Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo
Nguồn Sott.net
Chương 21: Sự gia tăng trong hoạt động sao chổi (tiếp)
Ngụy trang ý đồ từ vũ trụ
Phản ứng của truyền thông chính thống đối với sự gia tăng của các thiên thể bay vào Trái Đất cũng tương tự như phản ứng của họ đối với sự gia tăng của bụi khí quyển: họ giảm thiểu mức độ của hiện tượng và đổ lỗi cho hoạt động con người. Nhưng thật đáng buồn cho các nhà chức trách, sự phổ biến của điện thoại di động trang bị máy ảnh đã cung cấp rất nhiều bằng chứng rằng một số thiên thạch kích thước khá lớn đang rơi xuống Trái Đất, với những tường thuật mới về các quả cầu lửa ngoạn mục xuất hiện gần như hàng ngày. Khi mà họ không thể chối bỏ chúng hoàn toàn nữa, giới truyền thông buộc phải đi tìm những lời giải thích hợp lý để giảm bớt nỗi lo sợ mà người dân chắc chắn sẽ có về những gì mà họ đang chứng kiến.
![]() |
Sét đánh vào tháp làm nguội của nhà máy điện nguyên tử Salem (19/8/2011) |
Vì vậy, các nhà chức trách giờ thường xuyên phải tuyên bố họ đang tiến hành những cuộc “thử tên lửa” kỳ quái không báo trước, và phải đối phó với những “sự cố” cũng lạ lùng không kém để giải thích các “tiếng nổ siêu âm” và “động đất kèm tiếng nổ” thường đi kèm trong lời kể của các nhân chứng và thước phim quay những quả cầu lửa biến đêm thành ngày trên bầu trời ở các vùng đông dân cư. Một lời giải thích khác cũng khá thường xuyên được đưa ra là “rác vũ trụ rơi xuống”.
Việc giới truyền thông che đậy sự gia tăng trong hoạt động sao chổi bằng cách đánh đồng chúng với tên lửa quân sự hay rác vũ trụ khiến những gì được viết trong đoạn dưới đây vào năm 1996 trở nên gần như lời tiên tri:
Vấn đề là ở chỗ, khác với những tên lửa thông thường, các mảnh sao chổi, do hoạt động điện của chúng, đi kèm với trường điện từ mạnh có thể sinh ra những tia sét giữa thiên thể đang rơi xuống và bề mặt Trái Đất, và có thể nướng chín thiết bị điện trên một diện tích rộng. Một cách tự nhiên, chúng ta tự hỏi liệu điều này có liên quan đến việc giới truyền thông thường xuyên nhắc đến, kể từ khoảng năm 2008, việc nghiên cứu phát triển vũ khí xung điện từ (EMP) bởi Hoa Kỳ, Israel, Trung Quốc, Hàn Quốc và đối tượng quen thuộc, Iran? Nguồn tin về sự phát triển vũ khí EMP của Iran đã tuyên bố như sau:
Do bầu khí quyển của chúng ta đóng vai trò lá chắn, sao chổi dễ bị nổ tung trên không hơn là va chạm trực tiếp với mặt đất nhiều, và nó có thể dễ dàng bị nhầm thành một “vụ nổ hạt nhân trên bầu khí quyển”. Và xung điện từ tạo ra bởi một vụ nổ như vậy dĩ nhiên có thể được đổ cho “tên lửa EMP của Iran”. Ngoài việc “ngụy trang ý đồ từ vũ trụ”, một câu chuyện bịa đặt về vũ khí EMP của Iran sẽ cung cấp lý do cho Hoa Kỳ và Israel tấn công Iran. Hay ít nhất, nó cũng sẽ hướng cho dân chúng (ít nhất là bên trong Hoa Kỳ) tập trung vào kẻ thù “ở đằng kia” hơn là kẻ thù thực sự, và do đó, khiến họ càng phụ thuộc vào sự bảo vệ của nhà chức trách. Tuy nhiên, các “nhà chức trách” của chúng ta không thể bảo vệ chúng ta khỏi mối đe dọa từ vũ trụ. Ngược lại, như chúng ta sẽ thấy, họ có thể còn đóng vai trò chính trong việc mang lại mối đe dọa ấy.

Điện trường tối đa theo lý thuyết tạo ra bởi xung điện từ trên cao. Độ cao vụ nổ là 75 km.
Một loạt “tiết lộ” gần đây về vũ khí EMP mới còn đáng ngờ hơn nữa bởi vì yếu tố chính tạo ra xung điện từ là vũ khí hạt nhân. Hiệu ứng này đã được nghĩ tới từ thời cuộc thử nghiệm Trinity của Dự án Manhattan trên sa mạc ở New Mexico vào ngày 16/7/1945, khi quả bom nguyên tử đầu tiên được nổ. Các thiết bị điện của họ được bảo vệ về mặt điện từ bởi vì nhà khoa học Enrico Fermi trong dự án đã dự đoán rằng một xung điện từ sẽ phát ra cùng với vụ nổ. Đến những năm 1960, xung điện từ tạo ra bởi các vụ nổ hạt nhân và hiệu ứng hủy hoại của nó đối với thiết bị điện và điện tử đã được đo đạc và ghi chép rất kỹ càng. Nói một cách đơn giản, vũ khí nguyên tử là vũ khí EMP, một điều đã được biết rõ từ hơn nửa thế kỷ nay. Vậy tại ra giới truyền thông lại mô tả bom EMP như một loại vũ khí “mới được phát hiện”? Tại sao làm rùm beng lên về việc nửa tá quốc gia đột nhiên có ý tưởng phát triển bom EMP đúng vào lúc có sự gia tăng đáng kể trong số lượng sao chổi và cầu lửa được ghi nhận?
Một đặc điểm nữa của mô hình vũ trụ điện mà chúng tôi đã nói ở những chương trước là sự nối đất của Mặt Trời gây ra bởi Nemesis làm suy giảm điện trường giữa bề mặt Trái Đất và tầng điện ly của nó (điện trường khí quyển). Điện trường này, thông qua những tác động điện nó gây ra đối với các thiên thạch đi vào khí quyển, đóng vai trò như một lá chắn bảo vệ:
Lưu ý là cùng một hiện tượng như vậy xảy ra ở cấp độ hệ mặt trời. Do sự suy giảm của hoạt động mặt trời, các sao chổi đi vào hệ mặt trời chỉ phải chịu một điện trường nhỏ hơn và stress điện nhỏ hơn, do đó ít có khả năng bị vỡ hoặc phân rã hơn.
Nếu đám mây sao chổi của Nemesis đang đến gần, khả năng gặp phải những tiểu hành tinh ngày càng lớn sẽ gia tăng và do sự suy yếu của điện trường trong nhật quyển và trong khí quyển, xác suất chúng có thể đi đến gần bề mặt Trái Đất để gây ra vụ nổ trong khí quyển hoặc thậm chí va chạm với mặt đất sẽ tăng lên.
Do vậy, trong mô hình vũ trụ điện này, chúng ta thấy rằng Nemesis và đám mây sao chổi của nó gây ra mối đe dọa va chạm sao chổi đối với hành tinh của chúng ta đồng thời vô hiệu hóa chính cơ chế bảo vệ mà hành tinh và hệ mặt trời chúng ta có để chống lại mối đe dọa ấy.