Đặt lại vấn đề nguồn gốc dân tộc và văn minh Việt Nam
Thursday, January 7, 2016 17:37
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.
Với một lịch sử lâu đời và nhiều nền văn minh phong phú như thế, song Đông Nam Á lại không được các nhà sử học để ý đến như các vùng đất khác. Đây là một ví dụ về thành kiến của giới sử học Tây phương. Khoảng 200 năm trước đây, các nhà sử học khám phá rằng phần lớn hai họ ngôn ngữ Ấn và Âu (Indian và European) thuộc vào một họ ngôn ngữ mà ngày nay chúng ta gọi là nhóm Ấn-Âu (Indo-European language group). Khám phá này được đánh giá như là một thành quả vĩ đại của tri thức vào thời gian đó. Nhưng mỉa mai thay, trước đó vài năm, người ta đã phát hiện ra một nhóm ngôn ngữ khác, có tên là Austronesian, nhưng không đem lại một sự chú ý nào đáng kể trong giới khoa bảng Tây phương cả. Nhóm ngôn ngữ này hiện diện rất rộng, từ các vùng như Madagascar, Đài Loan ngày nay, Hawaii, và Tân Tây Lan, vượt Thái Bình Dương, đến tận Ấn Độ dương khá lâu, có thể trước khi Phật Thích Ca ra đời.
Sách viết về nguồn gốc văn minh thế giới hoàn toàn không đề cập đến Đông Nam Á. Ngay cả khi đề cập đến khu vực này trong vài năm gần đây, các sách cũng chỉ viết một cách sơ sài vài hàng, với giọng văn thiếu nghiêm túc, nhưng lại tập trung vào hai nền văn minh Trung Hoa và Ấn Độ, nhất là vào thời 2000 năm trước đây. Mãi đến thời gian gần đây, văn minh của Thời đại Đồng thiết Đông Sơn (Bronze Age), và các nền văn hóa trước đó (vào niên kỷ thứ nhất trước Dương lịch) của Việt Nam mới được công nhận như là văn minh nguyên thủy của khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, số lượng nhà khảo cổ học trực tiếp gắn bó và chuyên môn nghiên cứu về các nền văn minh này vẫn còn rất ít, nếu không muốn nói là chỉ “đếm đầu ngón tay”. Trong khi đó, các trung tâm nghiên cứu thuộc các nước trong vùng như Việt Nam, Thái Lan, Nam Dương, v.v. thì lại bị hạn chế về chuyên môn, lẫn thiết bị và tài chính để làm có thể tiến hành những nghiên cứu loại tiền phong.
Khoảng trống lịch sử
Có lẽ vì những lí do kể trên, ngành khảo cổ học, tuy với một bề ngoài mang vẻ chính xác cao, nhưng thực tế thì có khá nhiều khoảng trống. Khoảng trống lịch sử đáng chú ý nhất là quá trình tiến hóa sau thời kỳ nước biển bị dâng cao, và đặc biệt là vào thời kỳ Đồ Đá Mới, khoảng 8000 năm trước đây, nhất là sự lãng quên cho nền văn minh Đông Nam Á, vì thiếu dữ kiện. Thực vậy, ngoài Việt Nam và Thái Lan là hai nước có nghiên cứu khảo cổ tương đối trưởng thành và có khá nhiều dữ liệu gần đây, ở các nơi khác trong vùng, giới khảo cổ học chỉ mới bới đào phần trên mặt của thời đại Đá mới và Đồng thiết (Neolithic và Bronze Age). Cộng thêm vào đó là sự thiếu thốn các văn bản trong thời tiền sử thuộc vùng đất này cũng làm cho việc nghiên cứu thêm nhiều khó khăn. Nhưng dù sao đi nữa, so với các vùng khác trên thế giới, Đông Nam Á vẫn là một địa phương có nhiều thiếu sót về dữ kiện trong thời tiền sử.
Trong “Thiên đàng ở phương Đông” Stephen Oppenheimer đặt một câu hỏi mà ai cũng phải suy nghĩ: người dân vùng duyên hải Đông Nam Á làm gì khi mực nước biển [10] dâng cao làm ngập xứ sở họ vào thời gần Thuộc kỷ pleitoxen? Câu trả lời của Oppenheimer dựa vào ba lý lẽ quan trọng:
- Thứ nhất, vào thời cao điểm của Thời đại Băng hà (khoảng 20000 đến 18000 năm trước đây), Đông Nam Á là một lục địa rộng gấp hai lần Ấn Độ ngày nay, và bao gồm cả phần đất mà người Tây phương thường gọi là bán đảo Đông Dương, Mã Lai Á và Nam Dương. Vào thời đó, Biển Nam (South China sea), Vịnh Thái Lan và Biển Java là một vùng đất khô nối liền các khu vực của lục địa. Theo địa chất học, bán phần của vùng đất bị ngập chìm này được gọi là Thềm lục địa Sunda (tiếng Anh là Sundaland). Vùng đồng bằng của thềm lục địa này bị chìm đắm rộng lớn bằng Ấn Độ ngày nay. Sau Thời đại Băng hà, cuối cùng chỉ còn một số núi rải rác chung quanh quần đảo Mã Lai. Vùng biển nối giữa Hàn Quốc, Nhật Bản, và Đài Loan mà ngày nay ta gọi là Biển Đông (East China sea) từng là vùng đất liền. Một bằng chứng rất thuyết phục mới nhất (ba năm trước đây) là những công trình xây cất, tòa nhà được kiến trúc rất độc đáo vừa được khám phá dưới lòng biển thuộc Đài Loan.
- Thứ hai, Oppenheimer chứng minh rằng khoảng 9,000 đến 10,000 năm về trước, một số dân vùng Đông Nam Á đã là trở thành những nhà canh nông chuyên nghiệp, không chỉ là những người sống bằng nghề săn bắn ban sơ như giới khảo cổ học Tây phương mô tả. Ông trình bày dữ kiện liên quan đến trồng trọt khoai lang (khoai mỡ, yam) và khoai nước (taro) được tìm thấy ở Nam Dương, mà tuổi cỡ 15,000 đến 10,000 trước Dương lịch; kỹ thuật trồng lúa có sắp sỉ tuổi cũng được tìm thấy ở Mã Lai Á.
- Thứ ba, dựa vào dữ kiện và các yếu tố địa chất học, Oppenheimer cho rằng vào khoảng 8000 năm trước đây, mực nước biển tăng một cách đột ngột và gây ra một trận đại hồng thủy, và trận lụt vĩ đại này đã làm cho những nhà nông đầu tiên trên thế giới này phải di tản đi các vùng đất khác để mưu sinh. Tuyến đường di cư là theo hướng nam về Úc Đại Lợi, hướng đông đến Thái Bình Dương, và hướng tây đến ấn Độ Dương, và hướng bắc vào vùng đất liền Á châu.
![]() |
|
Trong quá trình di cư đến các vùng đất mới, họ đem theo ngôn ngữ, truyền thuyết, quan niệm tôn giáo, kinh nghiệm thiên văn, yêu thuật, và đẳng cấp xã hội đến vùng đất mới. Thực vậy, ngày nay, dấu vết của cuộc di dân trên vẫn còn ghi đậm trong các quần đảo Melanesia, Polynesia và Micronesia; dân chúng những nơi này nói tiếng thuộc hệ ngôn ngữ Austronesian có nguồn gốc từ Đông Nam Á. Có lẽ người ta không ngạc nhiên khi thấy trong các dân tộc vùng Đông Nam Á, Trung Đông, Úc châu, và Mỹ châu đều có những câu truyện thần thoại về trận lụt vĩ đại này, và các câu truyện này có độ tương tự rất cao. Điều này chứng tỏ rằng các sắc dân này xuất phát từ một nền văn hóa nguyên thủy. Theo Oppenheimer, những người tỵ nạn này là những hạt giống cho những nền văn minh lớn khác mà sau này được phát triển ở Ấn Độ, Mesopotamia, Ai Cập, và Địa trung hải.
![]() |
Bản đồ 100 triệu năm trước – hinh minh họa bởi sggdpost |
Ngoài phần nghiên cứu về thần thoại và truyền thuyết, Oppenheimer còn dùng một nguồn tài liệu đáng tin cậy nhất và mang tính khoa học và chính xác hơn là di truyền học. Các dữ kiện di truyền học chứng minh rằng các sắc dân trong quần đảo như Tân Guinea, Polynesia, Melanesia, v.v. có cấu trúc di truyền tố giống với các sắc dân thuộc vùng Đông Nam Á ngày nay. Gần đây, còn có một số nghiên cứu di truyền học cho thấy người Hán có nguồn gốc từ Đông Nam Á và có thể cả Bắc Á.
Ông Oppenheimer viết, “Lý thuyết mà tôi trình bày trong cuốn sách này. lần đầu tiên, đặt Đông Nam Á vào trung tâm của các nguồn gốc văn hóa và văn minh. Tôi cho rằng nhiều người phải di tản khỏi vùng duyên hải của họ ở phương Đông vì lụt lội. Những người tỵ nạn này từ đó vung đấp những nền văn minh vĩ đại ở phương Tây.”
Một vùng đất văn minh tiến bộ
Theo Oppenheimer, Atlantis của Đông Nam Á, tạm gọi là “Sundaland”, bởi vì vùng này là một thềm lục địa Sunda, nơi từng là trung tâm hàng đầu về cuộc cách mạng thời đại đồ đá mới (Neolithic Revolution), bắt đầu phát triển kỹ thuật trồng trọt, dùng đá để nghiền hạt lúa, vào khoảng 24,000 ngàn năm trước đây, tức là trước cả Ai Cập và Palestine khoảng 10,000 năm.
![]() |
|
Một loạt khám phá khảo cổ gần đây đã đủ để xét lại thuyết cho rằng Trung Quốc và Ấn Độ là hai nước đã khai hóa hay truyền bá văn minh cho các nước thuộc vùng Đông Nam Á. Thực vậy, khám phá về hạt lúa ở hang Sakai (miền Bắc Thái Lan) gần đây cho thấy cư dân ở đây đã biết trồng lúa rất xưa, có thể trước cả thời kỳ nước biển dâng cao vào khoảng 8000 năm về trước, ít nhất là từ thiên niên kỷ thứ 6 hay thứ 7 trước Dương lịch. Hệ thống nông nghiệp được tìm thấy ở Nam Dương có niên biểu lâu đời hơn cả thời đại mà những thành tựu được xem là “cách mạng” về trồng lúa ở Trung Quốc. Thực vậy, ở Nam Dương, kỹ thuật về trồng khoai lang và khoai nước được ước đoán có tuổi từ 15000 đến 10000 năm trước Dương lịch.