Trận đánh Rừng Teutoburg -Thảm bại lớn nhất của La Mã
Sunday, July 19, 2015 20:00
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.
Cuộc viễn chinh của Germanicus ngoài việc rửa mối hận tại rừng Teutoburg cũng nhằm mục đích lên dây cót tinh thần của quân La Mã trước nguy cơ đào ngũ. Đồng thời, Arminius, người sách hoạch liên minh chống La Mã và tác giả của thảm họa Teutoburg cũng đã bị đánh bại, liên minh do ông gầy dựng nên cũng theo đó mà tan rã. Thù đã được trả, mối đe dọa cấp bách cũng đã bị xóa sổ, lúc này người La Mã bắt đầu cảm thấy rằng việc chiếm giữ các vùng đất ở phía Đông sông Rhine tỏ ra không cần thiết và lợi ích của các lãnh thổ này không đáng so với chi phí bỏ ra và nguy cơ phải đối mặt khi cố giữ nó. Vì vậy, hệ quả của trận rừng Teutoburg là giải phóng hoàn toàn miền Germania vẫn không thể bị hủy bỏ. Từ đầu, một với một nhà chiến lược lạnh lẽo như Tiberius và vấn đề Germania đã quá cũ, thất bại của Germanicus đã được khẳng định.
Các chiến dịch sau cùng
Theo Lịch sử La Mã của Lucius Cassius Dio Cocceianus, cờ hiệu gắn con ó bạc (aquilla) của binh đoàn cuối cùng trong trận Teutoburg được thu hồi từ tay của người Chauk vào năm 41 bởi Publius Gabinius[80]. Như vậy là “di vật” của cả ba binh đoàn đều được thu hồi đầy đủ. Có lẽ những cờ hiệu này về sau được đặt trong đền thờ Thần chiến tranh Mars thuộc quảng trường Augustus ở Roma ngày nay.
Những chương sau cùng của câu chuyện dài đẫm máu này được Tacitus ghi nhận trong sử cũ của ông. Vào khoảng năm 50, bộ tộc Kat lại xua quân xâm lấn và cướp phá lãnh thổ La Mã ở vùng Thượng Germania, có lẽ cụ thể là ở Hesse thuộc bờ Đông sông Rhine. Người chỉ huy quân La Mã ở đây là Publius Pomponius Secundus đã phát binh đánh trả với lực lượng gồm một binh đoàn cùng với Kỵ binh và quân trợ chiến người Vangion và Nemete. Họ tấn công người Kat từ hai hướng và đánh bại được quân xâm lăng mà không chịu tổn thất đáng kể; chiến thắng này cũng giúp người La Mã giải phóng được nhiều tù binh trong đó có cả những cựu binh trận Teutoburg đã chịu cảnh giam cầm suốt 40 năm trong lãnh thổ người Kat.
Ảnh hưởng của trận đánh đến quá trình bành trướng xâm lược của La Mã
![]() |
Tình hình các bộ lạc Đức vào năm 50. |
Theo cuốn German: Biography of a Language của tác giả Ruth Sanders, chiến thắng Teutoburg đã đảm bảo sự vững tồn của ngôn ngữ German. Chắc hẳn là Augustus đã khuyên Tiberius nên giữ vững cái biên cương mà trận Teutoburg đã xác lập và đừng nên bành trướng thêm nữa. Tính từ khi các thư tịch cổ La Mã được tìm thấy từ thế kỷ 15 cho đến tận ngày nay, trận Teutoburg – một thảm bại kinh hoàng nhất trong ký ức sống của Đế quốc La Mã – thường được xem là một bước ngoặt trong việc chận đứng mộng bành trướng của La Mã vào Trung và Bắc Âu. Quan niệm này đặc biệt phổ biến vào thế kỷ 19 khi chủ nghĩa dân tộc Đức đang trong thời kỳ phát triển mạnh mẽ. Như trong cuốn The Barbarians Speak: How the Conquered Peoples Shaped Roman Europe của tác giả Peter S. Wells, theo sau một loạt thắng lợi lớn của người La Mã ở châu Âu, thảm bại Teutoburg có tầm quan trọng to lớn đối với tiến trình hoạt động của họ tại đây trong tương lai
Tuy nhiên, gần đây một số học giả bắt đầu nghi ngờ quan điểm này và đặt ra một số lý do khác hơn về việc tại sao người La Mã không tiếp tục phát triển thế lực qua bên kia sông Rhine, hay nói cách khác tại sao con sông này là một biên giới thiết thực hơn cả đối với đế quốc. Về mặt hậu cần, các đạo quân đóng dọc trên sông Rhine hoàn toàn có thể nhận được tiếp viện và lương thảo thông qua Rhone và Mosel, mặc dù con đường tiếp vận có phần nào không hoàn toàn liền mạch. Ngược lại, nếu chọn phát triển thế lực sang tận Trung Âu, tỉ như tới sông Elbe, con đường tiếp vận sẽ phải băng qua vùng lục địa mênh mông hoặc vùng Đại Tây Dương nguy hiểm. Về mặt kinh tế, lưu vực sông Rhine đã xuất hiện nhiều khu định cư và làng mạc với cư dân tương đối đông đảo ngay từ thời Caesar chinh phục xứ này. Trái lại, vùng Germania kém phát triển hơn nhiều, dân cư thì thưa thớt, lương thực lại ít ỏi. Chính vì vậy, dường như việc dừng chân ở con sông Rhine tỏ ra thích hợp hơn cho sự tồn tại của đế quốc cũng như cho việc nuôi sống một lực lượng đồn binh khổng lồ, và do đó có những lý do thực tiễn cho những hạn chế của chủ nghĩa bành trướng La Mã thời Hoàng đế Augustus ở vùng đất này. Thực sự, dù Tacitus chỉ nói bóng gió, thảm họa Teutoburg có thể được xem là thất bại có hiệu lực nhất của La Mã tính đến thời điểm đó. Trước kia, quân La Mã đã bị người Samnium đánh tan ở trận Caudine Forks năm 321 trước Công nguyên, quân Carthage đập nát ở trận Cannae năm 216 trước Công nguyên và bị người Cimbri và Teuton đại phá ở trận Arausio năm 105 trước Công nguyên, nhưng những chiến bại ấy chỉ làm trì hoãn thắng lợi cuối cùng của La Mã, chứ không thể xoay chuyển hoàn toàn chính sách đối ngoại của La Mã như thảm họa Teutoburg.
Cuốn Historical Encyclopedia of Natural and Mathematical Sciences, Tập 1 của tác giả Ari Ben-Menaḥem cho biết Augustus chấm dứt mở cõi sau thảm họa Teutoburg là do những khó khăn tài chính liên quan tới việc bù đắp các quân đoàn bị mất và bổ sung thêm lực lượng để buộc Germania phải thần phục hoàn toàn. Một hệ quả khác của thất bại quyết định tại trận Teutoburg là, sau khi tù trưởng Arminius qua đời, chính quyền La Mã thực thi chính sách sắc phong tước vương cho các thủ lĩnh German nhằm biến các bộ tộc này thành chư hầu của mình, qua đó kiểm soát các khu vực nằm ngoài biên cương La Mã ở châu Âu là sông Rhine và sông Donau. Italicus, cháu gọi Arminius bằng cậu, được phong làm vương của tộc Kerusk. Vangio và Sido được phong làm thủ lĩnh tộc Sueb. Các thủ lĩnh khác cũng được tấn phong như thế. Sau thảm bại Teutoburg, chỉ có Hoàng đế La Mã Marcus Aurelius là có tham vọng lớn hơn về Germania.
Các giả thuyết khác nhau về vị trí của trận đánh
Rừng Teutoburg được coi là “sinh quán” của dân tộc Đức, cũng như nơi biểu dương đầu tiên của dân tộc này, giống như Bannockburn đối với người Scotland và Hastings cùng với Runymede đối với người Anh. Song, các địa điểm này đã được xác định ở Anh Quốc và trở thành tâm điểm cho tìm cảm yêu nước. Ngược lại, trong suốt gần 2 nghìn năm, người ta không thể xác định nơi chiến địa Teutoburg.
Trong suốt thế kỷ 19, giả thuyết về vị trí thực sự của trận chiến mọc lên nhan nhản, và nhiều người đã ủng hộ một giả thuyết khá thuyết phục về một khu vực một dãy đồi cây cối rậm rạp được gọi là Osning, xung quanh Bielefeld. Nơi này sau đó đã được đổi tên thành rừng Teutoburg, một cái tên vẫn còn được dùng cho tới ngày hôm nay mặc dù những khám phá sau này chứng minh nó không phải như vậy, và trở thành địa điểm đặt Đài tưởng niệm Detmold.
Những cuộc nghiên cứu và khai quật vào cuối thế kỷ 20 đã được khuyến khích bởi những phát hiện của nhà khảo cổ nghiệp dư người Anh là thiếu tá Tony Clunn, trong một lần tình cờ thăm dò tại đồi Kalkriese(52 ° 26’29 “N 8 ° 08’26” E) với một máy dò kim loại với hy vọng tìm thấy những “đồng tiền lẻ La Mã”. Ông đã phát hiện ra những đồng tiền xu có niên đại vào triều đại của Augustus (và không được đúc sau đó). Kalkriese là một ngôi làng mà về mặt hành chính nó là một phần của thành phố Bramsche, bên rìa phía bắc của Wiehengebirge, một dãy đồi giống như rặng đồi ở Hạ Sachsen, phía bắc của Osnabrück. Địa điểm này cách Detmold khoảng 70 km, lần đầu tiên được đề xuất bởi nhà sử học thế kỷ 19, Theodor Mommsen.
Những cuộc khai quật một cách hệ thống ban đầu đã được thực hiện bởi nhóm nghiên cứu khảo cổ học của Bảo tàng Kulturhistorisches Osnabrück dưới sự chỉ đạo của giáo sư Wolfgang Schlüter từ năm 1987 trở đi.
Tiểu thuyết The Lost Eagles, do Ralph Graves khởi bút năm 1955, kể một câu chuyện hư cấu về một thân quyết của Varus là Severus Varus, người đã tiến hành tìm lại các cờ hiệu bị mất trong trận rừng Teutoburg cùng với danh dự của gia đình. Câu chuyện xảy ra sau những chiến dịch lịch sử của Germanicus lấy lại các cờ hiệu này.
Chiến thắng Teutoburg và chủ nghĩa dân tộc Đức
![]() |
tranh vẽ Arminius và vợ |
“Nếu nước Đức hoàn toàn bị La hóa trong suốt 4 thế kỷ, một nền văn hóa, chứ không phải là hai, sẽ lấn át thế giới phương Tây. Sẽ không có vấn đề Pháp-Đức, không có Charlemagne, không có Louis XIV, không có Napoléon, không có Đức hoàng Wilhelm II và không có Hitler”