ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits: 1,687,829,561
Stories: 8,390,529
Profile image
0
0
Tác giả: ZeroEnergyVN
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước: 1
24h trước: 1
Tổng số: 51
Biến đổi khí hậu: Sự lạnh đi toàn cầu
Wednesday, July 13, 2016 17:40
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.
Tỷ lệ mây che phủ (%) từ 1983 đến 2010 (đường màu xanh). Đường màu tím hiển thị giá trị trung bình. Đường thẳng đứng màu đỏ đánh dấu năm 2000 khi tỷ lệ mây che phủ bắt đầu tăng.
Lưu ý rằng các yếu tố và cơ chế liên quan trong hiện tượng lạnh đi toàn cầu có thể không hoạt động một cách tuyến tính. Khoa học về thời tiết là một trong những ngành khoa học đầu tiên thừa nhận khái niệm “hiệu ứng con bướm”. Những nguyên nhân tưởng chừng rất nhỏ trên thực tế có thể dẫn đến những hiệu ứng rất lớn, và hai yếu tố tưởng chừng độc lập có thể hoạt động tương hỗ với nhau và đem lại những kết quả to lớn không thể ngờ. Các hiện tượng thời tiết có bao gồm hiệu ứng ngưỡng và vòng phản hồi. Một hiện tượng thời tiết phi tuyến tính đã được nghiên cứu kỹ là hiệu ứng suất phản chiếu băng, nơi mà nguyên nhân và kết quả cộng hưởng và khuếch đại lẫn nhau:
Tuyết và băng có màu trắng và phản xạ ánh sáng rất mạnh. Chúng có cái mà các nhà khoa học gọi là suất phản chiếu rất cao – đó là số đo lượng ánh sáng mà một bề mặt phản xạ lại. Khoảng từ 70 đến 80 phần trăm tia nắng mặt trời gặp phải bề mặt đông cứng này sẽ bị bắn ngược trở lại không gian vũ trụ. Vậy là đất đai hay nước ở dưới tấm chăn băng giá ấy không có cơ hội hấp thụ mấy bức xạ mặt trời. . . trong khi mặt nước biển và mặt đất bình thường có màu đen hơn và hấp thụ ánh nắng mặt trời một cách dễ dàng. 
Bây giờ tưởng tượng một ít nhiệt được cho thêm vào hệ thống. Đấy chính là điều đang xảy ra trong thực tế; các nhà khoa học nói rằng nhiệt độ trung bình ở Alaska đã tăng lên 4 độ F kể từ những năm 1950. Với nhiệt độ ấm hơn, một số tuyết và băng tan ra, để lộ mặt đất hoặc mặt nước màu đen hơn ở dưới. Những bề mặt này có suất phản chiếu thấp hơn nhiều – ví dụ mặt nước chỉ phản xạ ít hơn 10 phần trăm năng lượng mặt trời rơi vào nó. Vậy là vùng đất đó hấp thụ nhiều nhiệt lượng hơn. 
Thế là một vòng phản hồi bắt đầu hoạt động. Bề mặt sẫm hơn hấp thụ nhiều nhiệt lượng hơn nên nhiều tuyết và băng tan chảy hơn. Nhiều bề mặt sẫm hơn được bộc lộ ra, dẫn đến sự hấp thụ nhiều nhiệt lượng hơn nữa, tuyết và băng lại càng tan chảy nhiều hơn nữa, và cứ thế. Chỉ cần sự gia tăng nhiệt độ nhỏ cũng đủ để khởi động vòng phản hồi này. Hiệu ứng ngược lại cũng có thể xảy ra; một sự suy giảm nhiệt độ nhỏ sẽ dẫn đến nhiều tuyết và băng, rồi dẫn đến nhiều bức xạ mặt trời bị phản xạ trở lại không gian vũ trụ, rồi dẫn đến nhiệt độ lạnh hơn, rồi dẫn đến nhiều tuyết và băng hơn, và cứ thế. Các nhà khoa học mô tả sự khởi đầu của các kỷ băng hà trong quá khứ theo cách như vậy.Hiệu ứng suất phản chiếu băng còn có thể được tăng cường bởi hiệu ứng “ấm lên/lạnh đi dội lại” do sự nóng lên toàn cầu (không do con người gây ra) mà hành tinh chúng ta trải qua trong hầu hết thế kỷ 20. Sự nóng lên này đã làm bay hơi một lượng nước khổng lồ từ các đại dương, biển, hồ, tuyết, băng và sông ngòi. Sự lạnh đi toàn cầu bắt đầu vào khoảng đầu thế kỷ này, nhưng nhiệt độ trung bình vẫn còn cao và vẫn còn lượng hơi nước rất lớn trong khí quyển (xem hình dưới). 
Độ ẩm không khí tại mực nước biển từ năm 1948. Lưu ý rằng cùng với sự nóng lên toàn cầu, độ ẩm tăng đều từ 1948 đến 2004. Từ đó tới nay, sự gia tăng này, cũng như sự nóng lên toàn cầu, đã dừng lại.
Với lượng hơi ẩm lớn như vậy trong khí quyển, một mùa đông rất lạnh có thể làm ngưng tụ rất nhiều hơi nước, dẫn đến một lớp phủ băng và tuyết rộng khắp. Lớp phủ đó có thể làm tăng hiệu ứng suất phản chiếu băng lên đến mức mà hành tinh chúng ta không còn khả năng ấm trở lại khi “mùa xuân” tới và do đó trải qua một mùa đông kéo dài nhiều năm. 
Thêm vào đó, hơi nước là loại “khí nhà kính” có ảnh hưởng lớn nhất (chiếm tới 95% hiệu ứng nhà kính). Sự lạnh đi và ngưng tụ hơi nước có nghĩa là sẽ có ít hiệu ứng nhà kính hơn. Đến lượt nó, ít hiệu ứng nhà kính hơn dẫn đến khí hậu lạnh hơn. Trong hình dưới, chúng ta có hai vòng phản hồi (vòng hiệu ứng nhà kính và vòng hiệu ứng suất phản chiếu) tăng cường lẫn nhau và là những ứng cử viên tiềm năng đóng góp vào sự lạnh đi toàn cầu. 
Sự tương tác giữa vòng phản hồi hiệu ứng nhà kính và vòng phản hồi suất phản chiếu đóng góp vào sự lạnh đi toàn cầu.
Vòng phản hồi và hệ thống phi tuyến tính có thể giải thích một phần tại sao các kỷ nguyên băng hà bắt đầu nhanh hơn nhiều so với người ta dự tính trước đây. Cho đến gần đây, các nhà khoa học tin rằng kỷ nguyên băng hà vừa qua – cái đã quét sạch voi mamút và nhiều loài khác khoảng 12.800 năm trước, và có những bằng chứng rất mạnh mẽ về sự bắn phá của sao chổi – cần khoảng 10 năm để phủ kín châu Âu. 
Những nghiên cứu bổ sung bởi William Patterson từ trường Đại học Saskatchewan bao gồm việc phân tích các mẫu bùn dưới lòng sâu từ Lough Monreagh ở County Clare, Ireland, tiết lộ rằng bắc bán cầu có thể đã bị ném vào kỷ nguyên băng hà trong khoảng thời gian chỉ có ba tháng. Patterson mô tả sự thay đổi đột ngột không ngờ này như sau:
Nó giống như là lấy Ireland ngày nay và mang nó lên tận Svalbard, tạo ra điều kiện khí hậu băng giá trong một khoảng thời gian rất ngắn.Bản chất phi tuyến tính của hệ thống khí hậu Trái Đất khiến ảnh hưởng gây ra bởi tất cả những thay đổi liệt kê ở trên rất khó dự đoán, và chúng có nhiều khả năng hoạt động bổ sung cho nhau. Do vậy, rất có thể hiệu ứng tổng thể của những thay đổi đó vượt xa hiệu ứng của từng thay đổi một. 
Vì lý do này, sự lạnh đi toàn cầu có thể tiến triển mạnh mẽ và nhanh chóng hơn nhiều so với những gì chúng ta dự tính.
Bài viết được đăng bởi http://www.zeronews.us

Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo

Prev123View as Single Page
Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story
If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.