Đa CẤp: MỘt ThiẾt ChẾ XÃ HỘi ĐƯƠng ThỜi
Monday, August 24, 2015 7:16
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.
Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo
( bài thứ 3 trong loạt bài về kinh doanh Đa cấp)
.
Lịch sử quản lý xã hội VN cận đại vừa trải qua 100 năm với nhiều hình thái : Ở miền Nam, có Ấp, xã, huyện, quận, tỉnh, nghiệp đoàn…Ở miền Bắc có các đơn vị hành chính tương đương nhưng thêm vào đó những tổ chức như HTX nông nghiệp, cơ quan (Hành chính, công nghiệp).
Bởi những biến thiên nên những thiết chế này “mờ” dần, đến khoảng 1995 có cái hầu như bị xoá sổ (Như HTX, Nghiệp đoàn).
Ngay ở Sài Gòn, Mỗi con người chỉ gắn kết (có mức độ) với nhau qua những thiết chế như cơ quan, nhóm buôn bán, đồng nghiệp v.v… Họ chỉ biết đến nhau khi có việc, sơ kết, tổng kết, tết nhất v..v..
Mỗi cá nhân trở thành đơn lẻ hơn bao giờ hết.
Đúng lúc đó, KD Đa Cấp ra đời.
Chưa nói đến khía cạnh kinh tế mà chỉ nói đến tính xã hội, nó tạo nên một thiết chế xã hội rất rộng rãi, nhất thể, liền lạc và có các sinh hoạt vui vầy, có động cơ , có quyền lợi (với một số trường hợp) làm cho cuộc sống có ý nghĩa hơn.
Những ông bà trên 50, thậm chí 60-70 tuổi thực chất cuộc sống thường buồn nản, kém sinh động nay khi ra nhập Đa cấp, bỗng dưng có hội đoàn, có một “Đại gia đình” khá ồn ã, thân mật, sinh động.
Nếu anh chị nào yêu đời, vào đây tìm vợ tìm chồng hay bắt bồ, kết bạn thì tuyệt vời.
Có người tích cực, khi đạt được cái ngưỡng nào đó, thì được đi đây đi đó, kể cả đi giao lưu nước ngoài, họ được tôn vinh, có thể có thêm nguồn thu nhập (Nếu giỏi, nguồn thu này đáng kể), rất vui.
Cái đáng kể nhất là trong tâm lý, người ta thấy mình có giá trị hơn.
Người ta thấy mình trước đây nhạt phèo, chả là gì nhưng nay còn có năng lực được tận dụng, còn được trọng vọng ( hình thức) , có anh em đồng chí khắp nơi, trong nam, ngoài bắc khá vui vầy.
Về kinh tế, bởi đặc thù Đa cấp, không hẳn anh chị phải giỏi giang, mà nhiều khi anh chỉ cần có “duyên đa cấp” như ăn nói hoạt khẩu, quen biết nhiều, uy tín cá nhân trước đó lớn, anh đang có một chùm “vệ tinh” theo xung quanh như học trò, cấp dưới, bạn học v.v…là làm nên chuyện.
Vậy là đang ở vị trí “Lão nông tri điền” hay “ngồi chơi xơi nước” “Cô thầy giáo mất dậy”, Gs, Tiến sỹ, sỹ quan hưởng lương tháng đâu đó, bỗng dưng được làm “trưởng phòng” hoặc được nhận thứ bậc mang tên kim cương, vàng bạc rất sang và có tài khoản đôi trăm triệu tiêu chơi, ai mà không thích.
Như vậy, với những ưu việt về thời điểm, về tình cảm, sức hấp dẫn lợi nhuân vô tình Kinh doanh Đa cấp trở thành một thiết chế xã hội , một lực lượng không nhỏ. Quân số KDĐC hoặc những người dính đến Đa Cấp giờ này chắc chắn hơn lực lượng vũ trang hay Giáo giới , hội Cựu chiến binh nhiều.
Họ được tập hợp ở đâu?.
Trong bài này, xin tóm tắt và định danh loại hình này trong 04 loại Đa cấp.
LOẠI THỨ NHẤT: Đa cấp thuỷ tổ.
Đó là một ý nghĩa hoàn toàn tốt đẹp.
Chuyện kể rằng có một nhà khoa học lớn bị bắt , tù đầy trong nhà tù nhiều năm hồi thế chiến thứ 2. Thời gian tù tội ông đói khổ vô cùng. Vốn là người làm khoa học ông đã rất chú ý đến nhu cầu bảo vệ sức khoẻ nên ông đã lấy gỉ sắt ở song cửa sổ trưng cất lấy nước uống để bổ sung vi lượng cho cơ thể.
Ông rất khoẻ và khi ra tù ông tập chung nghiên cứu, sang chế ra một sản phẩm dạng “Thực phẩm chức năng” bây giờ để bán ra thị trường.
Rất tiếc, việc bán hàng theo lối truyền thống này không phát triển.
Sau đó ông sáng chế ra phương thức mới: Người tham gia tuyên truyền, bán hàng được hưởng lợi từ việc bán hàng (Chính là khuôn hình đa cấp hiện nay) thì thật ngạc nhiên, hàng hoá bán chạy ầm ầm.
Thực ra, đây là một trong những phương thức thương mại thông minh của thời chưa có internet mà thôi. Những nông dân thời tiền sử cũng biết khuyến mãi, thưởng cho người tiêu dùng khi họ tiếp tay cho mình bán sản phẩm.
Phương thức này tạo sự tác động trực tiếp từ người đã dùng sản phẩm đến người sắp mua. Hiểu quả thương mại tăng rất đáng hài lòng.
Châu Âu, Mỹ, Úc đã áp dụng phương thức này rất thành công 50 năm nay. Ở một số ngành hàng, lượng hàng bán ra qua ngả này bằng 90% tổng sản lượng.
Người mua hàng được hưởng lợi là nhìn thấy thực tế từ người dùng trước, lại không phải đi xa, tiết kiệm thời gian.
Các nhà hùng biện Đa cấp hôm nay khai thác triệt để hình bóng nguyên lý này để minh chứng nó là tuyệt vời, nó sẽ thay thế 100% thương mại truyền thống nay mai.
Có điều, khi du nhập vào VN, cung cách này bị méo mó nghiêm trọng ngay từ đầu.
Có thể nói, trong 100 công ty Đa cấp đang hoạt động ở VN có không quá 05 Cty giữ được tinh thần cao quý này.
Họ trở thành bạn, thành trợ thủ về bảo vệ sức khoẻ, về nội trợ, sản xuất v.v…một cách tốt đẹp.
Còn 95% khác thì sao?.
LOẠI THỨ 2: Đa cấp- Ngôn ngữ thời đại mới.
Con người ngày nay phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức mới.
Họ thiếu thời gian kinh khủng. Họ ngại ra đường vì bất an. Họ thiếu kinh nghiệm về xem xét hàng hoá công nghệ.
Vậy là, hệ thống THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ và kinh doanh Đa cấp tiến vào lấp đầy những nhu cầu có thật này.
Tại đây xin bạn đọc chú ý “phân nhánh” hai loại:
1-Đa cấp.
2-Thương mại điện tử thuần tuý.
Cái khác căn bản giữa hai loại này là GIÁ.
Thương mại điện tử lợi dụng các lợi thế về công nghệ, đầu tư nghiên cúu nhu cầu xã hội, tối ưu hoá mạng lưới phân phối nên giá thành nhiều khi còn rẻ hơn ta ra cửa hàng mua hàng.
Còn Đa cấp, nếu thấy một mặt hàng nào khá độc đáo, có vẻ có mãi lực cao, là biến nó thành hàng hoá của mình thông qua một vài thoả thuận, cam kết với nhà sản xuất.
Nhưng, trong khi hùng biện, một số Thuyết trình viên của hệ Đa cấp thường có thói quen “vơ” luôn những ưu việt của người anh em Thương mại điện tử vào, nghe rất lành, rất đậm đà!.
Năm 2005 tôi đã đem cái máy khử ozon (cũng danh nghĩa của :”BQP” nào đó) đang bán đa cấp giá 3 triệu đến đặt hàng một nhà công nghệ Singapore. Sau 2 tuần xem xét, lên phương án thì vị này trả lời: “Cái này chúng tôi có từ 30 năm trước chứ không phải các ông phát minh ra như mô tả. Giờ đây tôi bán cho ông cái tốt hơn cái này nhiều, bảo hành 5 năm, đa chức năng và đẹp hơn với giá 50 USD!”.
Như vậy, có thể nói , Đa cấp và thương mại điện tử (Còn gọi nôm na là bán hàng trên mạng) dù xấu dù tốt nhưng nó có tư cách là ngôn ngữ của đời sống hôm nay, nó phải thế, ngăn cấm cũng không được và người tiêu dùng phải chọn lựa nó.
Nếu khâu giá thành, nó “Chém” ít thôi, không sống bằng triết lý “Muốn dỡ nhà người khác về làm chuồng heo nhà mình”, không lấy của một vạn khách hàng một phần tiền dư ra sau lợi nhuận của “Tổng hành dinh” chia lại cho mấy tay trùm đa cấp vài trăm triệu, chuyến du lịch ngoại quốc hoặc cái xe hơi láng coóng thì chấp nhận được.
Thần dân của hai loại hình này, thực sự là lương thiện. Họ năng động, hành động hợp thời và chỉ hưởng được một phần lợi nhuận mà thôi.
Qua điều tra một vài đối tượng là các chức sắc, một số trí thức, một số công dân đàng hoàng tham gia đa cấp, họ rất vững tin vào “Sự nghiệp” của họ và họ tự hào vì thành quả của họ bởi ý nghĩa này.
Tuy nhiên, ở mặt sau của tư duy này có vài vấn đề tôi sẽ nói thêm ở phần sau nhưng kết lại (2) phần này xin nói rằng:
Chỉ với ý nghĩa này, với những điều xem như “không vấn đề gì” hoặc mớ lợi lộc có thực, thì KDĐC Việt Nam đã hiển hiện một lực lượng đồ sộ, đông đúc, có thể chi phối, điều chỉnh cuộc sống, năng lực tài chính của đất nước theo nhiều chiều hướng phức tạp, khôn lường sẽ được trình bày tiếp ở phần thứ ba.
Tiếc rằng, từ phía Nhà nước, hầu như hiện nay vẫn “Thả lỏng” môi trường này. Động tác tích cực nhất, là thể chế hoá , hợp thức hoá bằng việc hình thành một Hiệp hội Đa cấp Việt Nam do một Quý bà làm chủ sự.