Lối Thoát Thực Sự Cho Ung Thư
Tuesday, May 12, 2015 17:44
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.
Tôi nghĩ rằng một trong những lý do mà ông Kushi phân loại ung thư theo âm và dương là để chỉ ra những cực đoan khác nhau sẽ dẫn đến những bệnh ung thư khác nhau: dư thừa protein động vật thường biểu lộ ở những bộ phận ở dưới (như tuyến tiền liệt), trong khi đường lại biểu hiện ở những bộ phận ở trên (ngực, họng, não). Quan điểm này rất hữu ích để hiểu rằng chế độ ăn không cân bằng (thừa âm hoặc thừa dương) có thể là nguyên nhân của bệnh ung thư nào đó, nhưng trên thực tế, cả hai thái cực đều gây nên sự biến chất và thoái hóa hệ thống, làm yếu chức năng miễn dịch, tăng vi khuẩn kỵ khí và giảm chất lượng dinh dưỡng.
Toa thuốc thì lúc nào cũng như nhau: trước hết, thay đổi lượng ngũ cốc toàn phần, rau củ, rong biển, và đậu. Dùng ít cá, dầu và trái cây tùy theo nhu cầu để duy trì cân nặng, nhưng luôn nhớ đây là thức ăn bổ sung chứ không phải thực phẩm chính.
Tôi nghe một bệnh nhân ung thư đang ăn chế độ thực dưỡng nói về tác hại của trái cây đối với phác đồ trị bệnh ung thư, và rồi họ ngồi đó với một dĩa bự đồ ăn được nhồi vào ruột đến mức họ không đi nổi. Hãy nhớ lời tuyên bố của tiên sinh Ohsawa: “số lượng thay đổi chất lượng”. Quá nhiều thức ăn dù tốt cũng là sự cản trở quá trình điều trị. Chúng ta cần lượng thức ăn ít hơn và có thể ăn làm nhiều bữa hơn để cơ thể có thời gian tiêu hóa. Trong nhiều trường hợp, một miếng nhỏ trái cây sẽ làm thỏa mãn cơn thèm ngọt và tránh cho gan cũng như hệ tiêu hóa khỏi một cuộc công kích dữ dội của đồ ăn.
Năng lượng và vật chất vật lý
Năng lượng và “vật chất” vật lý là mâu thuẫn hiện tại giữa các liệu pháp thay thế, đặc biệt là giữa thực dưỡng và y học phương Tây. Rất nhiều lý thuyết thực dưỡng dựa trên khoa học về năng lượng, trong khi y học hiện đại chỉ tin vào những gì có thể quan sát một cách vật lý.
Rất nhiều nhà khoa học hoài nghi thuật châm cứu bởi vì họ không thể chấp nhận rằng 5,000 năm trước người Trung Quốc cổ đại đã vẽ được những đường kinh lạc chạy khắp cơ thể, liên hệ với những hệ thống cơ quan khác nhau, có thể được kích thích hoặc xoa dịu thông qua các huyệt đạo bằng cách châm kim, đốt nóng hoặc ấn huyệt. Chúng ta biết là nó hiệu quả, nhưng từ quan điểm vật lý, ta vẫn hoài nghi.
Khi nhìn vào thuyết thực dưỡng, bạn sẽ thấy rất nhiều kiến thức liên quan đến năng lượng, trong đó nhiều lý thuyết được xây dựng dựa trên những giả định triết học và tư tưởng. Điều này khó mà thuyết phục những khán giả của khoa học thực nghiệm, các quan chức chính phủ hay các chuyên gia y học, những người thường không chấp nhận những gì không thể thấy hoặc đo lường định lượng. Mỗi bên phải nhường một ít. Nếu các nhà thực dưỡng muốn được số đông công chúng chấp nhận, chúng ta phải tìm cách để diễn giải thông tin cho dễ tiếp thu hơn mà không phải dùng đến những tư tưởng triết lý, không phải dựa trên những giai thoại hoặc những tuyên bố quá chung chung – những điều này làm sụt giảm nghiêm trọng mức độ tin cậy của thực dưỡng.
Tiến thoái lưỡng nan: đường, ít béo, ít đạm và sụt cân
Tế bào và sự thèm ăn chết người
Bây giờ, nếu những lý thuyết chi tiết như vậy khiến bạn đau đầu, tôi sẽ giúp đơn giản hóa chúng: về căn bản, chút ít chúng ta biết về ung thư là đường đơn (thực phẩm axit mạnh) cung cấp năng lượng cho ung thư phát triển. Tế bào ung thư là tế bào tiếp nhận glucose đầu tiên. Đây là nền tảng của phương pháp scan PET (Positron Emission Tomography).
Bởi vì những tế bào ác tính phát triển với tốc độ chóng mặt, chúng cũng chuyển hóa nhiều đường hơn tế bào thường. Điều này cho phép bác sĩ của bạn hình dung một khối u có thể “hung hãn” đến mức nào, hoặc sự phát triển của chúng có thể bị chậm lại nhờ những liệu pháp điều trị thông thường. Đồng thời, dư thừa protein động vật và chất béo cũng liên quan đến phần lớn ung thư ở nam giới, bao gồm cả ung thư ruột kết. Về cơ bản, cả hai thái cực (đường hay đạm/béo) đều gây nên tình trạng này. Thực tế là, protein chuyển hóa thành các amino axit, các amino axit này được hấp thụ qua các lông mao ruột để đi vào dòng máu. Tuy nhiên, amino axit dư thừa lại chuyển hóa thành chất béo và đường.
Không nhiều người biết rằng đường tinh luyện và đường cô đặc phá hủy hóc-môn trong cơ thể khủng khiếp như thế nào. Chúng ta ngày càng nghiện đường. Bạn khó mà mua được một túi bánh không chứa tí đường đơn nào từ siêu thị. Họ đã đeo mặt nạ ngụy trang cho nó dưới dạng “đường mía cô đặc” hay “đường thô organic”, nhưng đừng để bị lừa. Họ cho đường đơn vào thịt cá hồi đóng gói, sốt cà chua, đậu, bánh gạo, thậm chí là gạo và sữa đậu nành. Đường, trong lớp áo kín đáo hơn, đã lén trở lại các siêu thị thực phẩm tự nhiên bằng những chiêu trò quảng cáo với tên gọi “đường thiên nhiên”.
Sự trợ giúp của bạn Đậu
Một trong những người thầy thực dưỡng đáng kính của chúng tôi từng khuyến khích chế độ ăn kiêng protein. Lý lẽ của thầy là protein giúp tế bào ung thư phát triển, vì vậy ông hạn chế protein cô đặc (đậu, tempeh, đậu hũ, etc.) trong 1-2 lần/tuần. Ban đầu nhiều người thực hiện tốt, nhưng sau đó họ không thể duy trì chế độ nghiêm khắc như vậy. Khi đến trung tâm của ông với tư cách thỉnh giảng, tôi nghe nhiều người nói họ liên tục bị đói, thức ăn không đủ để thỏa mãn cơn đói và cơn thèm protein lẫn dầu.
Nhiều người “bù đắp” bằng cách ăn thật nhiều, và họ vẫn sút cân. Ăn nhiều nhưng họ không tăng cân mà đi đại tiện nhiều hơn. Rất ít người tiếp tục chế độ kiêng khem khi trở về nhà. Khi người ta đến với thực dưỡng và trải nghiệm việc cân nặng tụt dốc không phanh, vẻ ngoài của họ bị ảnh hưởng không nhỏ. Ban đầu, nhiều người sung sướng khi được giảm cân, điều làm họ bận tâm bấy lâu, nhưng đến một lúc nào đó nó lại trở thành mối lo. Trong tâm thức, họ – cũng như các bác sĩ – đánh đồng việc giảm cân với sự phát triển của ung thư. Họ nhìn vào gương, thấy một bộ dạng nhăn nheo xấu xí. “Tôi không còn là chính mình nữa…” một người than thở, giọng nói của anh ta là hiện thân của sự thất bại. Đối với nhiều người, đó là chuyện khó vượt qua nổi.
Tuy nhiên, đánh mất hy vọng có thể dẫn đến những nghi ngờ về cái chết, tâm trạng thất thường và trầm cảm. Trong một nỗ lực nhằm bù đắp những bữa ăn chưa được thỏa mãn, đôi khi các bệnh nhân ung thư tìm cách ăn nhiều hơn. Thường thì việc này dẫn đến hệ lụy là mệt mỏi, phù nề, đầy hơi, ngủ kém.
Hậu quả của lối kiêng khem khắc nghiệt này có vẻ chưa dừng lại. Bệnh nhân cảm thấy khủng hoảng vì thèm thuồng nhiều thứ, lên kế hoạch chè chén no say và thường lảm nhảm về nó với tất cả sự lưu luyến mơ mộng với thức ăn.
Ăn bánh mì để không phạm tội giết người?
Tôi phát hiện ra rằng thêm vào một ít enzym tiêu hóa giúp ích rất nhiều cho việc hấp thụ và ngon miệng, nhất là đối với người lớn tuổi. Thêm vào đó, ăn nhiều bữa hơn, khoảng 4 bữa nhỏ thay vì 3 bữa một ngày cũng tốt hơn. Tôi đề nghị thỉnh thoảng có thể ăn thực phẩm chứa protein (đậu, sản phẩm từ đậu, hoặc một lượng nhỏ protein động vật) 2 lần một ngày, nhưng với khẩu phần thật ít thôi, nó tạo cảm giác no bụng hơn; có thể dùng kèm 1-2 muỗng cafe dầu mè hoặc dầu oliu khi nấu nướng. Miso là một gia vị giúp phục hồi và chữa trị mạnh mẽ. Đừng giới hạn bản thân trong món súp miso truyền thống. Có nhiều sách hướng dẫn nấu ăn với miso, như “Book of Miso” của Shurtleff – với nhiều công thức chế biến món miso giúp bạn duy trì sức khỏe lẫn cảm giác hứng thú. Sự đa dạng giúp đẩy lùi nhàm chán.
Tôi nhớ có một lần, khi tôi bước vào căn bếp thực dưỡng ở một khu điều dưỡng và phát hiện một ông cụ lục lọi từng ngăn tủ, ngăn kéo và ngăn tủ lạnh. “Cháu giúp được gì không ạ?” tôi hỏi và ông quay lại nhìn tôi với đôi mắt gần như phát cuồng, lẩm bẩm: “Lúc trưa có ai đó ăn bánh mì. Tôi thấy mà. Nếu tôi mà không ăn được một miếng bánh mì bây giờ, chắc tôi giết ai đó quá… nghe có vẻ điên hả, nhưng mà tôi đang cảm thấy như vậy đây. Tôi ớn gạo lứt tới tận cổ rồi…”.