ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits: 1,689,288,539
Stories: 8,395,818
Profile image
0
0
Tác giả: ZeroEnergyVN
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước: 1
24h trước: 1
Tổng số: 32
Nguồn gốc ngày lễ Tạ Ơn ở Hoa Kỳ
Monday, May 30, 2016 22:35
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo

Đào Viên
B4INREMOTE-aHR0cHM6Ly8yLmJwLmJsb2dzcG90LmNvbS8tWHM3VXRndXZYVTQvVjB6MHVCSnE0S0kvQUFBQUFBQUFjeHMvOWc0V0V4VTZaMFUzUGo4QTdBNnppWUVtM2N1MHA5dFNnQ0xjQi9zNjQwL3NvbGRpZXJfYmx1ZS5qcGc=
Ngày Lễ lớn tại Hoa Kỳ 
Tại Hoa Kỳ có hai ngày lễ chính thức trong năm được phần lớn mọi người coi là quan trọng nhất: đó là Ngày Lễ Giáng Sinh, được gọi là Christmas hay Noel và ngày Lễ Tạ Ơn hay là Thanksgiving. Nhiều người còn gọi ngày lễ này là ngày Lễ Gà Tây, vì Gà Tây là món ăn độc đáo của ngày lễ này. 
Người Hoa Kỳ tuyệt đại đa số theo đạo Thiên Chúa: hoặc là Tin Lành (Protestant) – cũng còn được gọi là Phản Thệ giáo – với rất nhiều tông phái (Baptist, Presbyterian, Lutheran, Anglican, Episcopal, Pentacostal,…) hoặc Ca Tô La Mã, cho nên lễ Giáng Sinh, một ngày lễ có tính cách tôn giáo, được coi là trọng thì chẳng có gì là lạ. 
Ngày Lễ Tạ Ơn thì khác, không có tính cách tôn giáo, mà lại liên quan rất nhiều đến lịch sử nước Hoa Kỳ, ở một thời đại rất xa xưa, trước khi Hoa Kỳ trở thành một nước độc lập, tự chủ, trước khi nước này được gọi là Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ hay là the United States of America. 
Lịch sử, nhất lại là lịch sử xa xưa, phần lớn là một sự pha trộn của nhiều chuyện có thật và không có thật, của những sự Thật (Truths) và những Huyền thoại (Myths). Ngày Lễ Tạ Ơn cũng không phải là một ngoại lệ, 
Khi mới sang Hoa Kỳ ở cái tuổi quá nửa đời người, tôi tất nhiên chẳng biết ngày Lễ Tạ Ơn là ngày gì và tại sao lại có ngày này. Chẳng bao lâu gia đình chúng tôi đã được những người bạn thân Hoa kỳ mời đến nhà tham dự Lễ Gà Tây, chúng tôi mới biết đại khái về ngày lễ này. Các con tôi đi học ở trường cũng được các thầy cô giảng dậy rất kỹ về Ngày Lễ Tạ Ơn, đặc biệt về Ngày Lễ Tạ Ơn Đầu Tiên. Về nhà, các cháu cũng nói chuyện lại. do đó bổ túc thêm rất nhiều những điều chúng tôi được biết khi dự Lễ Gà Tây ở nhà người bạn. 
Ngày Lễ Tạ Ơn Đầu Tiên truyền thống 
Học trò ở trường được các thầy cô kể chuyện về Ngày Lễ Tạ Ơn Đầu Tiên như sau:
“Một thời lâu lắm rồi có những người Anh gọi là “Puritans”, dịch là những Thanh giáo đồ, là những người bị bắt buộc theo giáo phái của nhà Vua, gọi là King’s Church, nhưng họ lại chỉ muốn được tự do cầu nguyện theo truyền thống thờ phượng riêng của họ mà thôi. 
Những người Thanh giáo đồ này đã tìm cách rời nước Anh, và họ tìm đến một quốc gia nhỏ đầu tiên là Hòa Lan gần nước Anh. Họ đã tìm cách hòa nhập vào sinh hoạt tôn giáo cuả người Hòa Lan địa phương, nhưng không được, vì ngôn ngữ bất đồng và tín ngưỡng có khác. Thế là một lần nữa, những người theo Thanh Giáo lại lên đường tìm về miền đất mới, đó là Châu Mỹ xa xôi. Họ được gọi là những người “Pilgrims”, hay là những người Di Dân Hành Hương. 
Tại xứ sở này, họ có được sự tự do tôn giáo, con cháu họ được nói tiếng Anh. Năm 1620, năm đánh dấu 102 người Di Dân Hành Hương đầu tiên đi tìm đất mới rời Hòa Lan và tàu cuả họ đã cập bến Mayflower tại Massachussets, thời tiết khắc nghiệt với những cơn mưa và khí hậu lạnh lẽo, nhiều người đã nhiễm bệnh nên con tàu không thể tiếp tục lênh đênh trên biển. 
Bức tranh “Lễ Tạ Ơn đầu tiên 1621″ của họa sĩ Jean Leon Gerome FerrisMay
Flower là một hải cảng nhỏ cuả tiểu bang Massachussets, nơi dừng chân cuả những người Di Dân Hành Hương kiệt lực vì sóng gió và khí hậu khắc nghiệt, họ bắt đầu cuộc đời mới tại một thành phồ nhỏ mang tên là Plymouth. Nhưng mùa đông năm đó, khí hậu nơi này cũng vô cùng khắc nghiệt, nhiều người đã chết, họ sống lây lất bằng ít lương thực thật nhỏ nhoi, cầm cự mãi nếu không có sự giúp đỡ cuả những người địa phương, đó là những người Da Đỏ, mà hồi đó người thám hiểm Âu châu cứ nghĩ đó là những người Ấn Độ cho nên gọi họ là Indians. 
Những người dân địa phương tốt bụng này đã hướng dẫn cho họ hòa nhập vào đời sống mới, dạy cho họ cách trồng trọt và bắt cá để làm thức ăn , chỉ cho họ cách trồng bắp, một loại ngũ cốc dễ ăn và dễ cất giữ để làm lương thực trong đời sống hằng ngày. Bắt đầu từ đấy, người di dân xây được nhà thờ cuả họ, xây dựng nhà cửa, và họ đã rất hạnh phúc khi có một đời sống no ấm trong một xứ sở tự do. 
Tháng 11 năm 1620 là ngày lễ Tạ Ơn đầu tiên được hình thành cho cộng đồng người da đỏ bản xứ và người di dân đến từ nước Anh. Họ tổ chức một buổi tiệc Tạ Ơn để người Di Dân Hành Hương có dịp bày tỏ lòng tri ơn cuả họ , cảm ơn Thượng Đế đã cho họ được gặp những người địa phương đầy lòng từ tâm, đã giúp họ một cuộc sống mới nơi mà họ đã phải đánh đổi bao nhiêu gian nan để tìm kiếm”.Đó là câu chuyện phần lớn người Hoa Kỳ được biết về Ngày Lễ Tạ Ơn, vì ngay từ nhỏ họ đã được giảng dậy như vậy. 
Ngày Lễ Tạ Ơn Đầu Tiên thực sự
Tuy nhiên có một số người Hoa Kỳ không nghĩ là câu chuyện xẩy ra đã lại giản dị và hoàn toàn tốt đẹp như vậy. Họ là hậu duệ của những người Da Đỏ.
Một trong những người này là ông Chuck Larsen. Ông là con cháu người Da Đỏ khi xưa. Trong huyết quản của ông, một người lai căng, có có giòng máu Pháp Quebequois, giòng máu thổ dân Da Đỏ Ojibwa, và thổ dân Iroquois. Ông cũng là một nhà giáo dậy Tiểu học. Ông cũng đã từng nghiên cứu Sử học, viết sách về lịch sử nước Hoa Kỳ và người thổ dân Da Đỏ cũng như về người Hoa Kỳ gốc Da Đỏ. Đối với ông, mỗi lần đến Mùa Tạ Ơn, ông bị rất nhiều khó khăn, không biết phải làm thế nào. Năm 1986, ông viết:
“Là một người Da Đỏ, mà cũng là một giáo viên đã dậy học 12 năm, Mùa Lễ Tạ Ơn không bao giờ là một ngày lễ dễ xử cho tôi khi phải dậy các em. Đôi khi tôi cảm thấy tôi đã biết quá nhiều về người “Anh Di Dân Hành Hương, (Pilgrims) và người Da Đỏ”. Cứ mỗi năm tôi lại phải đối diện với sự mâu thuẫn: một bên là lương tâm nghề nghiệp, một bên là lòng chân thành đạo đức. Tôi làm thế nào dể có thể vừa là một người lương thiện thẳng thắn vừa là một nhà giáo cho biết thông tin đầy đủ cho các em học trò lớp tôi dậy, nhân ngày Lễ Tạ Ơn, mà không bị vướng vào những sự bóp méo lịch sử và cách diễn tả con người rập theo một mẫu sẵn.”
Theo cô Susan Bates, cũng là hậu duệ của người Da Đỏ thì chuyện Ngày Lễ Tạ Ơn trong đó những người Di Dân Hành Hương Pilgrims và người Da Đỏ vui vẻ cùng nhau ngồi ăn chung một bữa tiệc lớn là một chuyện có xẩy ra thật, nhưng chỉ xẩy ra có một lần. Chuyện Lễ Tạ Ơn đã thực sự xẩy ra rắc rối và bi thảm hơn nhiều.
Cô viết trong trang The Real Story of Thanksgiving (Chuyện Lễ Tạ Ơn đích thực) như sau:
“Chuyện này bắt đầu xẩy ra năm 1614 khi một nhóm những người thám hiểm người Anh đi thuyền về Anh chở theo rất đông người Da Đỏ bộ tộc Patuxet mang về để làm nô lệ. Bọn họ ra về nhưng để lại bệnh đậu mùa, một căn bệnh hầu như đã giết chết hết những người Da Đỏ đã chạy thoát. Khi người Di Dân Hành Hương Pilgrims đến eo biển Massachusetts, họ chỉ còn thấy một người Da Đỏ bộ tộc Patuxet còn sống.Người này tên là Squanto, từng thoát khỏi bị làm nô lệ bên Anh, mà cũng biết tiếng Anh. Squanto dậy cho người Di Dân Hành Hương (Pilgrms) cách trồng ngô, cách đánh cá. Anh ta còn điều đình được một cuộc hòa giải giữa người Di Dân Hành Hương (Pilgrims) với bộ tộc Da Đỏ Wampanoag. Một năm sau, (năm 1620), những người Di Dân Hành Hương bèn tổ chức ra một bữa tiệc lớn để vinh danh Squanto và bộ tộc Da Đỏ Wampanoag. Đó là lễ Tạ Ơn Đầu Tiên vậy.
Khi người Anh tại chính quốc biết tin là đồng bào họ đã tìm thấy thiên đàng trên vùng đất mới, một số người Anh ngoan đạo và rất sùng tín cực đoan, bọn Thanh giáo đồ (Puritans), bèn kéo nhau sang thật đông. Đến nơi khi họ thấy không nơi nào có rào dậu, họ bèn coi đó là đất hoang cho tất cả mọi người, Cùng với những người Anh đến trước, họ chiếm lấy đất đai, lùng bắt những thanh niên Da Đỏ để làm nô lệ và giết hết những dân Da Đỏ còn lại. Thế nhưng bộ tộc Pequot đã không đồng ý với hiệp ước hòa giải mà Squanto đã điều đình được. Họ chống đối lại người Anh. Cuộc chiến tranh Pequot đã là một cuộc chiến tranh tàn khốc nhất của người Da Đỏ từng làm.
123NextView as Single Page
Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story
If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.