ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits: 1,688,786,313
Stories: 8,393,994
Profile image
0
0
Tác giả: ZeroEnergyVN
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước: 1
24h trước: 1
Tổng số: 89
Hitler và Stalin: “Liên minh ma quỷ”?
Sunday, May 3, 2015 19:28
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo

B4INREMOTE-aHR0cDovLzMuYnAuYmxvZ3Nwb3QuY29tLy1CSExLLWxmMlJyUS9WVWJQN3o0bTd6SS9BQUFBQUFBQVZaWS90LUp3dFJITTBDRS9zMTYwMC9TdGFsaW4lMkJIaXRsZXIuanBn
Nguồn: John Lukacs, “Monster Together,” The New York Review of Books, 4/2015.
Biên dịch: Duy Đoàn | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng
Trong kho văn liệu khổng lồ về Stalin và Hitler trong suốt thời Thế chiến II, có rất ít điều được nói về mối quan hệ đồng minh của họ trong 22 tháng. Đó không chỉ là một chương lạ thường trong lịch sử cuộc chiến, mà ý nghĩa của nó xứng đáng nhận được nhiều sự chú ý hơn lâu nay.
Có hai yếu tố liên quan đến sự thờ ơ này. Một là sau khi Hitler quyết định xâm chiếm Nga mà thực hiện không thành, Stalin nổi lên như một trong những kẻ chiến thắng uy quyền của Thế chiến II. Yếu tố còn lại là việc các Thế lực phương Tây không mấy lưu tâm đến Đông Âu. Tuy vậy cuộc chiến nổ ra vào năm 1939 lại là do Đông Âu, kết quả của quyết định của người Anh (và Pháp) trong việc chống lại việc Đức chinh phục Ba Lan. Cơn địa chấn chính trị của Hiệp ước Xô-Đức vào ngày 23 tháng 8 năm 1939, chín ngày trước khi nổ ra cuộc chiến vào ngày 1 tháng 9, đã không ngăn được Anh và Pháp tuyên bố chiến tranh chống lại Đức vì đã xâm lược Ba Lan. Đây là một trong số ít – rất ít – những quyết định có ích cho họ vào thời điểm đó. Việc họ miễn cưỡng không muốn tiến hành nghiêm túc cuộc chiến chống Đức trong nhiều tháng tiếp theo lại là một câu chuyện khác.
Ba phần tư thế kỷ đã trôi qua kể từ năm 1939. Khá nhiều điều được viết về Hiệp ước Xô-Đức kể từ lúc ấy, phần lớn là của các cây bút và sử gia Đông Âu. The Devil’s Alliance (Liên minh của quỷ) là bản tường trình tốt của sử gia người Anh Roger Moorhouse về việc hiệp ước có ý nghĩa gì đối với Hitler và Stalin – và tệ hơn là đối với nạn nhân của hiệp ước đó. Có lẽ phần giá trị nhất của cuốn sách là phần nói về những hậu quả tức thời của hiệp ước năm 1939. Trước đó, Chủ nghĩa Quốc xã và Chủ nghĩa cộng sản đã là kẻ thù công khai của nhau một cách hiển nhiên và dữ dội. Từ những ngày thăng tiến chính trị đầu tiên của mình, Hitler đã mô tả Do Thái giáo và Chủ nghĩa cộng sản là hai kẻ thủ chính yếu của mình. Vào thời điểm đó, Stalin không hẳn là một kẻ theo ý thức hệ. Cũng như Hitler, Stalin là một người theo chủ nghĩa dân tộc; ông gần như không lưu tâm đến chủ nghĩa cộng sản quốc tế.
B4INREMOTE-aHR0cDovLzMuYnAuYmxvZ3Nwb3QuY29tLy1zNjVLbWpEdm1CWS9WVWJRamNDeTQ3SS9BQUFBQUFBQVZaay81WWRCaXhpMWdaSS9zMTYwMC9sdWthY3NfMS0wNDIzMTUuanBn
Bộ trưởng Ngoại giao Liên Xô Vyacheslav Molotov ký Hiệp ước Xô-Đức, với Bộ trưởng Ngoại giao Đức Joachim von Ribbentrop ngay đằng sau, kế bên Stalin, ngày 23 tháng 8 năm 1939 (Ảnh: Fine Art Images/Heritage Images/Getty Images)
Tháng 5 năm 1939, Hitler nhận ra rằng trong cuộc chiến của người Đức với phương Tây, Nga có thể đứng trung lập. Nhưng việc thực hiện điều đó không đơn giản; Nga phải có gì đó đổi lại. Trong suốt mùa hè năm đó, nhóm đại biểu Anh-Pháp đã tìm kiếm một dạng thoả thuận quân sự với Nga và chuyện không đi được tới đâu. Có một số viên chức và nhà ngoại giao cao cấp của Đức, đứng đầu trong số đó là Bộ trưởng Ngoại giao Joachim von Ribbentrop của Hitler, có khuynh hướng thiên hẳn về thỏa thuận Đức-Nga. Trong lúc đó, tại Moskva, Stalin đã bắt đầu có động thái: đầu tháng 5, ông sa thải Bộ trưởng Ngoại giao người Do Thái của mình, Maxim Litvinov, và thay thế bằng Vyacheslav Molotov (người giữ chức Bộ trưởng Ngoại giao trong suốt cuộc chiến và một thời gian dài sau đó). Hitler hiểu điều đó có nghĩa là gì. Vào tháng 8, Ribbentrop bay đến Moskva để ký Hiệp ước Bất tương xâm giữa Liên Xô và Đức; bức ảnh Ribbentrop với cây bút trong tay cho thấy ở hậu cảnh Stalin mãn nguyện thấy rõ. Hitler hi vọng sự kiện gần như tuyệt diệu này có thể ngăn người Anh và người Pháp can dự vào cuộc chiến giành Ba Lan với ông. Điều đó đã không xảy ra, mặc dù Stalin không thất vọng vì điều đó.

Nghị định thư Bí mật phân chia Đông Âu giữa Đức và Liên Xô

Điều quan trọng hơn Hiệp ước Bất tương xâm là phần phụ lục của hiệp ước, một Nghị định thư Bí mật, vốn yêu cầu không gì khác hơn là phân chia Đông Âu, đặc biệt là Ba Lan, với một phần nước này sẽ bị Liên Xô thâu tóm. Ngoài ra, Đức công nhận “khu vực lợi ích” (“sphere of interest”) của Nga tại Estonia, Latvia, Phần Lan, một phần Litva và tỉnh Bessarabia ở Romania. Moskva phủ nhận chính sự tồn tại của Nghị định thư Bí mật này trong suốt thời gian dài, ngay cả khi Thế chiến II kết thúc đã lâu. Nhưng sự kiện đó vẫn tồn tại trong văn khố của Đức; và vào năm 1939 nó đã trở thành một hiện thực u ám và dễ sợ. Tận đến năm 1986, Molotov già nua (lúc đó đã hơn 90) vẫn phủ nhận chính sự tồn tại của sự kiện này trước một phóng viên Nga. Trên thực tế, nhiều hoàn cảnh của sự kiện này vẫn tiếp tục tồn tại xuyên qua cuộc thế chiến và cả những xung đột tiếp sau đó cho đến năm 1989.
Quân đội và nhân dân Ba Lan đã chiến đấu can trường chống lại người Đức trong suốt một tháng vào năm 1939 (gần lâu bằng Pháp với đội quân đáng kể của họ vào năm 1940). Nhưng 17 ngày sau khi Đức xâm lược, quân đội của Stalin đã xâm lăng Ba Lan từ phía đông. Vài ngày sau tại Brest, một điểm gặp gỡ lúc ấy nằm ngay trên phần do Liên Xô kiểm soát tại Ba Lan, có một cuộc duyệt binh chung nho nhỏ của binh lính và quân xa của Đức và Liên Xô. Chỉ hơn hai tháng sau, tức chưa đầy ba tháng sau khi Thế chiến II nổ ra, trận đánh duy nhất trên đất liền tại châu Âu là giữa Nga và Phần Lan, vốn là dân tộc không chấp nhận sự kiểm soát của Nga đối với đất nước họ. Người Anh thất kinh. Họ (và người Pháp) thậm chí suy xét, trong thoáng chốc, về việc can thiệp, nhưng việc này đã không xảy đến. Quân đội Hitler sớm xâm chiếm Đan Mạch, Na Uy, Hà Lan, Bỉ – và sau đó là Pháp. Churchill và Anh quốc đã đứng một mình, trong suốt hơn một năm sau đó.
Cuối tháng 9 năm 1939, Ribbentrop bay tới Moskva lần nữa để thu xếp một số thoả thuận về đường biên giới, từ đó sẽ tiến hành Nghị định thư Bí mật kia. Xuyên suốt cuộc chiến, trong số những viên chức cấp cao của Đức, Ribbentrop là người mong muốn tìm kiếm và duy trì những thoả thuận Đức – Nga nhất. (Người đồng cấp của ông ở Liên Xô, Molotov, cũng thường có những mong muốn tương tự.) Ở khía cạnh này, chúng ta còn có thể chú ý đến những mong muốn hướng đến mối quan hệ song phương giữa Hitler và Stalin. Hitler cho rằng cần phải tiến hành những điều khoản trong mối quan hệ đồng minh với Stalin; về phần mình, Stalin thậm chí còn nhiệt tình hơn Hitler trong chuyện này. Một ví dụ là lời chúc tụng có lẽ không cần thiết của ông dành cho Hitler sau khi ký bản hiệp ước vào ngày 24 tháng 8 năm 1939: “Tôi biết dân tộc Đức yêu mến Führer (Quốc trưởng) của họ nhiều đến dường nào, do đó tôi nâng ly để chúc sức khoẻ cho ông ấy.” Đáng kể hơn đối với hồ sơ lịch sử và hệ trọng hơn đối với nhân dân Đông Âu là ý định của Liên Xô và hành vi xâm lăng của họ ngay sau khi ký Hiệp ước Xô-Đức.
Vào cái ngày diễn ra chuyến viếng thăm thứ hai của Ribbentrop đến Moskva, Nga bắt đầu gây áp lực lên các quốc gia Baltic. Nga đưa ra yêu sách đòi thay đổi những chính quyền tại Baltic, đầu tiên là tại Estonia, sau đó là những nước láng giềng Latvia và Litva. Quan trọng hơn, giờ đây Nga đã điều quân đến những nước đó, đặc biệt là đến các hải cảng của họ, làm suy giảm trầm trọng nền độc lập của những nước này. Chính quyền của những nước này chịu áp lực và đã phải tuân theo lệnh của Liên Xô, ngoại trừ Phần Lan. Hai tháng sau, Chiến tranh Mùa đông tại Phần Lan bắt đầu. Đội quân nhỏ bé của Phần Lan đã chiến đấu quật cường và dũng cảm, một thực tế mà ngay cả Stalin cũng phải thừa nhận; kết quả là xuất hiện một hiệp định trong đó Phần Lan từ bỏ một phần lãnh thổ cho Liên Xô nhưng vẫn duy trì nền độc lập cho phần lớn đất nước.
12NextView as Single Page
Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story
If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.