ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits: 1,688,759,458
Stories: 8,393,879
Profile image
1
0
Tác giả: ZeroEnergyVN
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước: 1
24h trước: 1
Tổng số: 37
ViỆt Nam ChỌn Đi : Formosa Hay SỰ TỒn Vong CỦa ĐẤt NƯỚc !
Wednesday, April 27, 2016 23:44
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo

B4INREMOTE-aHR0cHM6Ly8zLmJwLmJsb2dzcG90LmNvbS8tdkJ5SDE0bGRjX3cvVnlGM1BfSTk3dkkvQUFBQUFBQUFjUk0veEhEWl9uM3VKWFFreEVweTdqV3BKVndYRWtlUGlXQWxRQ0xjQi9zNDAwL0ZPUk1PU0ElMkJIQVklMkJTJTI1RTElMjVCQiUyNUIwJTJCVCUyNUUxJTI1QkIlMjU5Mk4lMkJWT05HJTJCQyUyNUUxJTI1QkIlMjVBNkElMkIlMjVDNCUyNTkwJTI1RTElMjVCQSUyNUE0VCUyQk4lMjVDNiUyNUFGJTI1RTElMjVCQiUyNTlBQyUyQiUyNTI4MSUyNTI5LmpwZw==
Tôi không thể kiềm chế cơn uất hận khi đọc những câu trả lời ngạo mạn của tên Chu Xuân Phàm, Trưởng Văn phòng đại diện Formosa tại Hà Nội, trên báo Tuổi Trẻ Online chiều qua. Điều đáng nói là cũng trong buổi chiều cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng vừa chỉ đạo phải khẩn trương làm rõ nguyên nhân cá chết bất thường ở khu vực bờ biển miền Trung. Vậy mà trước báo chí Việt Nam, người đại diện Formosa đã thản nhiên trả lời : “Muốn bắt cá, bắt tôm hay nhà máy, cứ chọn đi. Nếu chọn cả hai thì làm thủ tướng cũng không giải quyết được…” (trích nguyên văn từ bài trả lời phỏng vấn báo Tuổi Trẻ ngày 25/4). Câu trả lời đầy thách thức này đã không chỉ công khai thừa nhận trách nhiệm của Formosa mà còn là một sự sỉ nhục đối với bộ máy điều hành Chính phủ Việt Nam hiện nay. Đó không thể là câu trả lời của một nhà đầu tư từ nước ngoài vào một nước khác làm ăn, và lại đang bị nghi vấn trong một vụ bê bối môi trường nghiêm trọng. Đó chỉ có thể hiểu là biểu thị thái độ trịch thượng của những kẻ tự cho mình đến từ nước lớn nên được quyền coi thường cả chính phủ lẫn nhân dân Việt Nam. Mà hắn là ai ? Chỉ là Trưởng văn phòng đại diện của một doanh nghiệp Đài Loan – Trung Quốc đến Việt Nam đầu tư !
Tại sao Formosa lại dám ngạo mạn và trịch thượng đến vậy ?
Lật giở lại toàn bộ thông tin xung quanh “siêu dự án” này mới thấy rằng không phải Tập đoàn Formosa được “chống lưng” như tin đồn, mà còn hơn thế nữa, đó là một sự đánh đổi cực kỳ vô lý và khó hiểu để giúp nó gần như trở thành một quốc gia riêng án ngữ dọc suốt 250 km bờ biển miền Trung (từ Hà Tĩnh vào tới Thừa Thiên – Huế).
TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN
Nằm ở vị trí đắc địa 3,300 ha (bằng 1,2 diện tích Macau) tại Khu Kinh tế Vũng Áng (gồm cả cảng nước sâu Sơn Dương), dưới chân đèo Ngang, Dự án Khu liên hợp gang thép và Cảng nước sâu Sơn Dương do Tập đoàn Formosa đầu tư có tác động sâu sắc đến đời sống kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng không chỉ riêng Hà Tĩnh mà còn các tỉnh lân cận.
Bắt đầu khởi công xây dựng vào tháng 7/2008, Formosa được kỳ vọng là dự án luyện cán thép lớn nhất khu vực Đông Nam Á với tổng mức đầu tư cam kết hiện nay lên tới 28,5 tỷ USD. Theo giới thiệu trên website của Sở Công thương Hà Tĩnh, đây là dự án được ứng dụng kỹ thuật và các thiết bị tiên tiến trên thế giới về luyện gang, luyện thép và cán thép, đồng thời áp dụng các giải pháp kỹ thuật về tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường tốt nhất. Đây sẽ là nhà máy thép với dây chuyền sản xuất khép kín và cảng nước sâu với công suất 22 triệu tấn thép/năm, 1500 Mê-ga-oát nhiệt điện, 11 cầu cảng lần lượt đi vào hoạt động trong năm 2014 – 2015. Tổng mức đầu tư giai đoạn I dự kiến khoảng 10 tỷ USD.
NHỮNG ƯU ĐÃI ĐẶC BIỆT KHÁC THƯỜNG…
Để phục vụ “siêu dự án”, Hà Tĩnh đã phải thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng gần 2.000 ha đất, với gần 3.000 hộ thuộc 9 xã vùng Nam Kỳ Anh, 58 nhà thờ, gần 15.000 ngôi mộ phải di dời để giải phóng mặt bằng. Riêng xã Kỳ Lợi gần như bị xóa trắng để dành đất cho dự án.
Nhưng điều mà dư luận quan tâm hơn cả là những ưu đãi “vô tiền khoáng hậu” của cả chính phủ Trung ương và địa phương đối với dự án này. Ngoài việc được thuê 3.300 ha mặt đất và mặt nước với giá gần như cho không (96 tỷ đồng trong 70 năm, miễn tiền thuê trong 15 năm, chỉ phải trả cho 55 năm), Formosa còn được cho phép hưởng thuế thu nhập doanh nghiệp ở mức ưu đãi cao nhất : Chỉ 10% trong suốt thời gian thực hiện dự án (trong khi mức thuế suất thuế TNDN năm 2008 là 28%), mà lại còn được miễn 4 năm đầu, giảm 50% trong 9 năm tiếp theo; đồng thời được nâng giới hạn cấp tín dụng lên gấp 4 lần mức tự có (điều này xem như được kinh doanh hoàn toàn bằng vốn tín dụng tại VN).
Ngạc nhiên hơn là Chính phủ VN còn đồng ý cấp 2.000 tỷ đồng và chính quyền Hà Tĩnh cấp thêm 1.000 tỷ nữa để giúp hoàn thành hệ thống cấp nước cho dự án. Chính quyền Trung ương cũng chấp thuận cấp 300 tỷ đồng từ ngân sách để hỗ trợ xây nhà ở cho công nhân tại Khu kinh tế Vũng Áng, trong đó chủ yếu là công nhân Trung Quốc đang làm việc cho dự án này.
Có thể nói với những ưu đãi đó, đúng là chưa từng có một dự án đầu tư trong nước hay nước ngoài nào từ trước tới nay được hưởng các chính sách hỗ trợ cực kỳ béo bở như vậy ! Nói “vô tiền khoáng hậu” vì có những ưu đãi còn vượt qua cả luật, như việc giao đất với thời hạn 70 năm cho Formosa cũng là ngoại lệ so với quy định thời hạn giao, cho thuê đất tối đa 50 năm đã được xác định trong Luật Đất đai của Việt Nam.
Được ưu đãi đến mức khác thường như vậy, nhưng hãy xem “siêu dự án” này mang lại gì cho Việt Nam ?
VÀ CÁI GIÁ PHẢI TRẢ
Dù hiện nay vẫn chưa có kết quả điều tra chính thức về nguyên nhân cá chết hàng loạt dọc bờ biển miền Trung, nhưng với những số liệu đầu tiên về tình hình hoạt động của Nhà máy luyện cán thép và việc thừa nhận thản nhiên của người đại diện Formosa trong bài trả lời phỏng vấn báo Tuổi Trẻ như đã nêu trên, có thể thấy rằng chúng ta đang bắt đầu phải trả một giá đắt khôn lường cho dự án này !
- Về mặt kinh tế. Hậu quả của Formosa sẽ không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới nguồn lợi thuỷ sản với giá trị xuất khẩu 7 tỷ USD mỗi năm, dải bờ biển miền Trung tuyệt đẹp vốn là lợi thế của ngành du lịch nước ta cũng sẽ bị tổn hại nghiêm trọng. Làm sao có thể đưa khách đến khu vực bờ biển đã bị nhiễm độc bởi chất xả thải mà ngay cả cá, tôm cũng không sống được ? Chỉ trong 4 tháng đầu năm, Formosa mới xả khoảng gần 1 triệu khối nước thải ra biển mà đã xảy ra tình trạng cá chết như thế này. Thử hình dung với 31 triệu khối nước thải độc hại mỗi năm (gấp 30 lần) được xả thẳng ra biển khi dự án này hoàn tất và đạt sản lượng 10 triệu tấn thép/năm như kế hoạch, thì tổn thất về các nguồn lợi kinh tế biển ở khu vực này sẽ còn nghiêm trọng đến mức nào ? Các báo cáo mới nhất hôm nay về điều tra, phân tích mẫu nước tại khu vực biển Lăng Cô của Sở Tài nguyên – Môi trường Thừa Thiên – Huế đã cho biết với 9 mẫu nước và 7 mẫu trầm tích, tổng hàm lượng ni-tơ tính theo amoni (NH4+-N) và hàm lượng kim loại nặng Crom (Cr) đã vượt giới hạn cho phép của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.
Đó là chưa kể ảnh hưởng của Formosa tới ngành thép trong nước. Đã có những bài báo trước đây phân tích rằng khi Formosa chỉ tập trung vào cán thép chứ không phải luyện kim, với những lợi thế về các chính sách ưu đãi như nêu trên, các doanh nghiệp luyện cán thép trong nước sẽ rơi vào thế cạnh tranh bất bình đẳng với Formosa. Ngành thép trong nước vốn đã lao đao nay sẽ còn tiếp tục teo tóp hơn nữa cùng với sự lớn mạnh của Formosa !
12NextView as Single Page
Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story
If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.