ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits: 1,691,864,296
Stories: 8,403,921
Profile image
0
0
Tác giả: Tịnh Liên
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước: 1
24h trước: 1
Tổng số: 27
Một nhà không quét, sao có thể quét thiên hạ?
Tuesday, June 16, 2015 10:15
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.

La Đại Kinh là người Tống triều, từng viết cuốn sách tên là “Hạc Lâm Ngọc Lộ”, trong đó kể một câu chuyện: Khi Trương Quai Nhai làm Sùng Dương Lệnh, ông phát hiện quan sứ quản lý phủ khố đã lấy ra một khoản tiền rất nhỏ để dùng vào việc riêng trong nhiều ngày trời, vì vậy, ông phán xử quan sứ phải chịu trượng hình (đánh đòn). Quan sứ không phục, Trương Quai Nhai liền viết ra giấy, phán: “Một ngày một tiền, ngàn ngày một ngàn, dây cưa đứt gỗ, giọt nước xuyên đá.” Ý nói là mỗi ngày chỉ trộm một đồng, nhưng một ngàn ngày sau sẽ là một ngàn đồng, tích lũy lâu ngày sẽ thành một số tiền không ít của nhiều ngày, giống như dùng dây thừng kéo qua kéo lại ma sát khúc gỗ, khúc gỗ có lớn thì sau cũng đứt đoạn; hay như giọt nước không ngừng nhỏ xuống mặt đá, tảng đá dù cứng đến đâu cũng có ngày bị xuyên thủng.

“Thái Sơn chẳng quan gom từng hạt đất, nhờ vậy mà cao lớn” (Ảnh: Wikipedia)
“Thái Sơn chẳng quản gom từng hạt đất, nhờ vậy mà cao lớn” (Ảnh: Wikipedia)

Biện pháp phòng ngừa

Từng ý từng niệm trong đời người đều vô cùng quan trọng. Một chuyện nhỏ không đáng kể nhưng lại có thể thay đổi cả một con người. Từng chút vụn vặt trong cuộc sống ngày thường đều là tích ít mà thành nhiều, tích tiểu mà thành đại. Một chuyện nhỏ có thể gây ra sai lầm lớn, vậy nên cần có biện pháp phòng ngừa.

“Sử Ký” có ghi chép một câu chuyện kể về Cơ Tử. Một lần, Trụ Vương nhận được đôi đũa ngà voi đã vô cùng thích thú. Cơ Tử nhìn thấy, liền than thở nói: “Đũa ngà voi chắc chắn không thể phối với đồ gốm, mà phải phối với chén khắc bằng sừng tê giác, ly bằng ngọc trắng. Có ly ngọc rồi, bên trong chắc chắn không thể đựng canh rau dại và cơm nấu bằng gạo thô, mà phải là đựng sơn hào hải bị mới tương xứng. Ăn sơn hào hải vị rồi thì sẽ không muốn mặc áo quần xấu xí, cũng không muốn ở nhà tranh đơn sơ, mà phải mặc áo gấm quần lụa, ngồi xe sang trọng, ở nhà rộng lầu cao. Nếu cứ như vậy thì phẩm vật của thương nhân trong nước chúng ta sẽ không thể thỏa mãn dục vọng của vua, mà còn phải đi thu gom mọi vật kỳ quái và trân quý của các nước phương xa. Phân tích từ đôi đũa ngà voi, ta thấy được kết quả của tương lai sau này, không kìm được nỗi lo lắng cho vua.”

Trụ Vương và Đát Kỷ
Trụ Vương và Đát Kỷ

Cuối cùng, điều lo lắng của Cơ Tử đã trở thành hiện thực. Dục vọng của Trụ Vương quả nhiên càng ngày càng lớn. Ông xây Trích Tinh Lâu và Lộc Đài, lấy rượu làm ao, treo thịt làm rừng, thu thập đồ chơi trân quý của khắp nơi, khiến cho dân oán dân than, dẫn đến việc Châu Vũ Vương khởi binh phạt Trụ. Sau khi Trụ Vương bại trận, ông đã tự thiêu mình trong ngọn lửa rừng rực tại Lộc Đài.

Bờ kè ngàn dặm vì hang kiến mà sập

Câu nói “Thiên lý chi đê, hội vu nghĩ huyệt” (Bờ kè ngàn dặm vì hang kiến mà sập) xuất phát từ “Hàn Phi Tử – Dụ Lão” của Hàn Phi.

“Bờ kè ngàn dặm, cũng sập vì hang kiến; Nhà cao trăm tầng, vì khói trong ống khói mà cháy”, nghĩa là, một tổ kiến nhỏ bé, có thể khiến bờ kè cao trăm dặm đổ sập, cũng như vậy, chuyện nhỏ không cẩn thận sẽ gây ra họa lớn.

Bờ kè ngàn dặm cũng có thể sập vì hang kiến (Ảnh: Pixabay)
Bờ kè ngàn dặm cũng có thể sập vì hang kiến (Ảnh: Pixabay)

Tương truyền Trung Hoa thời xưa có một thôn trang gần bờ sông Hoàng Hà. Vì để phòng chống lụt lội, nông dân trong thôn xây đắp một bờ kè kiên cố. Ngày nọ, một người nông dân lớn tuổi vô tình phát hiện ra lỗ kiến, chỉ trong chốc lát đã sinh sôi nảy nở nhiều lên. Trong lòng ông tự hỏi, những lỗ kiến này có ảnh hưởng đến an toàn của bờ kè hay không? Ông định quay về thôn báo cáo, trên đường đúng lúc gặp con trai mình. Sau khi nghe xong ý định của cha, con trai ông lão tỏ ra không chút quan tâm và nói rằng: Bờ kè kiên cố như vậy, còn sợ mấy con kiến nhỏ bé sao? Buổi tối hôm đó, mưa gió bão bùng, mực nước dâng cao, nước sông dữ dội từ các lỗ kiến chảy vào liên tục, cuối cùng bờ kè nổ tung, làm ngập một vùng thôn trang và ruộng vườn bên sông.

Việc nhỏ có thể thành tựu một người, nhưng việc nhỏ cũng có thể làm hủy hoại một con người, thậm chí một quốc gia. Vậy nên mới có câu: “Mang chí lớn, nể tiểu tiết”. Bắt đầu từ việc nhỏ, từ xung quanh mình, chân đi vững bước, sau đó ắt thành tựu tự mình.

Theo Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung

Prev12View as Single Page
Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story
If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.