ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits: 1,688,142,939
Stories: 8,391,542
Profile image
0
0
Tác giả: ZeroEnergyVN
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước: 1
24h trước: 1
Tổng số: 36
Cách thức Starbucks và Subway bóc lột nhân viên cũng như những nhà cung cấp
Wednesday, September 30, 2015 19:18
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo

B4INREMOTE-aHR0cDovLzEuYnAuYmxvZ3Nwb3QuY29tLy1aTFZYMHNxbVBOOC9WZ3VKbVJ2RUVkSS9BQUFBQUFBQVpCVS9xSFBTeGc4ajFEQS9zNjQwL2M0LmpwZw==
BENOÎT BRÉVILLE viết về cuộc đấu tranh của người lao động với chủ các doanh nghiệp đồ ăn nhanh đa quốc gia, trong “The Frappuchino Society: How Starbucks and Subway Exploit Their Staff and Suppliers to Feed Coporate Profits“,
bức tranh được thể hiện rất đa dạng, nếu như Subway móc túi những người mua nhượng quyền thì Starbucks tìm cách khai thác tối đa nhân công giá rẻ. Nhưng con đường nào thì gánh nặng cũng đổ lên đầu những người lao động phải làm việc với đồng lương tối thiểu và bị ngăn cản tổ chức công đoàn nhằm bảo vệ quyền lợi bản thân bằng đủ mọi cách. 
Xã hội Frappuchino: Cách thức Starbucks và Subway bóc lột nhân viên cũng như những nhà cung cấp để nuôi dưỡng lợi nhuận của doanh nghiệp
Quán sandwich của Subway ở Porte d’Orléans của Paris, bị kẹp chặt giữa một ngân hàng và một cửa hiệu thời trang, chật cứng người khi tôi đến đó vào một ngày tháng bảy, có thể là mười người đang xếp hàng, một người đàn ông đang đói, một nhóm thiếu niên, một bà mẹ với trẻ nhỏ. Một phụ nữ trẻ yêu cầu chiếc Sub30 (bánh sandwich dài 30 cm) với thịt gà tây, pho mát, cà chua, dưa chuột bao tử và nước sốt thị nướng; người bạn của cô lựa chọn Subway Melt, một loại đặc biệt của thương hiệu. Mọi người xử lý xong bữa ăn trong vòng 15 phút, không hề có chút níu kéo nào: cửa hàng với ánh sáng đèn neon ngột ngạt trong thời tiết nóng và tiếng ầm ĩ của nhạc techno. 
Nằm dọc theo đại lộ Général-Leclerc là Buffalo Grill, một quán Subway khác, một quán McDonald’s và một Burger King, trước khi bạn nhìn thấy những cánh cửa sổ khổng lồ và biểu tượng nàng tiên cá của Starbucks, hơn hai hành lang có điều hòa nhiệt độ ở góc phố d’Alésia. Tương phản với Subway – những bức tường được sơn màu trầm, nhạc jazz, bàn và ghế sofa chào đón bạn, có các ổ cắm điện cho laptop: mọi thứ đều mời gọi khách hàng ở lại đến chừng nào họ thích. Một phần ba khách hàng gọi đồ bằng tiếng Anh khi tôi ở đó, hầu như mọi người đều mặc quần áo đắt tiền. Trong khi bánh sandwich của Subway có giá thấp hơn 3 Euro (3,30 dollar) thì một lý Frappuchino của Starbucks có giá hơn 5 Euro (5,50 dollar).
Với mạng lưới Hoa Kỳ và các cơ sở đã được thiết lập trong thị trường ăn nhanh toàn cầu, Subway đến Pháp vào năm 2001 và Starbucks vào năm 2004. Không giống như Burger King đa quốc gia, đăng ký trên sàn chứng khoán, với nhượng quyền nằm trong tay các trung gian lớn (1), Subway là một mạng lưới những người kinh doanh nhỏ (“Gia đình Subway”), xuất hiện gần gũi với người lao động và ủng hộ các dự án cộng đồng. Không giống như McDonald và Gà Rán Kentucky (KFC), với thực phẩm giàu chất béo, Subway khẳng định cung cấp sản phẩm “lành mạnh”.
Starbucks muốn được nhìn nhận là upmarket và có trách nhiệm, khẳng định về sự tươi mới của bánh sandwich, bánh ngọt và nước trái cây, kỹ năng của người rang xay café. Họ kiêu hãnh về thương mại cà phê công bằng và quản lý nhân viên tốt. Theo điều lệ công ty, nhân viên là “đối tác”: “Đây không phải chỉ là công việc mà còn là sự đam mê của chúng ta. Chúng ta cùng nhau kết hợp tính đa dạng để tạo ra một nơi mà mỗi người trong chúng ta có thể là chính mình. Chúng ta luôn đối xử với nhau đầy tôn trọng và tự trọng. Mỗi người trong chúng ta đều duy trì tiêu chuẩn đó,” CEO Howard Schultz của Starbucks tuyên bố (2). Ông ta chịu trách nhiệm về 21.000 quán Starbucks ở 60 nước, với lực lượng lao động hơn 200.000 người. 
Sau khi có một sự nghiệp thành công tại Xerox và Hammarplast của Hoa Kỳ, Schultz mua lại Starbucks vào năm 1987 với giá 4 triệu dollar, khi đó mới chỉ là một chuỗi quán địa phương ở Seattle do hai người yêu cà phê tạo ra. Kể từ đó, thông qua sách và truyền thông, ông ấy đã xây dựng lên huyền thoại của Starbucks. Ông không để lỡ cơ hội nào để thể hiện sự ủng hộ với những yếu tố tiến bộ: chính sách chăm sóc y tế của tổng thống Obama, kết hôn đồng giới, cấm mang súng. Vào tháng 6 năm ngoái, Schultz, ăn vận thoải mái, xuất hiện trên chương trình Daily Show của Stewart tại Trung Tâm Hài Kịch. “Hôm nay, chúng ta được biết rằng Starbucks sẽ trở thành công ty Hoa Kỳ đầu tiên cung cấp chương trình đại học miễn phí cho tất cả nhân viên của họ,” ông nói với các khán giả đang hài lòng. Chỉ có những nhân viên làm việc nhiều hơn 20h/tuần mới được cung cấp, và cũng chỉ là các khóa học trực tuyến, nhưng thông báo kiểu này đã giúp Schultz đạt vị trí 17 trong danh sách “50 lãnh đạo vĩ đại nhất thế giới” của tạp chí Fortune. 
Nhiều quán nhất 
Người đồng cấp của ông ta ở Subway, Friedrick DeLuca, cũng là một sự ưa thích của truyền thông Hoa Kỳ, như là một người tự lực. Vào năm 1965, ở tuổi 17, ông mở nhà hàng đầu tiên ở Connecticut với 1.000 dollar vay từ bạn của bố, tiến sĩ Peter Buck, người hiện vẫn đồng sở hữu thương hiệu. Công thức – bán sandwich tươi sẵn sàng chờ gọi món – hầu như có hiệu quả tức thời. Vào năm 1974, DeLuca và Buck có 16 quán tại Hoa Kỳ và lập chuỗi nhượng quyền.
Kể từ đó, Subway, với 44.000 quán ở 105 nước, đã vượt qua McDonald như là chuỗi đồ ăn nhanh với số lượng quán lớn nhất, mặc dù McDonald’s có doanh thu cao hơn. DeLuca, cái đầu của mạng lưới những người kinh doanh nhỏ, bảo vệ om sòm “gia đình” của ông ta và chỉ trích các luật lệ làm tổn hại kinh doanh nhỏ. Môi trường của những người kinh doanh Hoa Kỳ đã “ngày càng trở nên tồi tệ hơn bởi vì ngày càng có nhiều luật lệ hơn,” ông ta nói vào năm 2013. “Thật là khó khăn để kinh doanh, nhất là kinh doanh nhỏ … Nếu tôi bắt đầu Subway vào ngày nay, Subway sẽ không tồn tại.” Ông ta chống lại Obamacare (“mối lo ngại nhất của những người mua nhượng quyền”), thuế thu nhập và mọi sự gia tăng lương tối thiểu (“điều đó sẽ khiến những người mua nhượng quyền phải tăng giá”). DeLuca là một phần của “sự sùng bái người kinh doanh Mỹ”, cá nhân đặc trưng kêu gọi chủ nghĩa không tưởng tư bản chủ nghĩa (3), theo lời Charles Wright Mill. 
Để phát triển ở Hoa Kỳ và sau đó là thế giới, Subway tạo ra một mô hình hấp dẫn. Chi phí nhượng quyền ban đầu rất thấp: 11.000 dollar (10.000 Euro) ở Pháp, 15.000 dollar ở Hoa Kỳ, bằng một phần ba so với phí của các đối thủ cạnh tranh. Mở một quán không cần phải đầu tư nhiều: 220.000 dollar với 88.000 dollar là tài sản cố định. Không cần có chảo rán, bếp lớn, máy làm đá hay máy soft drink; chỉ là lò nướng, một quầy để bày thực phẩm và một tủ mát cho đồ uống. Những người mua nhượng quyền, những người gánh chịu toàn bộ rủi ro của thất bại, trả cho Subway 12,5% tổng doanh thu (so với 11% của KFC và Pizza Hut hay 7% của Pomme de Pain và Planet Sushi). Trụ sở gom doanh thu, đảm bảo marketing và gửi các thanh tra đi kiểm tra xem các quán có chấp hành các quy định của họ không: 13 bước rã đông và nướng bánh mì, trang trí, đồ gỗ, các quy định vệ sinh, chính sách giá cả. “Họ quyết định và chúng tôi thi hành,” một người mua nhượng quyền Đan Mạch nói. “Nếu chúng tôi thay đổi thứ gì đó mà không báo với đại diện của Subway, chúng tôi sẽ gặp rắc rối,” một người khác nói với tôi (4). 
Những người đệ đơn mua nhượng quyền không cần phải có kinh nghiệm hay bằng cấp. Do Subway có ít thấp bại nên có nhiều người kinh doanh mới tích cực đăng ký. Vào năm 1988, nhà kinh tế học Dean Sager mô tả Subway là “vấn đề lớn nhất trong nhượng quyền … một trong những ví dụ chủ chốt về lạm dụng [nhượng quyền] mà bạn biết tới.” Trang blog-franchise.fr của Pháp viết vào năm 2013: “Đa số những người mua nhượng quyền sống sót bằng sự nô lệ hàng ngày.”
123NextView as Single Page
Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story
If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.