên, dự cảm về một cơn khủng hoảng toàn quốc tràn vào cổng trường khi Nhật Bản thôn tính Mãn Châu vào năm 1932. Fukuoka và bạn bè đồng lứa vô cùng bất mãn khi bắt buộc phải dự những khóa học nâng cao kỹ năng quân sự lúc bấy giờ.
Tại Gifu, chuyên ngành mà Fukuoka theo đuổi là Bệnh Lý Học Thực Vật dưới sự giảng dạy của một nhân vật kiệt xuất, giáo Sư Makoto Hiura. Trong số những sinh viên vẫn thường đến văn phòng của GS. Hiura, Fukuoka tìm thấy một đồng sự tốt để cùng làm việc và chuyện trò. Tốt nghiệp năm 1933, thời điểm vô cùng khó khăn để kiếm một chỗ làm, GS. Hiura thuyết phục ông tiếp tục việc nghiên cứu tại Trạm Thí Nghiệm Nông Nghiệp ở tỉnh Okayama. 1 năm sau, ngài Hiura giới thiệu ông làm việc tại Cục Hải Quan Yokohama. Tại đây Fukuoka công tác ở Ban Kiểm Dịch Thực Vật.
[next]
Trong căn phòng thí nghiệm nằm trên đồi cao nhìn ra cảng biển thành phố, Fukuoka ngày qua ngày nghiên cứu bệnh lý, nấm và các loài gây hại trong các loại cây trái nhập cảng. Thời gian này được ông mô tả là “trong niềm ngạc nhiên phấn khích khám phá thế giới tự nhiên bằng chiếc kính hiển vi”.
Cứ ba ngày, ông lại kiểm tra các loại cây được gửi đến. Những giờ rảnh rỗi, ông tận hưởng cuộc sống nơi thành thị, hẹn hò mấy lượt. Tuy nhiên, trong năm thứ 3 tại Yokohama, ông phát hiện mình mắc phải căn bệnh viêm phổi cấp tính hay lao ở thời kỳ đầu. Lúc nằm viện, ông phải hít thở không khí lạnh như tiết trời mùa đông như một phần trong phương án điều trị. Bạn bè xa lánh vì sợ lây bệnh. Đến cả ý tá cũng vội vã tháo lui ngay sau khi kiểm tra thân nhiệt của ông vì căn phòng quá lạnh. Cô độc, đớn đau, Fukuoka sống trong sợ hãi về vận mệnh của mình. Năm ấy ông chỉ mới 25.
Sau khi hồi phục hoàn toàn và trở lại làm việc, Fukuoka trở nên xao lãng, cứ mãi nghĩ tưởng về những ngày buồn khổ, cận kề với cái chết. Ông ôm ấp trong lòng niềm ám ảnh khôn nguôi về sự sống và ý nghĩa đích thực của nó. Một đêm nọ, độc hành trên con đường dài xa vắng nơi ngọn đồi nhìn ra Yokohama, Fukuoka lê bước tới một vách đá. Ông nhìn xuống, tự hỏi điều gì sẽ xảy đến tiếp theo nếu mình nhảy xuống và thiệt mạng. Mẹ ông sẽ khóc than (chắc chắn) nhưng còn ai nữa. Nhớ lại câu nói của người giáo viên văn chương năm nào, ông thấy rõ rằng mình đã thất bại. Ông vẫn chưa có 5 người bạn, 5 người bạn đích thực, 5 người sẽ khóc khi ông qua đời. Fukuoka quỵ ngã vào một gốc cây du (elm) và chìm sâu vào giấc ngủ.
Bình mình đến cùng với thanh âm tiếng cò làm ông tỉnh giấc. Ông ngồi đó chiêm ngưỡng muôn vàn tia sáng mặt trời xuyên qua màn sương giăng sớm mai. Bốn bề chim hót vang lừng. Fukuoka chợt phát giác: “Trong đời này, thật sự chẳng có gì cả”. Chẳng có lý do gì để lo lắng về sự sống. Như ông viết ra sau này, ông đột nhiên hiểu rằng “tất cả những quan niệm mà mình bám víu bấy lâu chỉ toàn là những đơm đặt trống rỗng. Bao nhiêu thống khổ từ trước đến giờ chỉ là cơn huyễn mộng.” Và một điều gì đó (có thể) gọi là tự tánh (true nature) phơi bày, hiển hiện ngay trong phút giây ấy.
Fukuoka bắt tay ngay vào một cuộc đời mới. Ngày hôm sau, ông nộp đơn nghỉ việc, sung sướng dấn thân vào một hành trình hoàn toàn vô định. Lênh đênh trên biển khơi, bàn chân ông tìm đến đến Tokyo, Osaka, Kobe, Kyoto và cuối cùng là một hòn đảo ở phía Nam Kyushu.
Ông không tài nào nhớ nổi bằng cách nào mình đã tồn tại trong những tháng như thế, một cuộc sống chỉ dựa vào tiền lương thôi việc và lòng hảo tâm của những người mới quen trên đường. Chỉ biết rằng trong những ngày ấy, ông sốt sắng không ngừng tuyên truyền đức tin mà ông mới kiến lập: “Mọi thứ đều vô nghĩa”.
Tất nhiên, phần đông tránh né và xem ông như một tên lập dị. Chung cuộc ông dọn về quê nhà và rút vào ở trong một túp lều trên sườn núi.
Kiên định với niềm tin rằng con người nên để cho vạn vật chuyển hóa theo tiến trình tự nhiên, Fukuoka bỏ mặc vườn quýt vốn dĩ vẫn được thường xuyên cắt tỉa cẩn thận. Sau đó, ông lặng lẽ quan sát côn trùng tấn công, các cành cây mắc vào nhau và từng mảng màu xanh tươi bấy lâu dần héo tàn.
Cái chết của cả một sườn đồi bạt ngàn cây ăn trái giúp cho Fukuoka hiểu thấu bài học xương máu đầu tiên trong canh tác tự nhiên:
- Anh không thể nào thay đổi những kỹ thuật trồng trọt một cách đột ngột. Cây cối được chăm sóc lâu năm không thể nào thích nghi với sự bỏ hoang.
[next]
Năm 1939, Nhật Bản dấn sâu hơn vào chiến lược mở rộng quân sự ở phạm vi quốc tế. Diễn biến đó chắn ngang đời sống thanh bần của Fukuoka. Trước giờ ông chỉ phải đối mặt với những lo ngại của mẹ cha về hành vi quái đản của mình. Còn lúc này, khi mà chiến sự leo thang, thái độ “ẩn nấp” trên đồi quýt của trưởng nam ngài thị trưởng trở nên trái chướng trong mắt nhiều người khác. Cũng trong thời gian này, Fukuoka nhận được một số tài liệu gửi đến từ Trạm trưởng Trạm Thí Nghiệm Nông Nghiệp Kochi. Lắng nghe ước muốn của người cha, ông chấp nhận lời mời và chuyển đến Kochi, ở đầu bên kia đảo Shikoku. Ông sống hẳn tại nơi này 3 năm trong 5 năm tiếp theo.
123NextView as Single Page
Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story
If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.