Điểm bùng phát của “Đại dịch chia sẻ trách nhiệm xã hội”
Monday, November 23, 2015 23:01
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.
Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo
Ba cấp độ tư duy
Nếu bạn đang đọc những dòng này hiển nhiên là bạn đang sử dụng facebook. Nếu ai đó hỏi bạn WHAT: facebook là gì?
Một câu trả lời hiển nhiên được đưa ra: Mạng xã hội. Nhưng nếu tiến thêm một bước nữa với câu hỏi HOW: Những chức năng quen mà chúng ta đang sử dụng hằng ngày mỗi khi truy cập vào facebook được tạo ra như thế nào?
Thì có lẽ số người thực sự biết cỗ máy khổng lồ hơn 11.000 nhân viên đang vận hành như thế nào để tạo ra dịch vụ miễn phí 24/7 cho hơn 1 tỉ người trên thế giới chắc chắn là một con số rất nhỏ so với những người trả lời được câu hỏi WHAT.
Vừa rồi là 2 trong số ba câu hỏi cơ bản ( fundamental questions ) được xem như công cụ quan sát giúp bạn đào sâu suy nghĩ đối với thế giới xung quanh (tool that can help you drive to deeper levels of observation )
Khi bạn trả lời được câu hỏi HOW tức là bạn đã hiểu được về nó, tuy nhiên để chạm được đến cốt lõi của vấn đề thì bạn phải là người trả lời được câu hỏi WHY.
Sự dịch chuyển từ WHAT đến WHY có thể là sự dịch chuyển từ những điều bình thường đến những điều phi thường.
Thông thường khi chúng ta nghĩ về sự việc, cái nhìn của chúng ta dừng lại mức WHAT. Đây là mức độ hiểu biết của đại đa số,là dạng nhận thức của đám đông
Một số sẽ tiến xa hơn để đi đến mức HOW: Đây là nhận thức của những người trong cuộc
Và chỉ có một số ít đi đến mức WHY: Đó là những người đặc biệt.
START WITH WHY
Và lý do mà những người có thể rất xa lạ với nhau như chúng ta có thể trao đổi được với nhau qua một dịch vụ công cộng mang tên facebook là bởi vì cách đây 11 năm có một người đặc biệt là anh bạn Mark Zuckerberg đã bắt đầu 1 hành trình khác với đa số những người thông thường nhưng lại giống với đa số những người đặc biệt đó là hành trình START WITH WHY.
Không biết bạn đã được nghe về câu chuyện ngay sau đây chưa? Nhưng đó câu chuyện này chính là câu trả lời WHY: Tại sao facebook lại trở là mạng xã hội lớn nhất thế giới, trở thành một “quốc gia trực tuyến” với trên 1 tỉ công dân.
Một truyền thuyết do anh bạn Mark tự thuật lại rằng: Vào thời điểm mà anh bạn này bước chân vào giảng đường đại học Harvard thì cách đó vài năm có 1 công ty đã hình thành và phát triển nhanh chóng thành một siêu công ty khổng lồ nhờ vào một Search Engine (công cụ tìm kiếm ) có tên là Google. Mark nói rằng mình và bạn bè đã rất thoải mái tìm kiếm trên Google, có rất nhiều thứ hữu ích mà họ có thể tìm thấy, tuy nhiên thứ duy nhất mà Mark cảm thấy không hài lòng là anh không thể tìm kiếm được “CON NGƯỜI” và anh bạn của chúng ta đã đặt câu hỏi
WHY: “Tại sao không thể có một nơi trên internet mà tất cả các quan hệ giữa con người với con người có thể xây dựng trên đó, để con người có thể tìm đến với nhau?”.
Mark nói rằng anh ta bị ám ảnh bởi câu hỏi này. Và sau đó thì như chúng ta đã biết Facebook ra đời sau 6 năm kể từ khi Google xuất hiện. Kỳ tích mà Mark tạo ra cũng ngoạn mục không kém so với các ông chủ Google Larry Page và Sergey Brin những người mà rất có thể cũng đã có một hành trình START WITH WHY. Nhưng điều đó sẽ được nhắc đến trong một chủ đề khác
Không biết nỗi ám ảnh của Mark Zuckerberg là có thật hay là một cách đánh bóng tên tuổi sau khi đã ở đỉnh vinh quang, tuy nhiên một sự thật không thể chối cãi là facebook đang sờ sờ hiện hữu khi tôi ngồi gõ những dòng này, và cũng nhờ facebook mà tôi “quen được rất nhiều người, xây dựng được rất nhiều mối quan hệ giữa con người với con người” trên cái không gian ảo đó, kéo các mối quan hệ từ thế giới ảo ra ngoài thế giới thực, với tư cách là một facebooker, một người được hưởng lợi từ facebook nên tôi tin vào câu chuyện của anh bạn Mark và thấy có trách nhiệm cần chia sẻ niềm tin này với mọi người.
Khi bạn bị ám ảnh bởi một câu hỏi WHY và quyết tâm đi tìm câu trả lời cho nó, bạn có thể thay đổi thế giới.
Không chỉ là một người được hưởng lợi từ mạng xã hội facebook, tôi còn là một người hưởng lợi từ việc đọc sách. Những điều tôi vừa trình bày với các bạn phần lớn là lấy từ các sách mà tôi đã đọc. Và đó là lý do mà tôi muốn kể cho các bạn nghe một câu chuyện về một người khác đã mang đến cho rất nhiều trẻ em Việt Nam cơ hội được đọc sách, đó là anh Nguyễn Quang Thạch.
Câu chuyện của anh Thạch có thể không hoành tráng như câu chuyện của anh bạn Mark ở bên kia đại dương, nhưng cả 2 câu chuyện ấy đều giống nhau ở cùng một điểm mà tôi đã nói ở trên, đó là hành trình START WITH WHY.
Bởi vì tôi vẫn luôn vận dụng bộ công cụ “WHAT,HOW,WHY” khi tiếp xúc với bất cứ sự việc gì trong đó có cả con người nên tôi cũng đặt ra câu hỏi
WHY: Điều gì khiến một người đàn ông bỏ công việc, tiêu tốn mấy trăm triệu tiền của cá nhân mình bất chấp việc phản đối của gia đình, bạn bè thậm chí bị người đời chửi là ”thằng dở hơi” để đi làm cái việc mà người ta gọi là ĂN CƠM NHÀ VÁC TÙ VÀ HÀNG TỔNG. Điều gì khiến một hành trình kéo dài 9 năm đã không chùn bước trước những ngáng trở và cuối cùng đã được sự nhìn nhận và đánh giá bởi xã hội cũng như cơ quan chức trách là Bộ Giáo Dục?
Và tôi đã tìm thấy câu trả lời cách đây 2 tháng sau gần 4 tiếng đồng ngồi café trò chuyện cũng như quan sát cách anh nói, cách anh biểu cảm khi nói về nguyện vọng muốn hồi sinh một dân tộc Việt Nam từ những hạt giống trách nhiệm trong tâm thức mỗi một con người Việt Nam qua một việc làm cụ thể là đưa sách về với trẻ em nông thôn.
Câu trả lời là anh cũng bị ám ảnh bởi những câu hỏi
WHY: Tại sao người Việt lại vô cảm? Tại sao nòi giống Việt không thể đóng góp những giá trị cho thế giới? Tại sao, tại sao, tại sao….?
Và việc làm của của anh đơn giản chỉ là đi tìm câu trả lời cho chính mình. Anh không quan tâm đến điều tiếng của người khác, vì đó không phải là câu hỏi của họ, họ không hiểu WHAT, HOW tất nhiên sẽ càng không biết câu hỏi WHY của anh. Anh làm việc đó vì đó là lời giải tự thân cho chính nỗi ám ảnh của anh.
Anh Thạch kể rằng lúc còn đi học, anh luôn là người trực nhật lớp, bất kể là ngày nào. Ai đi học cũng đều biết một điều rằng trước mỗi giờ vào lớp học, khi những bài giảng của tiết trước cần có người xóa. Lúc đầu vì là người nhiệt tình nên anh luôn “xung phong” lau bảng nhưng sau đó thấy có người “tích cực” nên những người khác default rằng đó là việc được tháo khoán cho anh.
Nếu anh suy nghĩ giống với đa số cho rằng “nếu mình làm mà nó không làm thì thiệt thân” thì hôm nay 120 tủ sách dòng họ, 5000 tủ sách Phụ Huynh/Lớp học đã không được lập , cũng như 200.000 trẻ em nông thôn đã không có cơ hội tiếp cận ít nhất 50 đầu sách mỗi năm bởi vì người dẫn dắt phong trào đã bỏ cuộc sau khi trải nghiệm thực tế vô trách nhiệm mà anh đã tiếp xúc khi còn nhỏ. Rất may những trang sách mà anh đã đọc và bài học mà anh được học từ gia đình đã khiến anh làm công việc trực nhật suốt 12 năm học và giờ chúng ta được biết đến chương trình SÁCH HÓA NÔNG THÔN VIỆT NAM
Không phải là một chương trình từ thiện
Tuy chúng ta đều đã biết đến chương trình SHNTVN vì hôm nay anh Thạch và chương trình đã rất nổi tiếng tuy nhiên chưa hẳn là mọi người đã hiểu đúng về mục tiêu mà chương trình hướng tới. Bản thân tôi cũng đã từng hiểu một cách thô sơ về nó. Rất nhiều người nhìn SHNTVN như một hoạt động từ thiện, đây là một cách hiểu hoàn toàn sai.
Khi chúng tôi đem một phần số tiền gây quỹ được từ chương trình “Bánh chưng nhân ái” dịp tết Ất Mùi ( Một chương trình với sự tham gia của các Admin và các bạn tình nguyện viên của Cộng đồng Việt Nhật gói bánh và bán cho cho người Việt đang sinh sống Nhật ) đến ủng hộ cho chương trình SHNTVN thì anh Thạch nói