ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: ZeroEnergyVN
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
How to grasp the reality? Làm sao hiểu được thực tại?
Saturday, May 7, 2016 18:19
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.
Câu hỏi nghi vấn của Kant về độ tin cậy của nhận thức con người đã trở thành nỗi ám ảnh của triết học Tây Phương kể từ thời Descartes. Triết gia Locke đã nổi tiếng vạch ra rằng vật thể dường như có hai đặc tính, mà ông gọi là đặc tính chính và đặc tính phụ. Đặc tính chính thì ở trong sự vật, trong khi đặc tính phụ thì ở trong nhận thức của chúng ta. Thí dụ, khi chúng ta nhận biết một trái táo, hình dạng và khối lượng được xem là phần chính trái táo. Nhưng Locke vạch ra rằng mầu đỏ và hương vị của trái táo thì không ở trong trái táo. Chúng ở trong người đang nhìn, ngửi, cắn trái táo. Có người thấy trái táo đỏ nhưng người khác thì thấy nó đỏ lòm, hay hơi đỏ, hoặc như người mù màu thì chẳng thấy nó đỏ gì cả. Người thì thấy trái táo ngọt, nhưng người khác lại thấy nó chát…
Điều này có nghĩa, sự hiểu biết thực tại bên ngoài đến với chúng ta từ hai nguồn: Sự vật bên ngoài và sự nhận biết bên trong chúng ta.
Thực tại không trực tiếp đến với chúng ta nhưng được “tinh lọc” qua một lăng kính của chính chúng ta.
Triết gia George Berkeley nói: “Khi chúng ta cố gắng hết sức để lĩnh hội sự hiện hữu của các vật bề ngoài, thực ra chúng ta chỉ trầm tư về ý nghĩ của mình”. Chúng ta không có kinh nghiệm nào về vật thể nằm bên ngoài sự nhận biết của tâm trí và giác quan của chúng ta. Chúng ta không cảm nghiệm được đại dương, chúng ta chỉ cảm nghiệm hình ảnh, âm thanh và cảm giác về đại dương. David Hume áp dụng lý luận có tính cách hoài nghi của Berkeley vào chính con người: Chúng ta không có kinh nghiệm gì về chính chúng ta hơn là các cảm giác và cảm xúc tư tưởng của chính mình.
Kant thừa nhận quan điểm của Berkeley và Hume. Ông bảo rằng, thật là vô lý khi thừa nhận rằng cảm nghiệm về thực thể của chúng ta chính là thực thể ấy. Có những điều trong chính nó, mà Kant gọi là vật tự thể, và chúng ta không biết gì về chúng. Ngay cả thuộc tính không gian thời gian cũng thuộc về kinh nghiệm của chúng ta. Bản thân vật tự thể có không gian hay thời gian hay không là điều chúng ta không thể biết được. Điều chúng ta có thể biết là cảm nghiệm của chúng ta về sự vật ấy, điều đó Kant gọi là hiện tượng.
Nếu bạn có con chó ở nhà, bạn biết nó như thế nào khi nhìn, nghe, đùa giỡn với nó. Đây là cảm nghiệm có tính cách hiện tượng của bạn về con chó. Nhưng là một con chó thì như thế nào? Loài người chúng ta không bao giờ biết được. Con chó, chính nó là một sự vật được giấu kín khỏi chúng ta. Kant cho chúng ta biết rằng, sự hiểu biết của con người bị giới hạn không chỉ bởi thực tại nhiều ít ở bên ngoài, nhưng còn bởi sự nhận biết thuộc giác quan giới hạn của chúng ta đới với thực tại.
Hãy nghĩ đến máy thu âm. Chính nó là một loại dụng cụ chỉ có thể ghi nhận được một loại hay một khía cạnh của thực tại: âm thanh. Trong ý nghĩa này, máy thu âm có thể “nghe” nhưng không thể thấy hay sờ hay ngửi. Như vậy mọi khía cạnh của thực tại mà không thể ghi nhận bằng âm thanh thì nằm ngoài lãnh vực của một máy ghi âm. Kant nói, con người cũng vậy, chúng ta chỉ có thể lĩnh hội thực tại qua 5 giác quan. Nếu máy ghi âm có thể lĩnh hội thực tại trong một kiểu, con người có thể nhận biết thực tại qua 5 kiểu khác nhau. Không còn cách nào khác để chúng ta cảm nghiệm thực tại.
Kant không làm giảm bớt tầm quan trọng của thế giới hiện tượng, nhưng đó là tất cả những gì chúng ta có thể tiếp cận. Và con người dùng khoa học và lý lẽ như là một phương pháp để khám phá các nguyên tắc hoạt động của nó. Là một khoa học gia, toán học, triết học, ông không làm giảm giá trị của khoa học. Nhưng ông cho thấy rằng, khoa học phải được áp dụng đối với thế giới hiện tượng, chứ không phải đối với thực thể.
Với Kant, hiển nhiên vật tự thể hiện hữu bởi vì nó đã phát sinh ra thế giới hiện tượng mà chúng ta cảm nghiệm. Kant đồng ý rằng có nhiều dữ kiện chắc chắn về thế giới này, như luân lý và tự do ý chí, mà không thể hiểu được nếu không công nhận khái niệm vật tự thể. Có lẽ cách tốt nhất để hiểu điều này là phải nhìn Kant đưa ra hai loại thực tại: Thực tại mà chúng ta cảm nghiệm và chính thực tại. Điều quan trọng không phải là xác định cái nào thực hơn, nhưng là để nhận biết rằng lý lẽ con người chỉ hoạt động trong lãnh vực hiện tượng của cảm nghiệm. Chúng ta có thể biết rằng vật tự thể hiện hữu, nhưng ngoài điều đó ra chúng ta không biết gì hơn. Lý lẽ con người không thể thấu hiểu được chính thực tại.
Kant đã tạo ra một cuộc cách mạng trong sự hiểu biết của con người. Một số người chống đối ông và thử trả lời lý lẻ của ông. Họ nói, Kant không thể đúng khi nói chúng ta không tiếp cận được thực tại, bởi vì bạn và tôi và mọi người khác cảm nghiệm cùng một thực tại. Khi chúng ta trong cùng căn phòng, chúng ta thấy cùng cái đèn, cái bàn. Hiển nhiên chúng phải hiện hữu và chúng ta phải có thể tiếp cận với chúng. Nhưng câu trả lời của Kant là bởi vì chúng ta đều là con người, chúng ta có cùng giác quan, và nó hoạt động giống nhau ở mỗi người. Bởi đó chúng ta có cùng một cảm nghiệm, nhưng cảm nghiệm là tất cả những gì chúng ta có.
Một nhà sinh học thử một chiến thuật khác để bác lý lẽ của Kant. Ông nói, khoa học đem lại cho chúng ta các cảm nhận mới mà chúng có thể giúp chúng ta vượt ra ngoài những giới hạn của nhận thức. “Với sự trợ giúp của các dụng cụ thích hợp, chúng ta có thể nhìn thế giới với đôi mắt của con bướm”. Với kỹ thuật chụp ảnh hồng ngoại, chúng ta có thể cảm nghiệm thế giới giống như kiểu cách của một con dơi. Cá liên lạc với nhau qua những chuỗi mã số điện. Các nhà động vật học, nhờ sử dụng máy móc, có thể cùng trò chuyện với chúng.
Kant, trả lời rằng, phải, chúng ta có thể sử dụng kỹ thuật nhiếp ảnh ban đêm, nhưng chúng ta vẫn nhìn hình ảnh với con mắt loài người. Phải, chúng ta có thể dùng máy móc, nhưng chúng ta vẫn dùng đến ngũ quan để đọc, nghe , giải thích những gì máy móc thấy. Nói cách khác, dụng cụ nhận biết của con người là điều kiện cho toàn thể lãnh vực cảm nghiệm của chúng ta, và điều này luôn luôn là như vậy và tiếp tục như vậy một khi chúng ta là con người. Các khám phá khoa học tương lai không thể thay đổi các giới hạn này vì các khám phá đó sẽ được cảm nghiệm qua dụng cụ nhận biết hạn hẹp của con người, điều này là giới hạn và là bản chất của con người.
Kant đã đưa chúng ta tới mức giới hạn của lý trí. Từ đó chúng ta cần đến một hướng dẫn khác nữa, nhưng Kant đã giúp khai thông con đường phải theo. Nhà xã hội học Peter Berger viết: “Động lực tôn giáo, việc đi tìm ý nghĩa của nó vượt trên không gian hạn hẹp của cảm nghiệm trong thế giới này, từng là một đặc điểm vĩnh viễn của con người”. Bây giờ Kant đem lại cho niềm tin tôn giáo này một nền tảng hợp lý và hoàn toàn hiện đại.
Kant đã hoàn thành việc vạch trần thái độ tự phụ trí thức của thời đại Khai Sáng – cái tự phụ cho rằng lý lẽ và khoa học là con đường duy nhất đến với thực tại và chân lý. Ngày nay, nhiều người vẫn có ảo tưởng này. Những nhà khoa học này có thể vênh váo, nhưng Kant cho thấy họ trần truồng về tri thức. Giờ đây, người vô thần được cho thấy là độc đoán và kiêu căng, trong khi các tín đồ tôn giáo xuất hiện một cách khiêm tốn. Trong khi người vô thần bướng bỉnh một cách ngạo mạn, với ảo tưởng cho rằng lý lẽ của họ hoàn toàn có khả năng suy đoán đươc mọi sự thật, thì người tín hữu khiêm tốn trong giới hạn của con người, vì họ biết rằng còn có một thực tại vĩ đại hơn, nằm bên ngoài những gì giác quan và tâm trí chúng ta có thể thấu hiểu.
Thiên Lâm
Bài viết được đăng bởi http://www.zeronews.us

Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo

Prev12View as Single Page
Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story
If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.