ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits: 1,690,729,712
Stories: 8,400,403
Profile image
Tác giả: ZeroEnergyVN
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Đằng sau sự ngộ nhận lớn và tai hại về Hy Lạp
Wednesday, July 1, 2015 3:44
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo

B4INREMOTE-aHR0cDovLzQuYnAuYmxvZ3Nwb3QuY29tLy1JZmhTN3M5TkUwSS9WWlBEcGluWEdVSS9BQUFBQUFBQVdyUS9vSDA1WlRaeHVQTS9zMTYwMC9HcmVlY2VfMjI5NjQ1MmIuanBn
Nguồn: John Humphrys, “Let me slay the big fat Greek myth”, Sunday London Times, 28/06/2015.
Biên dịch: Nguyễn Đắc Thành, nghiencuuquocte.net
Với lề thói tiêu pha và mức lương hưu trí điên rồ, người dân Hy Lạp đã tự mang đến cuộc khủng hoảng này, đúng không? Không phải. John Humphrys đưa ra những lập luận khách quan bảo vệ một dân tộc mà ông yêu mến và cho rằng họ đã bị phản bội.
Khi tôi còn là một thanh niên trẻ những năm 1950, mỗi sáng Thứ Hai một kịch bản giống hệt nhau đã diễn ra ở các hộ dân lao động như nhà tôi trên khắp quốc đảo này (nước Anh). Khi cha tôi rời khỏi nhà, mẹ tôi lôi nồi nấu nước từ dưới gầm bồn rửa, đổ đầy nước vào và bắt đầu công việc giặt dũ. Một tiếng sau, quần áo được bỏ ra và rũ hoặc bằng tay hoặc bằng máy quay. Sau đó, nếu thời tiết cho phép, quần áo được phơi ra ngoài trời, hoặc được giăng quanh nhà đợi đến khi trời dừng mưa. Một công việc nhà nặng nhọc mà tất cả các bà mẹ đều phải vật lộn cùng với nhiều việc nội trợ khác.
Bạn có thể hỏi điều này thì liên quan gì đến Hy lạp? Thực ra thì rất nhiều trong bối cảnh Hy Lạp hiện nay.
Cha mẹ tôi và hàng triệu bậc cha mẹ khác đều đã có thể mua một chiếc máy giặt – một trong nhiều đồ gia dụng thay thế sức người đã giải phóng phụ nữ khỏi những công việc nặng nhọc thường làm cho cuộc sống của họ buồn chán, khổ sở.
Họ nghèo, nhưng khi đó dịch vụ thuê mua đã xuất hiện. Máy giặt, máy hút bụi hay tủ lạnh đã có thể là điều không tưởng đối với nhiều hộ gia đình. Thay vào đó những người như cha, mẹ tôi đã đợi cho đến khi họ tiết kiệm đủ tiền. Mặc dù điều này có thể mất nhiều năm.
Không thể tin được? Tất nhiên là ở một chừng mực nào đó. Mẹ tôi là một phụ nữ thông minh nhưng chưa từng đọc một cuốn sách nào đơn giản là vì bà đã quá bận với năm người con và tất cả các công việc nội trợ. Nhưng những năm sau, khi tôi hỏi bà tại sao lại lãng phí quá nhiều cuộc đời mình cho những công việc không cần thiết ấy, bà không một lời phàn nàn.
“Mẹ đã được dạy bảo cần phải làm như vậy” bà nói. “Vay mượn là tội lỗi. Nếu không có tiền thì đừng mua, có thế thôi.” Cho đến khi mất bà vẫn coi thẻ tín dụng là sản phẩm của quỷ Sa-tăng, và không chỉ có mình bà.
Hãy xem Hy Lạp vào những năm chuyển giao thế kỷ. Một đất nước trên nhiều phương diện cũng giống như Anh vào những năm 1950. Mọi thứ đã xuống cấp. Họ không có khái niệm gì về chủ nghĩa tiêu dùng. Nếu bạn muốn lắp một chiếc điện thoại tại nhà bạn sẵn sàng chờ nhiều tháng. Và thẻ tín dụng không hề được nhắc đến. Thế hệ lớn tuổi không có cảnh nợ nần chồng chất.
Tất cả đã thay đổi kể từ nửa đêm 31/12/1998. Đồng Euro ra đời và Hy Lạp sau đó đã trở thành một phần của khu vực đồng tiền chung. Mọi sự xuống cấp đã biến mất. Giống như kéo một chiếc xe cũ nát lên đỉnh đồi cao, lắp vào một động cơ siêu tốc và lướt xuống đồi với tốc độ mà Jeremy Clarkson (đạo diễn Chương trình giải trí nổi tiếng Anh- Top Gear) cũng phải ghen tỵ. Và sau đó đã quá muộn để nhận ra rằng xe mất phanh.
Nước Anh đã phải mất một hoặc hai thế hệ để học hỏi cách sống với thế giới tín dụng mới. Người dân Hy Lạp đã cố gắng thích nghi với nó chỉ qua một đêm và dễ nhận thấy là họ đã thất bại.
Hiệu ứng tức thì và dễ thấy nhất của đồng Euro là giá cả tăng vọt. Tôi đã thường xuyên đến Hy Lạp kể từ khi con đầu của tôi chuyển tới Thủ đô Athens vào năm 1992. Những bữa ăn tối kèm đồ uống của chúng tôi bỗng nhiên đắt lên gấp đôi.
Điều đó có thể dự đoán được, và đó cũng không hẳn là cuộc khủng hoảng sống còn. Ở một tầm mức khác là những gì mà Chính phủ Hy Lạp đã làm. Cả thế giới giờ đã biết Chính phủ Hy Lạp vay mượn và chi tiêu ở một mức không thể hình dung nổi.
Xin hãy nhất trí với nhau ở một điểm. Điều đã xảy ra tại Hy Lạp không phải lỗi của người dân nước này: lỗi chính là của các nhà chính trị. Và lỗi của những kẻ giàu có (oligarchs). Người dân Hy Lạp tin rằng khó có thể tách bạch hai tầng lớp này và họ coi thường hai tầng lớp này như nhau. Không khó để có thể nhận thấy tại sao.
Những kẻ rất giàu đã có thể làm giàu hơn nữa ít nhất vì hai lý do. Thứ nhất, họ trốn thuế và các chính trị gia đã không trừng phạt họ. Thứ hai, rất nhiều tập đoàn kinh doanh đã “hớt váng” lợi nhuận từ những hợp đồng mà các chính trị gia ban phát cho họ, những hợp đồng được phát không khác gì việc người ta phát tờ rơi quảng cáo ở bên ngoài các bến ga tàu điện ngầm. Điểm khác là các chính trị gia trông chờ có lại quả.
Người dân Hy Lạp đều biết có ít nhất một bộ trưởng nội các chính phủ đã mua biệt thự sang trọng chỉ năm phút sau khi nhậm chức. Và dân thường Hy Lạp cũng tận mắt nhìn thấy các du thuyền sang trọng đậu ở các bến cảng và những nhà hàng được xếp hạng sao bởi hãng Michelin mà phải đợi hàng ba tháng mới có thể đặt được bàn.
Thực tế, các quán cà phê bình dân cũng đầy khách. Nhưng nếu bạn chịu khó quan sát kỹ hơn, bạn sẽ thấy rất ít khách hàng dùng bữa ở đó. Thay vào đó, họ ngồi uống cà phê, giúp họ có thể ngồi hàng giờ ở đó. Thỉnh thoảng một cặp vợ chồng cùng uống chung một cốc. Thậm chí những chủ quán cà phê khốn khó này cũng phải giảm giá hơn một nửa.
Điều này có vẻ bất tiện nhưng việc gặp gỡ bạn bè ở quán cà phê là một phần quan trọng trong lối sống truyền thống Hy Lạp vốn đang bị xé vụn ra. Trên tất cả, có hai thứ gắn kết xã hội Hy Lạp trong hàng thế kỷ qua. Hiển nhiên gia đình là yếu tố thứ nhất. Yếu tố thứ hai là tình bằng hữu đi suốt cuộc đời, điều được gọi là “parea” (nhóm bạn thân thiết).
Hầu hết người dân Hy Lạp đều có parea của riêng mình: nhóm nhỏ các bạn hữu, khoảng 12 người hoặc nhiều hơn, mà họ có thể gặp gỡ ở trường phổ thông, đại học hay trong công việc đầu tiên. Họ giao lưu xã hội thành nhóm. Nếu một thanh niên Hy Lạp vào quán bar ở Athens, nhân viên quán rất có thể hỏi họ thuộc đám khách “parea” nào. Và sẽ rất ngạc nhiên nếu họ đi một mình. Nhóm bạn thân thiết rất quan trọng.
Bạn của con trai tôi lại là một ngoại lệ hiếm thấy. Một thanh niên Hy Lạp khá thành đạt rất nỗ lực để giữ được công ăn việc làm. Điều mà anh ta đang mất đi là bạn bè thân thiết (parea). Anh ta là người duy nhất trong nhóm còn có việc làm và do đó, là người duy nhất đủ khả năng trả tiền cho các cuộc chơi tối. Nhưng các bạn của anh ta vì sỹ diện không cho phép anh ta trả tiền. Do đó, anh ta tự nhiên trở nên bị cô lập với bạn bè của mình.
Sao họ lại không gặp gỡ nhau ở nhà của một ai đó? Bởi vì các thanh niên này đều sống cùng với bố mẹ của mình. Cơ hội để cho họ mua một căn hộ khiêm tốn nhất cũng là số không. Và những ai đã từng thuê căn hộ ở cũng không còn đủ khả năng chi trả. Họ cũng không đủ tiền để lập gia đình và ra ở riêng.
Natasha 27 tuổi nói với tôi: “Nếu chúng tôi muốn quan hệ tình cảm, chúng tôi thuê phòng khách sạn một hoặc hai giờ, hoặc là trong xe ô-tô. Một số bạn bè tôi thậm chí không đủ tiền mua bao cao su và các bệnh lây qua đường tình dục đang tăng lên.”
Tôi không cần kiểm tra các con số thống kê để biết điều gì đang xảy ra đối với hôn nhân gia đình. Mười năm trước, Christopher và tôi dựng một căn nhà ở vịnh Peloponnese để hưởng không khí tuyệt vời trừ những tối Thứ Bảy và Chủ Nhật từ tháng Năm đến tháng Mười. Những cặp vợ chồng mới cưới trong quận tổ chức bữa tiệc cưới tối ở đó. Và tiếng đàn Bouzouki vang vọng trên bãi biển. Thật lý tưởng cho tổ chức tiệc nhưng quá ồn cho nghỉ ngơi. Bây giờ cả khu vực lặng im.
12NextView as Single Page
Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story
If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.