Nghiên cứu về người nghèo ở Hà Nội
Sunday, October 4, 2015 19:10
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.
Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo
Lời nói đầu: Ta hiện có rất ít nghiên cứu khoa học về người nghèo. Báo chí thường đưa những khó khăn của cuộc sống, của những trường hợp riêng lẽ. Nhưng “một cái cây không che hết rừng”, cái cần là nắm vững được “hiện thái của toàn cánh rừng” mới có thể mong tìm ra giải pháp hữu hiệu cho tầng lớp người nghèo.
Nghiên cứu của Asian Trend Monitoring hay ATM trả lời được phần nào sự thiếu vắng dữ kiện vĩ mô về người nghèo ở Hà nội.
Vì nhiều lý do, chúng tôi sẽ không chuyển ngữ toàn bộ báo cáo về người nghèo ở Hà nội của tổ chức này mà chỉ đưa ra, dịch và biện minh một số kết quả. Chúng tôi rất thận trọng, từng bước, để không phản nghĩa những kết quả và kết luận của các tác giả. Chúng tôi cũng tuyệt đối tuân thủ các dữ kiện mà các tác giả của công trình đã gửi cho chúng tôi. Xin lợi dụng cơ hội ở đây để bài tỏ lòng khâm phục của chúng tôi trước lý tưởng cao quí mà các tác giả làm việc ở ATM đeo đuổi, cảm ơn các bạn đã giúp tôi hoàn thành bản phóng dịch hầu mang một phần các kết quả của các bạn đến với một quảng đại quần chúng lớn hơn.
Giới thiệu Asian Trend Monitoring hay ATM (tạm dịch là Cơ quan quan sát hiện trạng và trào lưu tại châu Á).
Đây là một chương trình được tài trợ bởi Quỹ Rockefeller (New York). Các cộng sự viên chính của ATM là nhân viên làm việc tại Trường Lý Quang Diệu về Chính sách Công cộng thuộc Đại học Quốc gia Singapore.
Chủ đích các nghiên cứu và ấn phẫm của ATM là khuyến khích đối thoại, bàn luận tranh cải về những khó khăn mà châu Á gặp phải để giảm thiểu sự nghèo khó. Đồng thời tăng cường hiểu biết về liên hệ giữa các chính sách giảm thiểu nghèo khó và các chính sách phát triển. Chương trình năm 2012 của ATM đặt trọng tâm trên những thách đố của sự nghèo khó trong các đô thị.
Phạm vi nghiên cứu của ATM cũng bao gồm sự bất bình đẳng kinh tế trong ASEAN, sự nghèo khó trong thành phố và quá trình đô thị hóa, sự tiếp cận các dịch vụ căn bản tối thiểu trong các khu ổ chuột và những sáng chế hay giải pháp trong lĩnh vực phát triển.
Trường Lý Quang Diệu về Chính sách công cộng và Quỹ Rockefeller là hai nguồn tài trợ của các nghiên cứu. Nhưng những kết quả và phân tích đăng trên các báo ATM là sản phẫm của các nghiên cứu gia chứ không là ý kiến hay chính sách của các cơ quan tài trợ.
Trách nhiệm cho nghiên cứu ở Hà nội là hai ông Johannes Loh và Taufik Indrakesuma.
Còn 3 ông Darryl Jarvis, Phua Khai Hong, và T S Gopi Rethinaraj nằm trong thành phần lảnh đạo của ATM.
Ngoài những cộng sự viên, phải kể thêm, ở hàng nghiên cứu sư, bà Nicola Pocock.
Một cách tổng quát, có thể nói là tất cả thành viên kể trên của ATM đều là những nhà khoa học có tầm cở quốc tế, giàu kinh nghiệm, đến từ các châu lục khác nhau.
Cho chương trình nghiên cứu về người nghèo tại các thành phố, ATM đã thực hiện ở Manilla, Jakarta. Hànội là thành phố thứ ba theo thứ tự thời gian. Cuối cùng là Vientiane.
Nghiên cứu ở Hànội đã được thực hiện hồi tháng 5 năm 2012 , từ ngày thứ sáu 18 tới ngày thứ năm 24. Hai chuyên viên phụ trách nghiên cứu này, Taufik Indrakesuma và Johannes Loh, đã liên hệ tiếp xúc với các tổ chức lo và giúp người nghèo. Họ đã đi thực tiển để gặp dân cư các xóm ổ chuột, hay ở ngoài đường. Họ đã đối thoại với các người làm việc trong các tổ chức phi chính phủ … để hiểu về những thách đố mà người nghèo ở đô thị phải trực diện hàng ngày.
Sau cùng, để tiếp sức cho các quan sát và các dữ kiện định phẫm đó, một cuộc khảo sát định lượng đã được tổ chức với sự hợp tác của 12 phỏng vấn viên trực thuộc Viên Nghiên cứu Khoa học về giới tính ở Hànội. Mục tiêu là phỏng vấn khoảng 350 cá nhân, với một bản khảo sát được dịch ra tiếng Việt – Bản các câu hỏi này gồm đại đa số là các thang hỏi ý kiến (attitude scales).
Phần I : Phương pháp
Bản điều tra :
Sau khi lược qua lý thuyết và khảo sát sơ khởi, các tác giả của nghiên cứu đã tổng kê ra 10 vấn đề hay khía cạnh của đời sống thường ngày mà các người nghèo ở Hà nội đều trải qua hay có thể gặp (thức ăn, nước sạch, điện, chữa bệnh, nhà vệ sinh, trường học tốt, nhà ở, phương tiện đi lại, tìm việc làm, khả năng tiết kiệm).
Các mệnh đề được đặt ra và người được phỏng vấn chỉ cần cho ý kiến về sự tiếp cận của họ :
Dễ dàng, khá dễ dàng, với vài khó khăn, rất khó khăn, không thể,
Sau đó còn 7 câu hỏi khác về giáo dục (tiền học phí, chất lượng giáo viên, tiện nghi trường học, phòng và hệ thống vệ sinh của trường, sự quan trọng của trường học trong quan niệm của người được phỏng vấn, liên hệ giữa học hành và việc làm và cuối cùng viễn ảnh tương lai hay hi vọng cho con cái).
Tuần tự, qua từng câu hỏi, ta biết được thực trạng của đối tượng nghiên cứu mà không cần đưa câu hỏi trực tiếp.
Chủ đề thứ ba là Y tế và sức khỏe : 5 câu hỏi (đủ tiền để chi trả khám chữa bệnh, hay đủ tiền mua thuốc, giá trị định phẫm của các dịch vụ địa phương, đủ trả chi phí cho di chuyển tới các trung tâm y tế, khi đau ốm thà đi làm còn hơn).
Năm khẳng định, đối tượng nghiên cứu sẽ cho 1 trong những ý kiến dưới đây :
Hoàn toàn đồng ý, đồng ý, không ý kiến, không đồng ý, hoàn toàn bất đồng ý.
Như thế giới hạn tối đa can thiệp của người đi phỏng vấn trên đối tượng nghiên cứu hầu bảo đảm được tốt nhất tính trung thực của các dữ kiện thu thập.
.Chọn mẫu để nghiên cứu :
Trước nhất các tác giả chọn 4 vùng ngoại ô ở Hà nội nổi tiếng là có nhiều nhà ổ chuột và dân nghèo, lợi tức thấp. Phỏng vấn viên dùng phương pháp chọn mẫu tình cờ : cứ theo nhịp chân, qua 3 nhà thì chọn 1, đi hỏi phỏng vấn. Tỉ lệ từ chối rất ít (21 người trên 370 người tức là khoản 5%). Lý do từ chối thường là vì bận, không có thì giờ. Phải nói là các tác giả nghiên cứu đã không “trả công” các đối tượng dân tình hợp tác cho nghiên cứu. Họ chỉ tặng một cái bút bi có in dấu hiệu của Đại học Singapore – Một cách để đi vào phỏng vấn và để tự giới thiệu, đồng thời minh chứng tính chính thống của nghiên cứu.
Một cách tổng quan, các phiếu điều tra đều được trả lời tròn vẹn đến khoảng 95%. Số «không trả lời», «không biết», như thế, không đáng kể. Các kết quả thu thập được xem như hoàn chỉnh và phân tích được, trên bình diện thống kê và phương pháp khoa học.
Rốt cục, các bảng số dưới đây cho thấy là 2/3 dân trong mẫu đối tượng nghiên cứu là nữ – lý do mà các tác giả đưa ra là do thời điểm của các phỏng vấn (ban ngày, trong giờ làm việc nên nam giới vắng mặt ở nhà). Tuổi trung bình khá cao, trên dưới 47 tuổi, các gia đình trung bình gồm 4 thành viên – thế có nghĩa là ở đây các phỏng vấn viên đã không chọn các khu của công nhân tạm trú – Kết quả về hiện trạng hôn nhân không làm ta ngạc nhiên : đại đa số, tới 92% là người đã kết hôn, không ly dị và không góa bụa – hai thành phần này chỉ là một thiểu số rất nhỏ. Số độc thân cũng không nhiều.
Các kết cấu gia đình như thế thuận lợi cho nghiên cứu về các tiếp cận về trường học và tiếp cận dịch vụ sức khỏe.
Nếu có một chi tiết làm cho các xã hội học gia ngạc nhiên, đó là trình độ học vấn của những đối tượng nghiên cứu. Thật vậy, họ là những người nghèo, nhưng hơn 40% nam và gần 20% nữ trong số họ đã học xong Cao đẳng hay Đại học.
.
Mẫu những người trong nghiên cứu : đặc tính nhân chũng
1. Giới tính
Số
|
%
|
|
Nam giới
|
124
|
35.53%
|
Phụ nữ
|
225
|
64.47%
|
Tổng cộng
|
349
|
100.00%
|
2. Tuổi
Tuổi trung bình
|
|
Nam giới
|
47.6 tuổi
|
Phụ nữ
|
46.4 tuổi
|
3. Số thành viên trong gia đình
Tổng cộng
|
|
Trung bình
|
4.02 người
|
4. Chế độ hôn nhân
Phụ nữ
|
Phụ nữ %
|
Nam
|
Nam %
|
|
Độc thân
|
7
|
3.11%
|
7
|
5.79%
|
Đã kết hôn
|
203
|
90.22%
|
111
|
91.74%
|
Góa bụa
|
11
|
4.89%
|
2
|
1.65%
|
Ly hôn
|
4
|
1.78%
|
1
|
0.83%
|
Tổng cộng
|
225
|
100.00%
|
121
|
100.00%
|
5. Trình độ học vấn