ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits: 1,689,429,628
Stories: 8,396,384
Profile image
1
0
Tác giả: ZeroEnergyVN
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước: 1
24h trước: 1
Tổng số: 173
Dù phải hy sinh – quyết không khoan nhượng với tham nhũng, bảo kê tham nhũng!
Tuesday, June 23, 2015 9:45
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo

Đến ngày hôm nay, tôi trở thành Nhà báo được 9 năm 6 tháng 21 ngày. Trước khi chuyển sang làm báo, tôi là lính tham mưu tác chiến. Nghề báo đã chọn tôi và hơn 9 năm nhập vai điều tra, tôi đánh bật nhiều cám dỗ để cống hiến hết mình vì sự nghiệp báo chí nói chung và Báo Thanh Niên nói riêng. Nhưng vinh quang đến với tôi cũng có và đắng cay cũng nhiều.

Vinh quang…
Phát huy bản chất người lính, tôi hóa thân đi điều tra, bất chấp mọi hiểm nguy, lao vào như điên để cống hiến. Từ những cống hiến hết mình, năm 2009 tôi là Nhà báo duy nhất của các cơ quan báo chí được Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng tuyên dương vì có thành tích phòng chống tham nhũng. Tiếp đến là rinh về 4 giải báo chí Quốc gia (1 giải B, 1 giải C, 1 giải khuyến khích và 1 tác phẩm được vào chung khảo). Ngoài ra Ban Tuyên giáo Trung ương; Ủy Ban TW mặt trận Tổ quốc VN cũng trao giải. Đặc biệt, được các Ban Ngành như Ban Nội chính TW; Văn phòng Ban chỉ đạo TW về phòng chống tham nhũng; Cơ quan điều tra VKSND tối cao trưng dụng điều tra một số vụ việc liên quan đến tham nhũng.
Trong quá trình phối hợp điều tra, trung tướng Nguyễn Việt Thành cho phép ăn ở để cùng lên kế hoạch phá án, ngồi trong chuyến xe đặc biệt có Cục trưởng, Cục phó và hàng chục trinh sát xuất kích từ Hà Nội lên biên giới phá án… Được Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Bộ Công an gửi thư khen ngợi; Ban Nội Chính Trung ương thưởng hiện kim (50 triệu đồng) về thành tích điều tra tham nhũng…
Và cay đắng
Trong những năm nhập vai viết điều tra, chủ yếu điều tra về tiêu cực ở một số cơ quan công quyền. Mỗi đề tài điều tra tôi vạch ra nhiều phương án, trong đó có kế hoạch nghi binh và tìm đường rút. Sau mỗi đề tài đó tôi rút ra nhiều kinh nghiệm và cộng lại triển khai để “đánh” những đề tài lớn hơn nữa. Nếu như tôi vẫn điều tra tiêu cực vặt của một số cán bộ thái hóa biến chất, không chuyển sang điều tra tham nhũng thì cuộc đời tôi không cay đắng như ngày hôm nay. 
Năm 2013 tôi bắt đầu lên kế hoạch điều tra mặt trận tham nhũng đang bòn rút tiền của Nhà nước, của nhân dân. Nhức nhối nhiều năm nay chính là lĩnh vực nạo vét ở Việt Nam. Lĩnh vực nạo vét được xem là dễ ăn nhất vì kinh phí cao (từ 13 – 15 tỉ đồng/1km luồng), lại an toàn vì nạo vét ở dưới nước, nghiệm thu dưới nước và đổ bùn thải cũng ở dưới nước, lĩnh vực này an toàn tuyệt đối vì tang vật sai phạm không thể có để xử lý. Theo đó, mỗi năm Nhà nước phải bỏ ra khoảng 500 tỉ đồng để nạo vét duy tu luồng đón tàu lớn của Quốc tế ra vào cảng. 
Đề tài đầu tiên thành công đăng tháng 4/2013 là loạt bài “Nạo vét sông Thị Vải – Sự mờ ám kinh tởm”. Nhưng sau đó doanh nghiệp “chạy” và nửa đêm bài báo cuối cùng chuẩn bị lên khuôn thì tôi bị dựng dậy, bên kia đầu dây oang oang: “Chị Vân Anh Cục phó Cục Báo chí phía Nam gửi gắm chỗ cảng vụ Vũng Tàu…”. Cũng từ đó tôi hiểu doanh nghiệp nạo vét đã “chạy”, còn “chạy” có tới Cục Báo chí không thì tôi không biết.
Tháng 10/2013 tôi lên kế hoạch điều tra 4 công trình nạo vét ở TP.HCM, Vũng Tàu và Quảng Ninh, ngân sách của Nhà nước bỏ ra hơn 200 tỉ đồng. Để đảm bảo bí mật, cũng như không bị chặn điều tra và an toàn giữa đêm đen khi tác nghiệp ở cửa biển, buộc tôi phải dùng kế hoạch “đột phá” không báo cáo đề tài theo quy định, gặp trực tiếp sếp Tổng. Lúc này một công trình hơn 50 tỉ đã xong, chỉ còn 3 công trình tổng kinh phí 164 tỉ đồng. 
Nhiều đêm thức trắng với cái rét 9 độ và mưa phùn, dùng thiết bị hiện đại, hàng vạn tấn bùn thải đổ cách nơi nạo vét từ 300 – 500 m (đúng nơi quy định 23 km), lọt vào ống kính. Có chứng cứ sai phạm, tôi gặp chủ đầu tư và nhà thầu chính đề nghị cung cấp hồ sơ cũng như củng cố chứng cứ chắc chắn cho loạt bài điều tra. Không những thừa nhận sai phạm, chủ đầu tư còn “khai thêm” một số công trình khác cũng sai phạm tương tự. Đặc biệt, họ muốn bịt thông tin bằng cả ngàn USD và hàng trăm triệu đồng, nhưng tôi cương quyết từ chối. Không mua được tôi, doanh nghiệp tiếp tục… chạy. Và tôi không được giao tiếp tục điều tra vụ nạo vét, loạt bài không được đăng, mặc dù trước đó sếp Tổng cho đi điều tra. Kế hoạch điều tra “Bí mật tảng băng chìm nạo vét” coi như bị chặn đứng bằng lời giải thích thiếu bản lĩnh. 
Không thể để tiền của Nhà nước, của dân chảy vào túi kẻ tham nhũng, kẻ bảo kê tham nhũng, tôi quyết tâm đưa tảng băng chìm nạo vét ra ánh sáng. Biết tôi quyết tâm, kẻ này điện thoại dọa đuổi việc không thành công, thì quay sang cảnh báo: “ông thấy đúng thì cứ làm, mảng của ông rất nguy hiểm, nếu mai mốt ông gặp khó anh em khó chia sẻ…”. Trong quá trình nói chuyện, kẻ này tự khai ra một sếp bự ở Hà Nội là ông N.T.K, nhưng có lẽ đây là thủ đoạn mượn tiếng sếp bự này thôi. Và tôi đã hiểu lời nói nham hiểm này.
Qủa thật, “ông gặp khó anh em khó chia sẻ…” có hiệu nghiệm sau vài tháng. Số là cuối năm 2012 tôi nhập vai điều tra nạn bảo kê của Cảnh sát trật tự cơ động công an quận 6 và quận Bình Tân. Trước khi điều tra, để bảo vệ mình tôi đã báo cáo Thanh tra Bộ Công an tình hình cũng như xin phép được phối hợp với tài xế, tiền đưa hối lộ để thu thập chứng cứ. Thanh tra Bộ Công an còn đề nghị tôi hỗ trợ để bắt quả tang cán bộ vi phạm, nhưng vì cái tâm tôi không đồng ý. Sau khi loạt bài đăng, bạn đọc hoan nghênh, tờ Thanh Niên tăng thêm uy tín. Văn bản của Thanh tra Bộ Công an gửi cho tôi khẳng định nạn bảo kê là đúng,16 lãnh đạo và cán bộ bị kỷ luật, trong đó tước danh hiệu khai trừ đảng 7, hạ hai cấp hàm 1.
Gần hai năm cơ quan an ninh điều tra Công an TP.HCM vào cuộc tìm chứng cứ quyết xử lý hình sự tôi và mấy lái xe, nhưng không đủ căn cứ. Không chịu thua một thằng Nhà báo nhãi ranh như tôi, Công an TP.HCM đã gửi công văn kiến nghị Bộ Công an để Bộ này kiến nghị với Bộ Thông tin Truyền thông xử lý tôi về hành vi “tạo tình huống cài bẫy cảnh sát” – một kiến nghị không cơ sở, không đúng pháp luật. Ở cơ quan lúc này tôi đã hiểu lời cảnh báo trước đó “mảng của ông rất nguy hiểm, nếu mai mốt ông gặp khó anh em khó chia sẻ…” đã tới với tôi và tôi bị “Phê bình nghiêm khắc, không phân công viết mảng điều tra tham nhũng…”. Một thủ đoạn thiếu bản lĩnh xen lẫn tư thù, vì nếu vẫn để tôi điều tra tham nhũng, ai đó sợ tôi qua mặt có nhiều “đột phá” điều tra và không loại trừ sẽ đụng tới doanh nghiệp mà họ đang bảo kê.
Một trang báo mạng đã viết về vụ việc của tôi như sau: “Tháng 10/2014, vụ việc phóng viên Nguyễn Hoài Nam của báo Thanh Niên xảy ra từ hai năm trước rốt cuộc đã lắng lại. Chỉ bị đánh giá “có sai sót trong quá trình tác nghiệp, có hành vi thúc đẩy hành vi phạm tội của người khác”, người nằm trong số ít ỏi nhà báo Việt Nam dám điều tra nạn nhũng nhiễu tàn hại của cảnh sát giao thông đã không bị khởi tố. Báo giới nhà nước đã được an ủi và gỡ gạc thể diện phần nào. Chí ít, Nguyễn Hoài Nam đã không bị rơi vào tâm thế quá cay đắng và oan khuất như Hoàng Khương của Tuổi Trẻ…Nhưng không ít thành viên của giới báo chí Việt Nam đã ngạc nhiên: vì sao nhà cầm quyền lại có thái độ “khoan hồng” rất bất thường như vậy đối với Nguyễn Hoài Nam? Phải chăng sau một thời gian đằng đẵng và cố chấp, Bộ Công an vừa chợt nhận ra sứ mệnh phản ánh công bằng và công lý của báo chí? Hay vì Thanh Niên là một tờ báo lớn mà chính quyền ngại đụng chạm?. Song Tuổi Trẻ cũng là tờ báo có tên tuổi ngang với Thanh Niên. Thậm chí xét về bề dày truyền thống với những cựu tổng biên tập như Kim Hạnh, Lê Văn Nuôi và cả Lê Hoàng sau đó, Tuổi Trẻ còn nhỉnh hơn Thanh Niên về uy tín trong dư luận bạn đọc. Thế nhưng vào tháng 9/2012, chỉ vì bị quy đã “gài” CSGT nhận hối lộ, phóng viên Hoàng Khương của tờ báo này đã phải chịu mức án 4 năm tù giam…”
12NextView as Single Page
Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story
If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.