ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits: 1,685,431,133
Stories: 8,383,113
Profile image
1
0
Tác giả: khatkhaoxanh
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước: 1
24h trước: 2
Tổng số: 16
Bước ngoặt lịch sử chiến tranh Đông Dương
Wednesday, October 7, 2015 3:15
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Ngày 7 tháng 10 năm 1946, nếu Chủ tịch Hồ Chí Minh không thoát hiểm Việt Nam sẽ đi về đâu?

Ngày 7 tháng 10 năm 1947, nếu Chủ tịch Hồ Chí Minh không thoát hiểm Việt Nam sẽ đi về đâu?

Ngày 7 tháng 10 năm 1947 là ngày mở màn Chiến dịch Việt Bắc trong Chiến tranh Đông Dương. Một binh đoàn quân dù Pháp nhảy xuống Bắc Kạn để tiến công Việt Minh. Ông Nguyễn Văn Tố, Chủ tịch Quốc hội khóa I, Bộ trưởng Cứu tế Xã hội, bị bắt và bị quân Pháp giết. Chủ tịch Hồ Chí Minh và tướng Võ Nguyên Giáp thoát hiểm trong gang tấc, với một giai thoại đến nay vẫn chưa được kiểm chứng. Điều gì sẽ xẩy ra nếu người bị bắt nhầm không phải là cụ Ứng Hòe Nguyễn Văn Tố và nước Việt Nam sẽ đi về đâu?

Mục tiêu của Pháp mở màn Chiến dịch Việt Bắc để sau đó sa lầy và chịu thảm bài trong Chiến tranh Đông Dương là cuộc hành quân mang mệnh danh LÉA, lấy tên một ngọn đèo cao 1362 mét trên đường thuộc địa số 3 giữa Bắc KạnCao Bằng. Lực lượng tham chiến đặc biệt tinh tinh nhuệ và sự ra đòn chớp nhoáng này, nhằm: “Diệt và bắt cơ quan đầu não của Việt Minh, tìm diệt chủ lực, phá tan căn cứ địa Việt Bắc, bịt kín, khóa chặt biên giới Việt–Trung, ngăn chặn không cho Việt Minh tiếp xúc với Trung Quốc và loại trừ mọi chi viện từ bên ngoài vào. Truy lùng Việt Minh đến tận sào huyệt, đánh cho tan tác mọi tiềm lực kháng chiến của họ…” [6]

Giai thoại kể rằng: Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp nấp sau một bụi cây khi quân Pháp đi tới, Giáp tưởng sẽ bị bắt, nhưng rồi quân Pháp đi qua không trông thấy nên hai người thoát được.”.

Câu chuyện đầu đuôi ra sao chúng ta sẽ nghiên cứu kỹ hơn trong các chuyên đề “Bối cảnh lịch sử chiến dịch Việt Bắc”; “Diễn biến kết quả chiến dịch Việt Bắc”; “Chiến dịch Việt Bắc bước ngoặt lịch sử “. Trước hết, nếu giả thuyết là Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp bị bắt ngày 7 tháng 10 năm 1947, thì điều gì xẩy ra?

Câu trả lời là: có thể, nhưng chắc chắn, họ sẽ bị bắn ngay. Đó là mẹo “ném đá giấu tay” trong tam thập lục kế: Cụ Nguyễn Văn Tố, Chủ tịch Quốc hội khóa IBộ trưởng Cứu tế Xã hội, bị bắt và bị quân Pháp giết ngay; Sa Hoàng Nikolai II vị vua nổi tiếng của Nga bị giết cùng toàn bộ những người thân tín sau khi bị bắt cũng bị giết ngay; Cụ Thượng chi Phạm Quỳnh, người chủ thuyết Quân chủ lập hiến khôi phục quyền hành của Triều đình Huế trên cả ba kỳ, chống lại sự bảo hộ của Pháp và kiên trì chủ trương chủ nghĩa quốc gia, cũng bị giết ngay mà không rõ ai giết và lý do nào; Cưu hoàng Nguyễn Phúc Vĩnh San Duy Tân sau khi được De Gaulle đồng ý cho trở lại Việt Nam trên cương vị Hoàng đế, đưa ra đề xuất thẳng thừng đòi hỏi sự thống nhất của ba kỳ (Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ) đã gặp nạn tại Trung Phi và tất cả những người đi trên máy bay đều thiệt mạng, Tổng thống Ngô Đình DiệmTổng thống đầu tiên của Việt Nam Cộng hòa  sau Cuộc đảo chính Nam Việt Nam năm 1963 cũng bị giết ngay và câu hỏi thực chất ai đã giết tổng thống, vẫn là một câu hỏi nóng hổi tính thời sự.

Việt Nam sẽ ra sao nếu Chủ tịch Hồ Chí Minh và tướng Võ Nguyên Giáp bị bắt ngày 7 tháng 10 năm 1947 chứ không phải là cụ Nguyễn Văn Tố? Lưu ý hai sự kiện lịch sử liên quan là: tháng 9 năm 1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh phong cho thầy giáo Võ Nguyên Giáp làm Tổng tư lệnh quân đội Việt Minh,  ngày 20 tháng 1 năm 1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh phong thầy giáo Võ Nguyên Giáp chức Đại tướng. Như vậy thầy giáo Võ Nguyên Giáp lúc này chưa phải là Đại tướng mà gọi chính xác là Tổng tư lệnh quân đội Việt Minh. Chúng ta không cần luận bàn sâu thêm về việc nếu Chủ tịch Hồ Chí Minh và Tổng tư lệnh quân đội Việt Minh Võ Nguyên Giáp bị bắt ngày 7 tháng 10 năm 1947 thì tình hình của đất nước Việt Nam sau đó sẽ ra sao,  bởi vì sự thật lịch sử chỉ có một.  Do sự chi phối của những yếu tố tất nhiên và ngẫu nhiên của lịch sử mà tạo nên những bước ngoặt quyết định là duyên nghiệp của mỗi số phận dân tộc hoặc cá nhân.

Bối cảnh lịch sử chiến dịch Việt Bắc

Chiến tranh thế giới thứ hai bắt đầu từ năm 1937 và chấm dứt vào năm 1945 giữa các lực lượng Đồng Minh và phe Trục theo chủ nghĩa phát xít. Hầu hết mọi lục địa trên thế giới đều bị ảnh hưởng của cuộc chiến này, ngoại trừ châu Nam CựcNam Mỹ. Nó là cuộc chiến rộng lớn và tai hại nhất trong lịch sử nhân loại. Tại Việt Nam khi cuộc chiến kết thúc, quân Nhật đầu hàng đồng minh ngày 15 tháng 8 năm1945, thì quân Pháp theo chân quân Anh vào giải giới quân Nhật từ vĩ tuyến 16 vào Nam, còn quân Quốc dân đảng Trung Hoa vào giải giới quân Nhật từ vĩ tuyến 16 ra Bắc.

Trước đó, Pháp bại, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị ngày 25 tháng 8 năm 1945, Việt Minh tổng khởi nghĩa cướp chính quyền ngày 19 tháng 8 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo thành lập Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2 tháng 9 năm 1945.

Đế quốc Pháp mau lẹ cho lực lượng quân đội từ Miến Điện bằng máy bay tới ngay Tân Sơn Nhất ngày 11 tháng 9 năm 1945. Toán quân đầu tiên gồm 300 người, chiếm ngay các cơ sở quan trọng tại Sài Gòn. Sau đó sư đoàn 9 bộ binh và một liên đoàn thiết giáp quân Pháp đổ bộ vào Vũng Tầu và Sài Gòn cho đến ngày 11 tháng 10 năm 1945 .

Từ ngày 12 tháng 10 năm 1945 đến ngày 5 tháng 2 năm 1946, thực dân Pháp tung quân đánh rộng ra các vùng phụ cận của Sài Gòn Chợ Lớn, chiếm Biên Hòa, Thủ Dầu Một . Ngày 25 tháng 10 năm 1945, Pháp chiếm Mỹ Tho. Ngày 28, 29 và 30 tháng 10 năm 1945 Pháp lần lượt chiếm Gò Công, Vĩnh Long và Cần Thơ. Ngày 8 tháng 11 năm 1945 Pháp chiếm Tây Ninh, ngày 12 tháng 11 năm 1945 Pháp chiếm Nha Trang, ngày 1 tháng 12 năm 1945 Pháp chiếm Ban Mê Thuột. Sau đó, từ ngày 9 tháng 1 năm 1946 đến ngày 5 tháng 2 năm 1946 Sa Đéc, Long Xuyên, Châu Đốc, Hà Tiên, Rạch Giá, Cà Mâu lần lượt rơi vào tay địch. Tới tháng 2-1946, căn bản đế quốc Pháp đã kiểm soát được Nam kỳ, Trung kỳ, Campuchia và một phần của Lào, lý do vì Việt Minh ở những vùng này yếu hơn và ít hơn. Đế quốc Pháp đã đưa vào Đông Dương trong giai đoạn này là  50,000 người với  7,400 xe cộ, trong đó có 630 người bị chết, mất tích và khoảng 1,030 người bị thương.

Đế quốc Pháp mưu toan cướp nước ta một lần nữa nên ngày 8 tháng 1 năm 1946, tướng Leclerc đã sang Trùng Khánh thương thuyết cùng Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc và sau đó họ điều đình với Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Mượn tay Pháp đuổi Tàu, Việt Minh đã đồng ý cho Pháp vào thay thế quân Tàu ở miền Bắc . Ngày 5 tháng 3 năm 1946, Pháp đổ bộ Hải Phòng và ngày 18 tháng 3 năm 1946, Pháp vào Hà Nội.

Pháp tham gia Chiến tranh Đông Dương khởi đầu với lý do vì ý muốn giữ Đông Dương là Liên bang Đông Dương tự trị trong Liên hiệp Pháp mới được thành lập – theo tuyên bố ngày 24 tháng Ba năm 1945 của Chính phủ lâm thời De Gaulle và được quy định trong Hiến pháp Pháp năm 1946 – sau khi người Nhật đã bại trận và mất quyền kiểm soát Đông Dương. Động cơ thúc đẩy Pháp tham chiến mang tính chính trị và tâm lý hơn là kinh tế[14]. Những người Pháp ủng hộ cuộc chiến cho rằng nếu Pháp để mất Đông Dương, sở hữu của Pháp tại hải ngoại sẽ nhanh chóng bị mất theo[15] . Tướng De Gaulle (22 tháng 11, 1890 – 9 tháng 11, 1970) là chính khách nổi tiếng của Pháp, lúc đó là thủ tướng Pháp sau này là tổng thống Pháp năm 1959 cùng các chính khách lãnh đạo đều chưa hiểu hết người Việt Nam, Hồ Chí Minh và Giáp. Họ đều cho rằng so với một cuộc xâm chiếm thuộc địa cổ điển với việc chiếm giữ các trung tâm dân số và mở rộng dần theo kiểu “vết dầu loang” mà người Pháp đã thực hiện rất thành công ở MarocAlgérie, thì cuộc chiến này sẽ chỉ có quy mô hơn một chút. Do đó, Pháp đã dốc sức vào một cuộc chiến mà khởi đầu họ chiếm ưu thế về quân sự nhưng sau chiến dịch Việt Bắc là bước ngoặt lịch sử mà lực lượng Việt Minh đã phát triển ngày càng mạnh và kiểm soát được nhiều vùng lãnh thổ ngày càng rộng.[15]

12345NextView as Single Page
Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story
If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.