Sữa bột trẻ em kẻ giết người
Tuesday, October 6, 2015 20:48
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.
Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo
Tôi đã muốn viết bài này từ rất lâu nhưng vì khá bận nên tôi không có thời gian để viết. Nhưng chủ đề này tôi nghĩ nó thực sự rất quan trọng. Đã có rất nhiều bài viết về điều này trên mạng, tôi cũng đã viết về nó trong một stt ngày hôm qua và nhận được khá nhiều phản hồi tích cực (trong đó có các bà mẹ bỉm sữa nữa
). Tôi đã trao đổi với bạn tôi về vấn đề này khá lâu trước đây và muốn kể cho các bạn cùng biết.

Hôm qua tôi đã tìm một bài viết của AP:
Một số công ty đang tích cực bán sữa bột trẻ em tại Việt Nam theo một thống kê của AP.
Các công ty đa quốc gia tại Việt Nam có chiến lược dài hạn để đẩy mạnh việc bán lẻ và đôi khi ảnh hưởng đến chính sách khuyến khích thúc đẩy cho con bú bằng sủa mẹ, một cuộc điều tra của AP đã cho biết.
Điều này khiến tôi thực sự khó chịu. Theo cá nhân tôi nghĩ, các công ty sẽ rất vô đạo đức nếu như vẫn tiếp tục gây nguy hiểm cho trẻ sơ sinh bằng cách sản xuất ra các loại sữa bột thay thế cho sữa mẹ để đem về lợi ích cho bản thân mình.
Sữa mẹ là thực phẩm hoàn hảo nhất của tự nhiên, cung cấp cho trẻ sơ sinh sự khởi đầu tốt nhất trong cuộc sống. Đây là lý do tại sao tổ chức Y tế thế giới (WHO) và luật pháp Việt Nam khuyến cáo nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu. Tuy nhiên, hàng chục cuộc phỏng vấn với những người mẹ, bác sĩ, nhân viên y tế và những người bán hàng cho thấy các công ty sữa đã trả tiền cho bác sĩ để rao bán các sản phẩm sữa của họ, thúc đẩy việc dùng sữa bột thay thế sữa mẹ cho trẻ em dưới một tuổi và việc tư vấn, hướng dẫn các bà mẹ tiếp cận với sữa bột của nhân viên y tế tại các cơ sở y tế – tất cả những việc đó mặc dù không vi phạm pháp luật nhưng nó đi ngược với khoa học và trái với lương tâm của một người thầy thuốc.
Số lượng các bà mẹ Việt Nam đã cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong sáu tháng đầu tiên – giai đoạn quan trọng nhất của trẻ – chỉ ở mức 17 phần trăm, tỷ lệ đó thấp hơn một nửa so với một thập kỷ trước, theo UNICEF. Trong khi đó, mức tiêu thụ sữa bột tại Việt Nam đã tăng 39 phần trăm trong năm 2008, theo một nghiên cứu của Nielsen – một công ty nghiên cứu về thị trường. Một cuộc khảo sát cho thấy ngành công nghiệp này đã chi hơn 10 triệu đô la để quảng cáo vào năm ngoái, đưa nó vào trong số 5 nhà quảng cáo hàng đầu của Việt Nam.
Các công ty cho rằng họ tuân theo pháp luật và việc tăng doanh số bán hàng là do các yếu tố khác chứ không phải nằm ở việc quảng cáo, họ đưa ra nhiều lý do khác nhau trong đó lý do chủ yếu là ở cái thời buổi kinh tế khó khăn này thì phụ nữ phải bận kiếm tiền nên không có thời gian cho con bú. Chuyên gia y tế đồng ý rằng yếu tố này cũng đóng một vai trò trong việc giải thích tại sao ngày càng có nhiều người nuôi con bằng sữa bột thay vì là sữa mẹ như trước kia, tuy nhiên, nó cũng chính là lý do để thuyết phục các bà mẹ trong chiến dịch tiếp thị không ngừng của các công ty sữa.
“Các công ty có hàng triệu đô la và hàng chục luật sư, còn chính phủ Việt Nam thì chỉ dành một lượng ngân sách nhỏ với vài người làm công việc thúc đẩy cho con bú bằng sữa mẹ”, Annelies Allain làm việc ở Trung tâm tư liệu luật quốc tế cho biết.
Đầu tháng 8 vừa qua, trong Tuần lễ thế giới nuôi con bằng sữa mẹ, Chính phủ VN đã đặt ra tham vọng: 50% các bà mẹ sẽ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn vào năm 2015. Các quan chức Bộ Y tế cũng thông báo họ đã phát hiện hàng chục vụ vi phạm quy định về dán nhãn sữa công thức. Tuy nhiên, chỉ có một vụ bị truy thu tiền – chưa đầy 200 đôla.
TRẢ TIỀN CHO BÁC SĨ?
Trong số các hành vi vi phạm nghiêm trọng nhất mà các nguồn cung cấp đặc biệt với AP cho biết là tiền hoa hồng sẽ được trả cho các bác sĩ để họ bán sữa cho các công ty sữa.
Jan Bles, Giám đốc đại diện cho Dutch Lady tại Việt Nam, bác bỏ cáo buộc này.
Ông cho biết: “Chúng tôi không trả tiền cho các bác sĩ, phòng khám, bệnh viện hay bất kỳ nhân viên nào của cơ sở y tế để bán sữa, quảng bá sản phẩm của chúng tôi,” , tuy nhiên ông thừa nhận đã cung cấp đồ nội thất cho phòng khám, và logo Dutch Lady được đặt ở một vị trí khá chỉnh chu ngay tại phòng chờ của phòng khám.
HÀNH ĐỘNG BẤT HỢP PHÁP
Bán sữa cho trẻ sơ sinh trong bệnh viện Việt là việc làm bất hợp pháp, ngoại trừ ở các hiệu thuốc, tuy nhiên các con hẻm ngay bên ngoài bệnh viện phụ sản chính của Hà Nội lại được bày biện với các cửa hàng lớn có trưng bày các thương hiệu sữa của Mỹ và châu Âu.
“Hầu hết khách hàng đều được giới thiệu bởi các bác sĩ của họ ngay sau khi sinh con,” Ngô Thanh, 27 tuổi, người đã bán sữa hơn năm năm cạnh các bệnh viện phụ sản chính, cho biết: khách hàng của cô và các chủ tiệm khác mang nhãn hoặc bao nhựa từ các hộp sữa bột đến cửa hàng sữa để mua và tất nhiên những nhãn mác đó được cung cấp bởi các bác sĩ của bệnh viện phụ sản.
Bác sĩ được trả lương thấp ở Việt Nam là cơ hội dễ dàng cho các công ty sữa, họ sẽ cung cấp cho các bác sĩ những “lợi ích ghê gớm”, Tiến sĩ Tô Minh Hương, Phó giám đốc bệnh viện phụ sản Hà Nội cho biết: năm ngoái, đại diện công ty sữa đã đến bệnh viện để “thăm dò thị trường” và tìm kiếm thông tin bệnh nhân. “Khi chúng tôi hỏi cho địa chỉ của họ, họ tìm cách lẫn tránh” cô nói.
Pháp luật Việt Nam cũng cấm nhân viên bán hàng từ các công ty sữa tiếp cận nhân viên y tế hoặc các bà mẹ tại các cơ sở chăm sóc sức khỏe. Wood nói nhân viên phải tuân thủ pháp luật và các quy định quốc tế.
Nhưng Nguyễn Thị Minh, 29 tuổi, một trợ lý luật sư Hà Nội, cho biết cô đã được tiếp cận bởi một người bán hàng Mead Johnson tại một bệnh viện phụ sản Hà Nội trong thời gian ngắn trước khi sinh.
“Tôi đã chọn EnfaGrow Mead Johnson vì các quảng cáo nói nó làm tăng IQ của con bạn và làm cho chúng cao hơn”, Minh nói.
Một bà mẹ mới sinh khác được tiếp cận bằng hình thức khác đó là gọi điện thoại thay cho việc gặp trực tiếp. Một y tá nói với AP họ đã bị quấy nhiễu bởi các cuộc gọi từ nhân viên bán hàng của các công ty sữa. Minh cho biết cô đã nhận được cuộc gọi từ Abbott và Mead Johnson khi em bé được 3 tháng tuổi. Một bà mẹ khác, Nguyễn Lan Hương, cũng cho biết cô đã nhận được bốn cuộc gọi từ Abbott.
“Họ phải có được thông tin của các bà mẹ từ các bệnh viện,” cô nói. “Họ biết tên tôi, tên của con tôi, ngày sinh của con tôi và tất nhiên họ biết cả số điện thoại của tôi”
Nhân viên tại phòng khám sức khỏe phụ nữ ở tỉnh Đồng Nai đã có một cam kết độc quyền với Dutch Lady, một thương hiệu của Friesland Foods, có trụ sở tại Meppel, Hà Lan, tiến sĩ Võ Thị Kim Loan, Phó giám đốc cũ của phòng khám cho biết:
“Chúng tôi đã nhận một khoản hoa hồng nhỏ cho mỗi khách hàng được giới thiệu thành công”
Trần Thị Hạnh, giám đốc bệnh viện, cho biết bệnh viện đã ký một hợp đồng để quảng bá một sản phẩm sữa bột của Dutch Lady cho các bà mẹ mang thai và đang cho con bú, nhưng không bán sữa cho trẻ sơ sinh hoặc nhận hoa hồng bằng cách tiếp thị sữa.
LỢI ÍCH CỦA VIỆC CHO CON BÚ HOÀN TOÀN BẰNG SỮA MẸ
Sữa mẹ làm giảm đáng kể tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh, theo các chuyên gia y tế quốc tế, người khuyên rằng các bà mẹ nên cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong sáu tháng đầu và tiếp tục cho con bú, có thể bổ sung bằng thức ăn đặc, cho đến khi trẻ được hai tuổi.