VỤ SẬp NhÀ 107 TrẦn HƯng ĐẠo – HÀ NỘi, BẠn CÓ TiẾc KhÔng?
Sunday, September 27, 2015 21:35
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.
Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo
Đôi lời: Ngôi nhà 107 Trần Hưng Đạo )trụ sở của Hội Tam Điểm Bắc Kỳ trước đây) là nơi đã từng tổ chức đám tang học giả Nguyễn Văn Vĩnh ngày 8-5-1936. Cụ Nguyễn Văn Vĩnh (1882 – 1936), là chủ bút tờ báo Đăng Cổ Tùng Báo, tờ tiếng Việt đầu tiên ở Bắc kỳ. Cụ Vĩnh còn là Chủ bút báo Trung Bắc Tân Văn – tờ Nhật báo đầu tiên trong lịch sử Báo chí Việt Nam.
Bài viết của ông Nguyễn Lân Bình, cháu nội học giả Nguyễn Văn Vĩnh, kể về các sự kiện liên quan đến ngôi nhà 107 Trần Hưng Đạo, đã bị sập hôm 22-9 vừa qua.
____
Nguyễn Lân Bình
27-9-2015
SƯ VIÊC THỨ NHẤT
Sinh thời, cố nhà giáo Nguyễn Vinh Phúc (1926-2013) đã chia sẻ với tôi một chi tiết nhỏ khi nói về Hà Nội xưa như thế này:
“Cậu Bình ạ, thế hệ chúng tôi không ai không biết học giả Nguyễn Văn Vĩnh (1882-1936). Nhiều lần, vì những lý do khác nhau khi chúng tôi gặp mặt nói về những người tài ngày xưa, chúng tôi đều nhắc đến cụ Vĩnh! Tôi và nhiều người nữa, đều muốn làm điều gì đó để tỏ lòng tri ân với cụ… Có lần, chúng tôi đã đề nghị Thành phố: Nên chăng, mình làm một tấm đá, khắc lên đó nội dung – Ngôi nhà đã sinh ra học giả Nguyễn Văn Vĩnh, nhà báo, nhà văn, nhà dịch thuật xuất sắc của văn hóa Việt Nam – Rồi mình đến gắn trên tường ngôi nhà số 46 phố Hàng Giấy, gần chợ Đồng Xuân ấy. Tôi đã đến đó nhiều lần. Tôi thấy, nếu làm được như vậy, cũng là một việc phải đạo với lịch sử Hà Nội vừa với vong linh cụ Vĩnh! Nhưng “họ” không đồng ý!”
Tôi ngơ ngẩn khi nghe ông Nguyễn Vĩnh Phúc tâm sự, không phải vì tôi không cảm nhận được tấm lòng quý hóa của ông với lịch sử, với Hà Nội…và với chính học giả Nguyễn Văn Vĩnh, mà tôi ngơ ngẩn hiểu ra điều gì đó xa xa trong tâm thức của những người chịu trách nhiệm trong các cơ quan có chuyên trách. Tôi giữ trong lòng sự thất vọng này.

SỰ VIỆC THỨ HAI
Năm 2006, trong những cảnh quay dùng cho bộ phim tài liệu lịch sử “Mạn đàm về Người Man di hiện đại”, tôi lần mò theo các tài liệu lưu trữ, lần mò theo sự chỉ giáo của các bậc cha chú từ khi mình còn là kẻ ngu ngơ, chuyện Nguyễn Văn Vĩnh khởi nghiệp từ một cậu bé 8 tuổi, ngồi kéo quạt thuê trong một lớp học dành cho các cậu tú, cậu cử, học để trở thành thông ngôn (phiên dịch), được tổ chức tại một ngôi đình của làng Yên Phụ, gần hồ Trúc Bạch…
Tôi đã tìm đến ngôi đình ấy. Sẽ là khó hiểu với bất kỳ ai khi chứng kiến vị trí của ngôi đình, vì nó nằm lọt thỏm trong khuôn viên của trường phổ thông cơ sở Mạc Đĩnh Chi và không thể không ngạc nhiên, sinh ngờ vực vì ngôi đình ở trạng thái gần như bỏ hoang. Ngôi đình có bố cục kiến trúc khá đặc biệt bởi lẽ nó được xây dựng đúp. Nghĩa là hai ngôi đình cùng kích thước, cùng diện tích, cùng kiến trúc được dựng liền kề nhau. Hình như, người xưa đã cố tình với sự tính toán (theo tôi) để khe thoáng ở giữa hai hạng mục kiến trúc một khoảng cách đủ rộng để đón ánh sáng mặt trời. Giữa khe thoáng có tấm bia đá đặt ở vị trí đầu phía Đông. Sát ngôi đình, trước bậc lên xuống phía Nam có một cây đa lớn, chắc chắn phải được gọi là cổ thụ. Tôi hỏi thăm những người nhiều tuổi biết về ngôi đình này và được các vị cao niên đó khẳng định: nó có từ hồi có ngôi đình này!

Tôi đã đi sâu hơn trong việc hiểu cho rõ về quá khứ của cái lớp học đặc biệt do người Pháp dạy, nơi mà lúc Nguyễn Văn Vĩnh 8 tuổi đã may mắn đổi được công việc từ đi chăn bò thuê ngoài bãi Long Biên (chân cầu Long Biên), sang công việc ngồi kéo quạt thuê cho nhà trường, lúc đó trong các ghi chép lịch sử, gọi là Tràng Hậu bổ (Ngôi trường khi các học sinh học xong sẽ được bổ nhiệm thẳng vào các vị trí cần thiết, không phải tìm xin việc). Sau này tôi biết thêm rằng, nơi đây đã đào tạo ra nhiều gương mặt nổi danh trong lịch sử văn hóa và chính trị Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX như Trần Trọng Kim (1883-1953), Phạm Quỳnh (1892-1945)… Tôi nhận thức chủ quan rằng: nếu “họ” coi trọng lịch sử một cách khách quan, cơ sở này đáng được gọi là di tích!
Năm tháng trôi qua kể từ năm 2006 hồi mà tôi đến để ghi hình phục vụ cho bộ phim tài liệu “Mạn đàm về Người Man di hiện đại”, ngôi đình chưa xuống cấp đến mức phải lo lắng. Lần nào có dịp đi qua trường Mạc Đĩnh Chi, tôi cũng để mắt xem bên trong có biến động gì không…?! Xin được báo động với những ai quan tâm đến lĩnh vực lịch sử, đến những di sản cũ của đất Thăng Long – Hà Nội rằng cả hai ngôi đình đều đang trong trạng thái đang xụp dần. Tôi không chắc chắn khi viết những dòng này, ngôi đình cổ đó có còn không?! Hình như, “họ” muốn cho nó xụp và tôi biết họ mong cho nó xụp… Cầu Trời điều này sẽ không sảy ra!
SỰ VIỆC THỨ BA
Dẫn đường.
Năm 2014, thông qua những người bạn, tôi được gặp và tiếp xúc với bà Trần Thu Dung, một tri thức Việt kiều từ Pháp về thăm quê. Một người bạn đã đề nghị tôi có mặt tại cuộc gặp với bà Dung trong một buổi chiều mà tôi đã có hẹn với công việc khác. Người bạn của tôi nói to với tôi rằng chị ấy là tiến sỹ…. anh đến đi vì có cả giáo sư X…. Khốn nạn, tôi vốn không phải là mẫu người hay hoảng hồn với các chức danh, nhưng khi người bạn tôi nói thêm rằng: chị ấy chuyên nghiên cứu về Hội Tam Điểm (Franc Macionnier), thì tôi nhanh chóng quyết định phải đến.
Nói đến Hội Tam điểm, cả người xưa và người thời nay đều hiểu rất mơ hồ. Hầu hết đều lờ mờ cho rằng đây là hội kín, mà đã kín thì tức là…phức tạp, là mờ ám. Đáng lý ra, một người có lương tâm, khi thấy ngờ vực điều gì đó, người ta nên dành thời gian tìm hiểu, dành sự quan tâm tối thiểu, nhất là điều ngờ vực đó sảy ra với chính những người có trách nhiệm phát ngôn, vì sự phát ngôn ấy liên quan đến danh dự của nhiều người.
Xin thưa, Hội Tam điểm có nguồn gốc từ những người công nhân lao động ở nước Anh từ thế kỷ XVI. Cũng có người hiểu đây là hội huynh/sư. Danh sách hội viên hồi thế kỷ XVII, XVIII và đầu XIX, nếu các quý vị tìm đến sẽ thấy hầu hết những danh nhân, triết gia, nhà khoa học, nghệ sỹ nổi tiếng trong lịch sử nhân loại đều góp mặt, vì đây là một tổ chức đấu tranh chống lại sự bất công xã hội ở khắp mọi nới trên thế giới, nhất là thời kỳ phồn thịnh của Chủ nghĩa Thực dân. Biểu tượng của Hội là chiếc thước thợ (3 góc – 3 điểm – Tam điểm).
Chúng tôi gặp nhau trân trọng với bầu không khí giản dị, cởi mở. Bà Trần Thu Dung không dấu giếm sự háo hức, vồn vã nói như kêu lên rằng, “Tôi đã hỏi nhiều người lắm rồi… tôi sốt ruột muốn biết tòa nhà trước đây là trụ sở Hội Tam điểm thời thuộc Pháp có còn nguyên vẹn không? Mình muốn vào tham quan có được không?”. Tôi đắc chí cười tự tin trước đề nghị của bà Dung vì đây là địa chỉ mà tôi rất biết nhưng hiểu thì ít thôi vì không phải người chuyên nghiên cứu lĩnh vực sử học, hay kiến trúc hay xã hội chính trị. Đơn thuần tôi biết địa chỉ này qua tư liệu gia đình thôi. Thậm chí để tuyệt đối, tôi đã từng đề nghị người chú ruột sinh năm 1923, đưa tôi đến tận nơi và kể lại vài ba kỷ niệm của ông với địa chỉ này.