Khu Di TÍch MỸ SƠn
Friday, May 20, 2016 18:51
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.
Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo
Năm 1895, người Pháp tìm ra Mỹ Sơn sau khoảng 500 năm bị bỏ quên trong rừng. Khi được phát hiện, Mỹ Sơn có khoảng 70 công trình nằm rải rác trên 9 ngọn đồi xung quanh khu vực này. Sau khi phát hiện, các nhà nghiên cứu Pháp phối hợp với nhau làm một công trình nghiên cứu mang tính chất kinh điển toàn cầu, làm tiền đề cho tất cả các công trình nghiên cứu sau này. Họ đi theo 1 chân lý đơn giản (mà dường như chân lý nào cũng đơn giản) “Qua kiến trúc người ta nhìn ra được văn hóa, qua mĩ thuật thì ta hiểu được thời đại.”
- Không gọi là Thánh địa vì không hành lễ, không có đám đông hành hương, không phải nơi phát tích tôn giáo.
- Sau chiến tranh với Mỹ, Mỹ Sơn chỉ còn lại 20 công trình nằm gọn trong vùng D, C, B. Các công trình còn lại chỉ còn lại giá trị khảo cổ học, không còn giá trị tham quan. Những công trình còn lưu giữ lại được là nhờ vào chương trình trùng tu Việt Nam – Ba Lan thập niên 80,90. Mỹ Sơn chính là nơi lưu giữ lại những mảng tường cổ nhất Việt nam. Trong các di tích gạch của Việt Nam thời hiện đại, không có công trình nào trước thế kỷ thứ 10 nguyên bản mà còn đứng được. Nhưng ở di tích Mỹ Sơn còn lưu lại được những mảng tường nguyên bản còn đứng được từ thế kỷ thứ 8.
- Tôn giáo, văn hóa, kiến trúc, mỹ thuật của người Chăm cổ Việt Nam chịu ảnh hưởng từ người Ấn Độ. (từ phía nam Hà Tĩnh trở vào). Từ phía Bắc Hà Tĩnh trở ra chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa.Kiến trúc Mỹ Sơn là sự pha lẫn giữa văn hóa Champa và Ấn Độ. Sau thế kỷ thứ 9, khi đã có những mối bang giao khác ngoài Ấn Độ, quần thể kiến trúc đã chịu thêm ảnh hưởng từ những nền văn hóa khác => Mỹ Sơn là sự giao lưu văn hóa giữa Champa và các nước lân cận, dù vẫn dựa trên nền tảng tôn giáo và kiến trúc của tiểu lục địa Ấn Độ. Sự khác nhau của các hình thức kiến trúc và mỹ thuật theo thời gian phản ảnh được tiến trình phát triển của lịch sử văn hóa trong giai đoạn này. Toan bộ các yếu tố đó đã tạo nên giá trị nổi bật toàn cầu và biến Mỹ Sơn trở thành di sản văn hóa Thế giới vào ngày 4/12/2014.
- Tại Mỹ Sơn, cứ đi khoảng 5 bước chân là ta đang đi được khoảng 200 năm. Mỹ Sơn có 32 văn bia trong tông số 200 văn bia cổ của văn hóa Chăm. Văn bia cổ nhất được viết vào đầu thế kỷ thứ 5 nói rằng cuối thế kỷ thứ 4, vua thời đó đã dâng toàn bộ thung lũng này cho thần. (Đa phần các di tích Chăm đều nằm trên đồi cao, nhưng hệ thống đồ sộ chúng ta thấy chiều nay lại nằm dưới đáy 1 cái thung lũng ). Ông vua ấy đã dựng nên 1 ngôi đền gỗ để thờ thờ thần Shiva (vị thần cỡi bò của đạo Hindu); vua trị nước thần sẽ phù hộ cho chính sách cai trị của nhà vua. Và từ đó về sau, mỗi người lên ngôi sẽ cúng cho Mỹ Sơn một ngôi đền: · Có bao nhiêu ngôi đền trong Mỹ Sơn => chừng đó số người đã làm vua. · Có bao nhiêu ngọn đồi có đền thờ => bấy nhiêu triều đại đã thay nhau cầm quyền. · Ngọn đồi dày đặc, ngọn đồi thưa thớt => sự ngắn dài của các vương triều. · Ngôi đền to, ngôi đền nhỏ => hoàn cảnh kinh tế của mỗi vị vua. = > Kiến trúc không chỉ phản ánh văn hóa và còn cả thực trạng đời sống và áp lực xã hội thời đó đang đè lên trên nhà vua.
- Từ cuối thế kỉ IV đến cuối thế kỷ V, thì đền thờ ở Mỹ Sơn bằng gỗ. Đến thế kỷ thứ V bị cháy mà chưa rõ lý do. Khi cúng ở Mỹ Sơn người ta dùng nước chứ ko thắp hương. Cuối thế kỉ thứ VII đến thế kỷ thứ VIII, một vị vua khác lên ngôi và khôi phục công trình lại bằng gạch.
- Mỹ Sơn là hệ thống thờ thần của các vương triều Champa/ của các nhà vua Champa => không dùng cho nhiều người. Đó là lý do tại sao các di tích Chăm nhìn bên ngoài cao to nhưng bên trong thì hẹp và tối => Quy luật của Hindu giáo, chỉ có giáo sĩ và tầng lớp cao nhất trong xã hội mới được vào đền; còn tất cả những đẳng cấp khác dù đó là người cầm quyền hay cầm vũ khí thì đều phải đứng phía ngoài. Không có yếu tố hành hương và khái niệm đám đông, múa hát ở Mỹ Sơn
- Trong khối kiến trúc còn lại được thấy, phần gạch còn nguyên là gạch từ thế kỷ thứ VIII, còn phần xộc xệch nhô ra nhô vào là phần của cuối thế kỷ thứ XX. Tại Mỹ Sơn quy tụ những dạng kiến trúc mà ta có thể nhìn thấy tại Lào, Thái Lan, Campuchia, có cả hình dạng mái đình làng (mái trong hình thuyền) của đòng bằng Bắc Bộ.
- Ngôi đền đá duy nhất trong cụm di tích có chiều cao lên đến 30 trước chiên tranh; nay chỉ còn 2m và cũng là ngôi đền chính của vương quốc.
- Người Ba Lan đã trùng tu bằng cách kê thêm các viên gạch, điều này sẽ giúp giữ lại được nhiều mảng tường. Những mảng tường được trùng tu vào thế kỷ thứ X có màu da trẻ hơn những mảng tường được trùng tu ở thế kỷ XX; về mặt kĩ thuật cũng ko để lại vữa trên bề mặt. Thưc ra, vẫn có chất kết nối giữa các viên gạch, nhưng hiện nay vẫn chưa xác định được thành phần. Năm 1999, chú Tiến tiếp cận với ĐH Bách Khoa ở Ý. Năm 2005 bắt đâu phối hợp nghiên cứu làm gạch, sau khi làm xong nhận thấy chất lượng viên gạch mới được làm ra kém viên gạch gốc từ 4.5 lần các chỉ số cần thiết để đưa vào di tích. Viên gạch mới chắc chắn sẽ nặng hơn viên gạch cổ ít nhất là 1.3 lần. Gạch cổ khi được bơm nước vào, khi ngậm no nước, thì sẽ tự nhả nước thoát ra một cách hồn nhiên. Trong khi gạch mới ngậm nước chậm và ko bao giờ nhả nước ra dẫn đến hiện tượng rã gạch sau mỗi mùa mưa. Ngày nay, chúng ta nghiên cứu và biết được hết mọi thành phần cấu tạo nên một viên gạch nhưng vẫn chưa tìm được cách làm ra nó. =>Những viên gạch này đã đi qua số phận, người ta không nhận diện nó bằng chiều ngang hay chiều dọc mà bằng sự tinh túy mà cả một thế hệ đã dồn vào bên trong nó. 1000 năm trước người ta có thể tính toán được tốt độ giãn nở trong ngoài.
- Loại đá ở Mỹ Sơn là đá Cát Kết (người ta còn gọi Sa Thạch) được tạo thành từ sự kết hợp của các hạt cát. Chỉ có ở dọc sông miền Trung VN (không có ở sông Hồng, sông Hồng chỉ có đá vôi). Sông chảy mang cát tới, các hạt cát chồng lên nhau trong khoảng 300-350 triệu năm thì hành nên đá Cát Kết, nó nằm sâu hơn tầng đá xanh mà chúng ta có ngày hôm nay. Nói cách khác, đá được hình thành khi dòng sông đã bỏ đi/ đã chuyển hướng chảy sang một nơi khác. Tuy khoa học đánh giá là đá mềm dễ chạm khắc, nhưng có thể thấy cây cột từ thời năm 1234, góc cạnh vẫn còn nguyên. Dòng chữ khắc 800 trước trên đá còn đẹp hơn máy in.
- Linga: Tất cả các di sản cổ văn hóa của nhân loại để lại đều gắn liền với tín ngưỡng nên khi ta giải thích các hiện vật trên cơ sở văn hóa đó thì ta phải đi từ tình thần tín ngưỡng, đừng bao giờ đi từ tên gọi. Khi ta nói Linga là tượng thờ ở trong đền này, thì khi đền này biến thành chùa, ta hiểu tượng thờ này sẽ thay bằng tượng Phật. Chúng ta tôn trọng tượng Phật ra sao thì cũng phải tôn trong tượng này như thế. Phần trên của tượng gọi là Linga, phần dưới gọi là Yoni. Linga là biểu tượng cho thần Shiva, nên người Ấn Độ gọi chính xác là Shiva Linga. Người ta thờ Linga không thì gọi là tôn giáo; nhưng Linga kết hợp với Yoni thì gọi là tín ngưỡng => tín ngưỡng phồn thực của người làm nông nghiệp lúa nước: thích nhiều. Lúc đó người ta gọi Linga và Yoni là phần đực và phần cái; 2 lực lượng lớn nhất của tự nhiên; là cội nguồn cho tất cả các cuộc phát triển trong đời sống nông nghiệp lúa nước. Khái niệm này không chỉ dùng cho con người mà cho cả thực vật và động vật tồn tại trong đời sống nông nghiệp lúa nước. Chúng ta không dùng khái niệm âm dương, bởi âm dương là phạm trù trong kinh dịch => mang tính khái quát; trong khi đây ta nói đến phạm trù sinh sôi => mang tính cụ thể. Cụ thể tới mức nếu ta để Linga với Yoni thì ngày mai ta có thể chờ Linga con và Yoni con ra đời