Kỳ III: Bài học nào cho người tiêu dùng Việt Nam?
Monday, March 30, 2015 8:44
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.
Sau 20 năm, người tiêu dùng Mỹ đã nhận ra một bài học khá cay đắng – họ trở thành chú chuột bạch cho các công ty thử nghiệm GMO. Rất nhiều các nhà khoa học, các nhà bảo vệ môi trường và người tiêu dùng Mỹ đang đấu tranh để chính phủ Mỹ quản lý chặt hơn vấn đề GMO – từ việc dán nhãn cho đến thừa nhận sai sót trong quá trình quản lý an toàn thực phẩm.
Có hai điều có thể rút ra cho người tiêu dùng Việt Nam. Thứ nhất là chúng ta không nên dựa dẫm hoàn toàn vào chính phủ trong việc quản lý an toàn thực phẩm. Một chính quyền vốn quản lý chặt chẽ như Mỹ mà còn mắc sai phạm trong một vấn đề nhạy cảm như GMO thì chắc chắn là chính phủ các nước khác còn gặp nhiều vấn đề hơn nữa. Pháp luật nào cũng đều có lỗ hổng, cho nên kể cả khi GMO phải dán nhãn ở Việt Nam thì cũng sẽ có rất nhiều sản phẩm có nguồn gốc GMO sẽ lọt lưới.
Thứ hai, chính người tiêu dùng, chứ không phải các tổ chức đấu tranh, hay chính phủ, sẽ là người có tiếng nói quyết định thứ thực phẩm nào sẽ có chỗ đứng trên thị trường. Kinh nghiệm của McDonald ở Mỹ hay nước mắm Chinsu ở Việt Nam là những ví dụ điển hình. Một khi người tiêu dùng quay lưng thì dù sản phẩm có được quảng cáo hay hậu thuẫn mạnh đến đâu đi nữa thì cũng khó lòng mà tồn tại. Áp lực từ phía người tiêu dùng sẽ làm thay đổi toàn bộ chuỗi giá trị – từ các siêu thị, người bán lẻ, cho đến các công ty sản xuất thực phẩm, người nông dân và cuối cùng là công ty cung cấp giống (nếu là GMO). Họ buộc phải thay đổi nếu không muốn bị loại bỏ khỏi thị trường.
Một yếu tố quan trọng để làm được điều này đó là chúng ta phải tự giáo dục mình để trở thành một người tiêu dùng thông thái – làm sao để lựa chọn sản phẩm tốt nhất cho mình, gia đình và xã hội khi tính đến các hạn chế về thu nhập, thời gian, khẩu vị… Khi bạn lựa chọn một sản phẩm nào đó là gián tiếp bạn đã ủng hộ những người sản xuất ra nó, vậy hãy mua hàng với sự nhận biết sâu sắc về lựa chọn của mình. Liệu bạn có biết sản phẩm được sản xuất ra như thế nào? Nếu bạn muốn ủng hộ người nông dân, vậy đây có phải là sản phẩm giúp người nông dân có được thu nhập cao hơn so với các sản phẩm khác cùng loại? Liệu công ty sản xuất ra sản phẩm này có đối xử tốt với người lao động và môi trường xung quanh? Nếu tôi không hài lòng với các sản phẩm bán ở chợ hay siêu thị thì tôi có thể tìm được ở đâu khác các sản phẩm tốt hơn? Các câu hỏi này không có gì mới với người tiêu dùng Việt Nam – vốn đang phải sống cùng với các vụ scandal về an toàn thực phẩm hàng ngày.
Chúng ta cũng không vì sự hoài nghi về GMO mà từ chối phát triển CNSH. Tuy vậy, theo như báo cáo Kiến thức, Khoa học và Kĩ thuật cho Phát triển Nông nghiệp, các nhà khoa học từ nhiều lĩnh vực khác nhau đã nhận định rằng đầu tư cho nghiên cứu CNSH cần phải gắn với các nhu cầu cụ thể và nằm trong một chương trình phát triển tổng thể, với quy trình minh bạch và có sự tham gia của nhiều tổ chức. Các công ty CNSH, vốn lấy lợi nhuận làm đầu, sẽ dễ dàng sử dụng quyền sở hữu trí tuệ đối với các giống biến đổi gen như là một công cụ để kiểm soát chuỗi cung ứng. Do đó nhà nước chứ không phải các công ty CNSH nên nắm vai trò chính trong quá trình phát triển các sản phẩm CNSH có lợi cho người nông dân và phù hợp với điều kiện của địa phương.
Hoàng Khánh Hòa – VNN
Bài viết được đăng bởi http://www.zeronews.us
Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo