Sáu thói quen của người thấu hiểu
Thursday, August 20, 2015 1:29
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.
Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo
Snow noop chuyển dịch
Nguồn in5d.com
Chúng ta có thể trau dồi sự thấu hiểu theo thời gian – Roman Krzaric nói – và sử dụng nó như một công cụ để cải tạo xã hội.
Nếu bạn nghĩ rằng “sự Đồng cảm” tồn tại ở mọi nơi, bạn đã đúng. Nó nở trên môi của những nhà khoa học, những giám đốc, những chuyên gia giáo dục và những nhà hoạt động chính trị. Nhưng có 1 câu hỏi quan trọng mà ít người thắc mắc: Làm sao để tôi phát triển khả năng thấu hiểu của bản thân? Sự thấu hiểu, hay đồng cảm không chỉ là cách giúp bồi dưỡng nhân cách của chúng ta. Theo các nghiên cứu mới nhất, Sự thấu hiểu là 1 thói quen mà chúng ta có thể phát triển được để nâng cao cuộc sống
Nhưng sự đồng cảm là gì? Đó là khả năng bạn nhập vai vào người khác nhằm hiểu được cảm xúc và quan điểm của họ và sử dụng sự thấu hiểu đó để định hướng hành động của họ. Sự đồng cảm khác lòng tốt hay thương hại. Và đừng nhầm lẫn nó với Nguyên tắc vàng: “Hãy đối xử với người khác theo cách mà bạn muốn họ đối xử với bạn.”. Như George Bernard Shaw đã nói: “ Đừng đối xử với người khác theo cách mà bạn muốn họ đối xử với bạn – Có thể họ sẽ có những phản ứng khác đó”. Sự đồng cảm chính là khám phá những phản ứng đó.
Người ta bắt đầu để ý đến “ Sự Đồng cảm” bắt nguồn cuộc cách mạng khoa học nghiên cứu làm thế nào để hiểu rõ bản chất con người. Những quan niệm cũ cho rằng chúng ta là những sinh vật chỉ biết suy nghĩ cho bản thân được gạt sang 1 bên bởi vì rõ ràng chúng ta là giống loài Homo empathicus, có liên hệ tới sự cảm thông, cộng tác xã hội và hỗ trợ lẫn nhau.
Trong những thập kỷ quá, những nhà thần kinh học đã xác định được 10 phần “ mạch đồng cảm” trong não chúng ta, mà nếu những mạch này bị hỏng, có thể cản trở khả năng chúng ta hiểu cảm giác của người khác. Nhà nghiên cứu sinh vật học tiến hóa, Frans de Waal nói rằng chúng ta là những sinh vật xã hội đã tiến hóa 1 cách tự nhiên để chăm sóc cho nhau, giống như những người anh em linh trưởng khác của chúng ta. Và những nhà tâm lý học chỉ ra rằng chúng ta được ban cho sự thấu cảm từ những mối quan hệ mạnh mẽ trong 2 năm đầu đời.
Nhưng sự Đồng cảm không chỉ dừng lại trong thời thơ ấu. chúng ta có thể nuôi dưỡng nó trong suốt cuộc đời – và có thể sử dụng nó để thay đổi xã hội. Những cuộc nghiên cứu xã hội học, tâm lý học, lịch sử – và những nghiên cứu cá nhân của riêng tôi về sự thấu hiểu trong suốt 10 năm qua – chỉ ra rằng chúng ta có thể biến sự thấu hiểu và đồng cảm thành 1 phần của cuộc sống hàng ngày, từ đó nâng cao chát lượng cuộc sống của mọi người xung quanh chúng ta. Sau đây là 6 thói quen của người Thấu hiểu.
Thói quen 1: Luôn tò mò về người lạ
Những người có sự đồng cảm cao ( HEPs) luôn tò mò về những người xa lạ. Họ sẵn sàng nói chuyện với người ngồi cạnh họ trên xe bus, điều mà chúng ta đã có sẵn từ khi còn bé nhưng theo thời gian đã bị xã hội làm mất dần. Họ đi tìm những điều hấp dẫn ở những người khác hơn là ở chính bản thân họ nhưng không chất vấn họ, như lời khuyên của nhà sử học Studs Terkel: “ Đừng trở thành 1 giám khảo, hãy là 1 người hỏi thú vị”.
Sự tò mò phát triển khả năng đồng cảm khi chúng ta nói chuyện với những người có cuộc sống và quan điểm rất khác với chúng ta. Sự tò mò là 1 tính tốt: Guru ( người thầy theo tiếng Ấn Độ ) Martin Seligman xác định nó là chìa khóa sức mạnh có thể nâng cao mức độ hài lòng trong cuộc sống. Và nó cũng là liều thuốc hữu ích cho hội chứng cô đơn kinh niên mà 1/3 dân số Mỹ mắc phải.
Nuôi dưỡng sự tò mò cần những sự nỗ lực hơn là làm 1 biểu đồ thời tiết. Điều quan trọng, nó giúp bạn cố gắng hiểu được thế giới bên trong mỗi con người. Chúng ta phải đối mặt với người lạ hàng ngày: người phụ nữ đưa thư với hình xăm của mình, hoặc anh chàng nhân viên mới luôn ngồi ăn trưa 1 mình. Hãy tự đặt cho mình thách thức để có 1 cuộc trò chuyện với 1 người lạ mỗi tuần. Tất cả những điều đó sẽ giúp bạn trau dồi sự tự tin và dũng cảm.
Thói quen 2: Thách thức những định kiến và khám phá những điểm chung
Chúng ta đều có những giả định về người khác và dán nhãn cho nó – ví dụ: Con chiên đạo Hồi, Mẹ phúc lợi – điều đó ngăn cản chúng ta có cái nhìn đúng đắn về tính cách của họ. HEPs thách thức những định kiến và thành kiến bằng cách tìm kiếm những điều để họ chia sẻ với người khác chứ không tìm những điều gây chia rẽ. Một trang trong lịch sử nước Mỹ về nạn phân biệt chủng tộc là minh chứng cho điều này.
Claiborne Paul Ellis được sinh ra trong 1 gia đình nghèo da trắng ở Durham, Bắc Carolina, năm 1927. Phải làm việc trong cảnh nghèo khó ở 1 gara với niềm tin rằng Người Mỹ gốc Phi là nguyên nhân của mọi rắc rối của bản thân, ông đã theo bước chân cha mình và tham gia Ku Klux Klan, theo thời gian trở thành người đứng đầu Exalted Cyclops của tổ chức KKK.
Năm 1971, ông được mời – như 1 công dân địa phương gương mẫu – tham gia cuộc họp cộng đồng 10 ngày để giải quyết nạn phân biệt chủng tộc trong trường học, và được chọn là người đứng đầu ban chỉ đạo cùng với Ann Atwater, 1 nhà hoạt động gốc Phi mà ông rất xem thường. Nhưng làm việc với Ann khiến ông suy nghĩ lại về những thành kiến của mình về người Mỹ gốc Phi. Ông thấy Ann cũng có hoàn cảnh nghèo khó như mình. “Tôi đã bắt đầu để ý tới những người da đen, bắt tay với họ và đối xử với họ như 1 con người.” Ông nhớ lại kinh nghiệm của mình tại Ủy ban. “Như là được tái sinh vậy”. Trong đêm cuối của cuộc họp, ông đứng trước hàng ngàn người và xé thẻ thành viên Klan của mình.
Ellis sau này là người đứng đầu của 1 công đoàn với 70% là người Mỹ gốc Phi. Ông và Ann vẫn là bạn cho đến cuối đời. Đây là ví dụ không thể tốt hơn cho sức mạnh của sự đồng cảm để vượt qua sự thùa hận và thay đổi tâm trí chúng ta.
Thói quen 3: Trải nghiệm cuộc sống của người khác
Bạn nghĩ rằng leo băng và tàu lượn và những môn thể thao cảm giác mạnh? Vậy thì bạn cần trải nghiệm Sự đồng cảm đi – thách thức nhất – và cực kỳ xứng đáng trong tất cả các môn thể thao cảm giác mạnh. HEPs trau dồi sự đồng cảm bằng cách tích lũy kinh nghiệm từ cuộc sống của người khác, như câu tục ngữ của người da đỏ: “Hãy đi bộ 1 dặm bằng đôi giày da của 1 người đàn ông trước khi chỉ trích ông ý. “
George Orwell là một người mẫu đầy cảm hứng. Sau vài năm làm sĩ quan cảnh sát thuộc địa tại Myanmar những năm 1920, Orwell quay trở lại Anh quyết tâm khám phá cuộc sống của những người bị xã hội ruồng bỏ như thế nào. “Tôi muốn nhấn mình xuống, để có thể được hòa vào những người bị áp bức.” Ông viết. Vì vậy ông mặc như 1 kẻ lang thang với đôi giày và áo khoác tồi tàn, sống trên phố giữa Đông London với những ăn xin và kẻ lang thang. Kết quả, như trong cuốn sách Down and Out in Paris, đó là sự thay đổi đáng kể những niềm tin, sự ưu ái và những mối quan hệ. Ông không chỉ nhận ra rằng những người vô gia cư không phải là “tên côn đồ say xỉn” – Orwell còn có thêm những tình bạn mới, thay đổi quan điểm của ông về sự bất bình đẳng, và tìm được nhiều tài liệu văn học tuyệt vời. Đó là hành trình tuyệt vời nhất trong cuộc đời ông. Ông nhận ra Sự đồng cảm giúp chúng ta tốt lên rất nhiều.
Mỗi chúng ta đều có thể tự tạo ra trải nghiệm của mình. Nếu bạn để ý, hãy thử “ God Swap”, tham gia dịch vụ này để có cái nhìn khác với niềm tin của bạn và được gặp mặt những nhà Nhân chủng học. Hoặc nếu bạn là người Vô Thần, thử vào nhà thờ xem! Dành kỳ nghỉ tiếp theo của bạn và tham gia tình nguyện ở 1 vùng quê. Như triết gia John Dewey đã nói: Sự giáo dục tốt nhất là kinh nghiệm”.
Thói quen 4: Lắng nghe và mở lòng
Có 2 đặc điểm cần thiết để trở thành một Người tâm sự thấu hiểu.